Bài viết đánh giá các quy định của Luật thương mại năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành về hoạt động nhượng quyền thương mại. Tác giả chủ yếu bình luận thực tiễn thi hành pháp luật về các vấn đề: Khái niệm thuật ngữ “nhượng quyền thương mại”, chủ thể của quan hệ nhượng quyền thương mại, nội dung chính của hợp đồng nhượng quyền thương mại. Từ đó, tác giả đề xuất sửa đổi một số quy định Luật thương mại năm 2005 và văn bản pháp lý có liên quan.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoàn thiện pháp luật về nhượng quyền thương mại ở Việt Nam HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM Vũ Thị Hoà Như1 Tóm tắt: Bài viết đánh giá các quy định của Luật thương mại năm 2005 và cácvăn bản hướng dẫn thi hành về hoạt động nhượng quyền thương mại. Tác giả chủ yếubình luận thực tiễn thi hành pháp luật về các vấn đề: khái niệm thuật ngữ “nhượngquyền thương mại”, chủ thể của quan hệ nhượng quyền thương mại, nội dung chínhcủa hợp đồng nhượng quyền thương mại. Từ đó, tác giả đề xuất sửa đổi một số quy địnhLuật thương mại năm 2005 và văn bản pháp lý có liên quan. Từ khoá: nhượng quyền thương mại, Luật thương mại, hợp đồng nhượng quyềnthương mại Những năm gần đây, nhượng quyền thương mại (NQTM) không còn xa lạ và làhoạt động có sức hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Nhìn lại cả quá trình pháttriển, hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam ngày càng khởi sắc và được đánh giá làmột thị trường đầy hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh các thương hiệutrong nước nhượng quyền nổi tiếng như Cà phê Trung Nguyên, Phở 24, Kinh Đô, đãxuất hiện các thương hiệu nổi tiếng ở nước ngoài như KFC, Lotteria, Jollibee,Mcdonalds, cà phê Starbucks được nhượng quyền tại nhiều tỉnh thành của Việt Nam.Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường nhượng quyền thương mại, việc ban hành cácvăn bản pháp luật điều chỉnh về hoạt động NQTM là điều vô cùng cần thiết. Dưới gócđộ pháp lý, trước năm 2005, hầu như chưa có một văn bản pháp luật nào đề cập mộtcách trực tiếp tới NQTM. Có thể nói, hoạt động NQTM ở Việt Nam mới chỉ được chínhthức điều chỉnh trong Luật Thương mại 2005 cùng với một số văn bản hướng dẫn thihành. Không thể phủ nhận, Luật Thương mại 2005 ra đời đánh dấu một bước phát triểnmới cho hệ thống pháp luật NQTM củaViệt Nam. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiệnnay, sau 15 năm ban hành, các quy định này đã mất đi tính thời sự và không còn phùhợp với tình hình phát triển của hoạt động nhượng quyền đã ngày càng phức tạp và mớimẻ. Do đó, việc rà soát, đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về NQTM và đề xuất cácgiải pháp sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật là điều cần thiết trong bối cảnh hiện nay.1 ThS, Đại học Luật Hà Nội 254Trong phạm vi bài viết, tác giả chủ yếu đánh giá việc thực thi pháp luật về NQTM dướigóc độ là một hoạt động thương mại, được điều chỉnh bởi Luật thương mại (2005) vàcác văn bản hướng dẫn. 1. Thực tiễn thi hành pháp luật về nhượng quyền thương mại theo Luậtthương mại năm 2005 và văn bản hướng dẫn thi hành Một là, hệ thống pháp lý về NQTM còn chưa thống nhất và mang tính rải rác Hiện nay, Luật thương mại năm 2005 là văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhấtđiều chỉnh hoạt động NQTM. Tuy nhiên, chỉ với 8 điều luật (Điều 284 đến Điều 291,Luật thương mại không thể bao quát được mọi khía cạnh pháp lý của hoạt động NQTM.Do đó, các văn bản dưới luật đã được ban hành tương đối nhiều để hướng dẫn thi hànhluật. Có thể kể tên một số văn bản cơ bản như sau : nghị định của Chính phủ số35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt độngNQTM, Thông tư của Bộ thương mại số 09/2006/TT-BTM ngày 25/5/2006 hướng dẫnđăng ký hoạt động NQTM, Nghị định của Chính phủ số 120/2011/NĐ-CP ngày16/12/2011 sửa đổi, bổ sung một số thủ tục hành chính tại một số Nghị định của Chínhphủ quy định chi tiết Luật thương mại trong đó có Nghị định số 35, Nghị định của Chínhphủ số 08/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 sửa đổi một số nghị định liên quan đến điềukiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. Nhưvậy, đây là những văn bản điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại dưới góc độhẹp - luật chuyên ngành. Nếu xét trên góc độ rộng thì hệ thống văn bản luật còn đượcmở rộng ra nhiều hơn với sự tham gia của Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Cạnh tranhnăm 2018, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2019, Luật Đầu tư năm2020 và các Nghị định hướng dẫn về nghĩa vụ tài chính của các chủ thể trong quan hệNQTM. Do đó, có thể đánh giá hệ thống pháp luật về NQTM còn đang nằm rải rác ởcác văn bản khác nhau và thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan chuyên ngành,dẫn đến tình trạng dẫm chân lên nhau trong phạm vi cũng như đối tượng điều chỉnhgiữa các luật với nhau. Hay nói cách khác, các quy định về NQTM chưa có sự thốngnhất và phân chia hợp lý. Điều này phần nào gây ra khó khăn cho doanh nghiệp khiphải thực thi quy định pháp luật về NQTM. Hai là, khái niệm nhượng quyền thương mại còn mang tính liệt kê và chưathể hiện được bản chất của hoạt động này 255 Luật Thương mại 2005 ra đời đánh dấu một bước tiến quan trọng trong các quyđịnh về NQTM trong pháp luật Việt Nam khi lần đầu tiên đưa ra định nghĩa về hoạtđộng NQTM trong một ...