Danh mục

HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 162.96 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM PERFECTING THE STATUTE OF SOCIALISTORIENTED MARKET ECONOMY OF VIETNAM LÊ THẾ GIỚI Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một vấn đề phức tạp cả về lý thuyết lẫn thực tiễn và chưa có tiền lệ trong lịch sử. Việc nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình nghiên cứu lý luận và đúc kết từ thực tiễn. Bài viết...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM PERFECTING THE STATUTE OF SOCIALIST- ORIENTED MARKET ECONOMY OF VIETNAM LÊ THẾ GIỚI Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một vấn đề phức tạp cả về lý thuyết lẫn thực tiễn và chưa có tiền lệ trong lịch sử. Việc nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình nghiên cứu lý luận và đúc kết từ thực tiễn. Bài viết này thông qua việc phân tích một số hoạt động thực tiễn trong quá trình vận hành nền kinh tế thị trường ở nước ta, góp phần làm rõ một trong những vấn đề chủ yếu là hoàn thiện thể chế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. ABSTRACT Perfecting the statute of the socialist market-oriented economy of Vietnam is a complicated issue both theoretically and practically, which is unprecedented in our history. Understanding the socialist market-oriented economy is a process of studying the theory and real-life experience. Based on some practical activities in operating the market economy in our country, this paper is aimed to clarify one of the major issues, which is the perfection of the socialist market-oriented economy. 1 . Đặ t v ấ n đ ề Đại hội X của Đảng đã khẳng định mô hình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Mô hình này thể hiện mục tiêu phát triển là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ngay từ đầu và trong mọi giai đoạn phát triển; các nguồn lực phát triển và chủ thể tham gia là mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; động lực chung của sự phát triển là đại đoàn kết dân tộc và các động lực kinh tế, chế độ phân phối; yêu cầu giữ vững ổn định chính trị xã hội, độc lập tự chủ về kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế, cơ chế kinh tế và hình thành đồng bộ các yếu tố thị trường, vai trò quản lý nhà nước đối với nền kinh tế, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.[1] Để tiếp tục đổi mới và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cần nhấn mạnh một số vấn đề cơ bản và tiếp tục làm rõ nội hàm của chúng, làm cơ sở cho việc thiết kế chính sách trong quá trình vận hành hệ thống thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Trước hết, để đạt được mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, trong quá trình vận hành nền kinh tế thị trường phải đảm bảo yêu cầu kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội ngay từ đầu và trong mọi giai đoạn phát triển, kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội. Thứ hai, xác định đúng và phân bổ hợp lý, hiệu quả các nguồn lực trong nước cho đầu tư phát triển và kết hợp với việc thu hút các nguồn lực bên ngoài thông qua quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào các định chế toàn cầu và khu vực (WTO, BTA, AFTA,…) theo nguyên tắc giữ vững lập trường tự chủ về kinh tế. Thứ ba, làm rõ từ ba hình thức sở hữu cơ bản (toàn dân, tập thể và tư nhân) hình thành nên các thành phần kinh tế đan xen hỗn hợp giữa các hình hình thức sở hữu, đặc biệt phát triển phổ biến hình thức sở hữu cổ phần. Từ đó khẳng định chủ trương nền kinh tế đa sở hữu, các thành phần kinh tế tồn tại và phát triển lâu dài và đẩy mạnh quá trình dân chủ hóa nền kinh tế, đảm bảo sự công bằng, không phân biệt đối xử giữa các các thành phần kinh tế và tính chất sở hữu của doanh nghiệp. Trong đó, kinh tế nhà nước (doanh nghiệp nhà nước, các nguồn tài nguyên, ngân sách,…) phải giữ vai trò chủ đạo thể hiện ở qui mô và hiệu quả hoạt động cao dựa trên nền tảng vật chất hiện đại, công nghệ và quản lý tiên tiến. Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế nhà nước, các doanh nghiệp cần được sắp xếp, tái cấu trúc theo hướng tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế quốc dân, chủ yếu là các lĩnh vực kết cấu hạ tầng, một số lĩnh vực sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng và các dịch vụ công ích, còn lại cần được cổ phần hóa với sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế; tiến tới xóa bỏ độc quyền kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước; có cơ chế giám sát và điều tiết đối với các doanh nghiệp có vị thế độc quyền trong kinh doanh. Phát triển mạnh kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực và trình độ tập trung hóa, chuyên môn hóa. Khuyến khích và định hướng phát triển mạnh kinh tế tư nhân như một trong những lực lượng kinh tế chủ yếu trong nền kinh tế thị trường; mở rộng quyền tự do kinh doanh theo pháp luật của mọi công dân trong các lĩnh vực kinh doanh mà luật pháp không hạn chế. 2. Thể chế kinh tế thị trường Thể chế bao gồm các luật lệ, qui tắc xã hội, từ cấp quốc gia, liên quốc gia đến các cộng đồng nhỏ nhất, được lập ra để khuyến khích, ca ngợi, khen thưởng hay lên án, trừng phạt, ngăn cấm, ràng buộc, nhờ vậy mà tác động đến tư duy và hành động (cách nghĩ, cách cảm, cách làm, cách sống) của con người trong xã hội ấy. Như vậy, thể chế bao gồm; (1) thể chế của Nhà nước (hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư, chỉ thị, quyết định của cơ quan nhà nước) và thể chế phi nhà nước (phong tục, tập quán, chuẩn mực xã hội; (2) các tổ chức (trong lĩnh vực kinh tế là các chủ thể kinh tế, như doanh nghiệp, người tiêu dùng,…); (3) cơ chế vận hành (các phương tiện, phương pháp mà tổ chức và con người sử dụng để thực thi thể chế, như cơ chế phân cấp quản lý kinh tế, cơ chế phối hợp, cơ chế tham gia,...) và ( ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: