Danh mục

Hoàng Phủ Ngọc Tường nói về Ai đã đặt tên cho dòng sông

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 120.83 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau gần 1/4 thế kỷ ra đời, năm 2008, bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường chính thức được tuyển vào sách ngữ văn lớp 12 với tư cách là nhà văn và tác phẩm tiêu biểu cho thể loại ký VN đương đại. Nhân sự kiện này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với nhà văn tại nhà riêng của ông ở Huế. Đó là một buổi chiều mùa thu năm 1984 ở vườn An Hiên - nơi Hoàng Phủ Ngọc Tường thường ngồi ngắm sông Hương và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoàng Phủ Ngọc Tường nói về Ai đã đặt tên cho dòng sông Hoàng Phủ Ngọc Tường nói về Ai đã đặt tên cho dòng sông Sau gần 1/4 thế kỷ ra đời, năm 2008, bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông củanhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường chính thức được tuyển vào sách ngữ văn lớp 12 vớitư cách là nhà văn và tác phẩm tiêu biểu cho thể loại ký VN đương đại. Nhân sự kiệnnày, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với nhà văn tại nhà riêng của ông ở Huế. Đó là một buổi chiều mùa thu năm 1984 ở vườn An Hiên - nơi Hoàng PhủNgọc Tường thường ngồi ngắm sông Hương và đọc sách. Qua ô cửa ngôi nhà cổ,dòng sông hiện ra với vẻ đẹp bãng lãng của một ít buồn, một ít lạnh, một ít gió... NhưVương Bột đời Đường đứng tựa mái hiên nhìn sông dài tự nó trôi đi trong bài phúĐằng Vương các. Trong giây phút cảm xúc trào dâng cùng sự giao hòa giữa thiênnhiên, ông đã đặt bút viết bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông. Tác phẩm được đăngtrên tạp chí Sông Hương ngay sau đó. * Thưa nhà văn, ông nghĩ gì khi bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông được đưavào giảng dạy trong trường học sau hơn 20 năm ra đời? - Hoàng Phủ Ngọc Tường: Quả thật tôi rất ngạc nhiên khi giáo sư Trần ĐìnhSử gọi điện báo là bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông sẽ được tuyển vào sách giáokhoa. Chưa bao giờ tôi nghĩ có một ngày tác phẩm của mình sẽ được đưa vào giảngdạy ở trường học. Ông ấy còn yêu cầu tôi cắt bớt vì tác phẩm dài quá, nhưng tôi trả lờilà không thể tự cắt được bởi tác phẩm cũng như một cơ thể hoàn chỉnh, không thể cắtbỏ đi phần này hay phần khác. Tùy người tuyển chọn muốn cắt thế nào thì cắt. Tôi cũng có hỏi là đã có bút ký của Nguyễn Tuân rồi, vì sao lại chọn thêm tácphẩm của tôi, GS Sử nói Nguyễn Tuân đại diện cho thế hệ tiền chiến, còn tác phẩmcủa tôi đại diện cho thể ký VN đương đại. * Và ông có xem lại tác phẩm của mình trong sách giáo khoa? - Tôi chưa xem dù có được gửi tặng một quyển. Tôi sợ phải nhìn thấy tác phẩmbị cắt một đoạn nào đó thì rất đau lòng. Mới đây, một cô giáo ở đồng bằng sông CửuLong sau khi được tập huấn chương trình thay sách giáo khoa đã điện hỏi tôi là làmsao nhà văn lại mô tả được dòng sông một cách toàn diện như thế. Tôi nói là nhờ sựtrợ giúp của bản đồ. Tôi cũng đã nhiều lần theo đò, ngược sông Hương từ hạ lưu đếnthượng nguồn. Và không biết bao nhiêu lần nhìn ngắm con sông. Có những lúc Huếvừa ra khỏi những cơn lũ, con sông hiện ra với vẻ bất động nhưng rồi nó lại trở về vớivẻ mềm mại thường ngày... Có lẽ đó là tất cả những gì tôi đã gắn bó với Huế sau hơn40 năm nên tác phẩm dù chỉ viết trong 10 ngày nhưng tôi đã nghĩ về nó bằng nửa cuộcđời của mình. * Không phải tác phẩm nào được tuyển vào sách giáo khoa cũng dễ hiểu, dễcảm nhận với học sinh. Ông nghĩ như thế nào về Ai đã đặt tên cho dòng sông? - Mới đây, một trường đại học ở Huế có gửi cho tôi một tập luận văn của sinhviên về bút ký này. Tôi đọc và cũng hơi chạnh lòng bởi có lẽ không phải do tác phẩmkhó hiểu mà là cảm nhận của lớp trẻ hình như còn thiếu độ sâu của tâm hồn. Nhưngnhư thế cũng đã quý rồi, bởi người ta đã đọc mình mà một nhà văn thì có mong mỏi gìhơn là tác phẩm của mình được đọc. * Nhân đây, xin hỏi ông có nhận xét gì về cách tuyển tác giả, tác phẩm vàosách giáo khoa như lâu nay? - Tôi thấy trong sách giáo khoa có những tác phẩm như Cái sân gạch của ĐàoVũ dài quá, mà nội dung chỉ xoay quanh hình ảnh cái sân gạch khi nông thôn đi vàohợp tác xã. Nay cái sân gạch ấy không còn nữa, bởi phương thức cái sân gạch khôngcòn phù hợp. Cho nên có thể, đến một lúc nào đó, Ai đã đặt tên cho dòng sông cũng sẽbị lãng quên như Cái sân gạch vì tôi viết bút ký này khi còn trẻ, mà cuộc sống thìchuyển động không ngừng. * Trong gia tài sáng tác của mình, ông xếp bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sôngở vị trí nào? - Đây là bút ký dài nhất và tâm huyết nhất của tôi về Huế. Tôi đã mang cả tâmhuyết vẽ nên một dòng sông y như nó vốn có. (Dòng sông của văn hóa, lịch sử, huyềnthoại... với vẻ đẹp thật của thiên nhiên và có tính nhân văn). Đó là một thứ tài sản tôimuốn gửi lại cho thế hệ mai sau với lời nhắn gửi: sông Hương như một viên ngọc quýmà thiên nhiên đã ban tặng cho Huế. Hãy bảo vệ vẻ đẹp ấy để nó trường tồn mãi mãi,đừng tham vọng tác động làm thay đổi nó dù điều này không phải dễ... * Vậy có dịp nhìn lại, ông thấy con sông Hương bây giờ có khác với con sôngHương của hơn 20 năm về trước? - Bây giờ cầu Trường Tiền đã khác trước. Con thuyền rồng trên sông Hươngcũng không phải là con thuyền rồng của thời Huyền Trân công chúa... Dần dần có vẻnhư những tác động bên ngoài đang làm cho sông Hương không còn giữ được phongthái thư nhàn và mềm mại như xưa. Nếu không quyết tâm giữ gìn sông Hương nhưmột bản năng của người Huế thì có thể đến một lúc nào đó, con sông Hương mà tôitừng vẽ nên bằng cả tâm huyết ấy sẽ chỉ còn trong tâm tưởng... ...

Tài liệu được xem nhiều: