Danh mục

Hoạt động chuyển giao quyền đánh giá cho sinh viên trong công tác đào tạo kỹ năng mềm tại UFM: Một số kinh nghiệm và kết quả trong môi trường đào tạo trực tuyến

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 940.84 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu "Hoạt động chuyển giao quyền đánh giá cho sinh viên trong công tác đào tạo kỹ năng mềm tại UFM: Một số kinh nghiệm và kết quả trong môi trường đào tạo trực tuyến" thử nghiệm một hướng đi khác là chuyển giao quyền đánh giá bài tập quá trình cho sinh viên thay vì là giảng viên đánh giá. Việc thử nghiệm đã được tiến hành với hơn 400 sinh viên thuộc nhiều lớp đào tạo kỹ năng mềm khác nhau trong 2 học kỳ giữa và cuối năm 2021 tại trường Đại học Tài chính – Marketing trong môi trường đào tạo trực tuyến trên Microsoft Teams với công cụ hỗ trợ Padlet. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoạt động chuyển giao quyền đánh giá cho sinh viên trong công tác đào tạo kỹ năng mềm tại UFM: Một số kinh nghiệm và kết quả trong môi trường đào tạo trực tuyến Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO QUYỀN ĐÁNH GIÁ CHO SINH VIÊN TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM TẠI UFM: MỘT SỐ KINH NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ TRONG MÔI TRƯỜNG ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN ThS. Trần Hữu Trần Huy1 TÓM TẮT Hoạt động giảng dạy nếu muốn đạt chất lượng thì không thể thiếu các hoạt động đánh giá đa dạng. Công tác đào tạo kỹ năng mềm tại Trường Đại học Tài chính – Marketing cũng vậy, thậm chí các hoạt động và bài tập trong đánh giá quá trình có số lượng rất phong phú và hình thức hết sức đa dạng tùy theo đặc thù của từng môn học. Tuy nhiên, đa phần từ trước đến nay hoạt động đánh giá chủ yếu là do giảng viên đánh giá sinh viên. Trong nghiên cứu này, tác giả thử nghiệm một hướng đi khác là chuyển giao quyền đánh giá bài tập quá trình cho sinh viên thay vì là giảng viên đánh giá. Việc thử nghiệm đã được tiến hành với hơn 400 sinh viên thuộc nhiều lớp đào tạo kỹ năng mềm khác nhau trong 2 học kỳ giữa và cuối năm 2021 tại trường Đại học Tài chính – Marketing trong môi trường đào tạo trực tuyến trên Microsoft Teams với công cụ hỗ trợ Padlet. Kết quả thu được của nghiên cứu thực nghiệm thông qua khảo sát sau thực nghiệm đã cho thấy những tín hiệu hết sức khả quan. TỪ KHÓA Đánh giá quá trình; Giao quyền đánh giá cho sinh viên; Mô hình đánh giá kỹ năng mềm. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đánh giá trong quá trình đào tạo là việc mà hầu hết các giảng viên đều dành thời gian để làm bởi nếu không có đánh giá thì giảng viên không thể cung cấp phản hồi cho sinh viên và cho chính giảng viên (Moon, 2000). Có nhiều loại đánh giá như đánh giá khởi đầu (Initial assessment), đánh giá quá trình (Formative assessment) và đánh giá cuối kỳ (Sumative assessment) và cũng có nhiều phương thức, công cụ đánh giá cho các loại đánh giá này. Tuy nhiên, trên thực tế người giảng viên đánh giá kết quả học tập của sinh viên thông qua các bài kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ và sinh viên chưa được trao quyền tự đánh giá năng lực trừ khi có sự cho phép của giảng viên. Hay nói cách khác, việc kiểm tra đánh giá này được thực hiện một chiều (giảng viên đánh giá sinh viên) mà chưa có sự đánh giá giữa sinh viên với nhau hoặc sinh viên tự đánh giá bản thân. Vì vậy, sinh viên ít có cơ hội tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong quá trình học trong lớp và kể cả ngoài lớp. Nếu họ được tự đánh giá, họ sẽ nhận thức được sự tiến bộ của chính bản thân và họ hiểu được điều cần phải đạt, kết quả phải đạt được hay là cái đích đến trong quá trình học tập (Mill, 2011). Sinh viên sẽ dần dần biết cách tự học và năng lực học tập được nâng cao và vì vậy họ mới có thể đạt được kết quả tốt vào cuối khóa học. Khi đó các phương pháp giảng dạy mới có thể phát huy tác dụng và hiệu quả. 1 Viện Nghiên cứu kinh tế ứng dụng, Trường Đại học Tài chính-Marketing Ngày 23 tháng 10 năm 2021 7 Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện Hơn thế, khi quan điểm lấy sinh viên làm trung tâm được đề cao trong quá trình dạy học thì sinh viên cần được biết họ sẽ học những gì, thực hành và vận dụng như thế nào, và liệu rằng họ có thể tự đánh giá được việc học của mình trong quá trình học tập hay không. Theo mô hình dạy học minh họa Bloom của Trung tâm dạy và học Bok Center thuộc đại học Havard (Bok Center for Teaching and Learning), mục đích của việc học gồm sáng tạo (creating), đánh giá (evaluating) và phân tích (analyzing). Trong đó, đánh giá là trung tâm của sáng tạo và phân tích. Nhận thấy sự đổi mới trong quan điểm giáo dục của thế giới, Bộ Giáo dục và Đào tạo liên tục nhiều năm đổi mới từ 2014 đến 2017 và 2018 các chương trình phát triển giáo dục phổ thông tổng thể, giáo dục trung học sơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng, đại học đã luôn nêu rõ quan điểm đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, cụ thể chuyển từ đánh giá chú trọng nội dung sang đánh giá năng lực vận dụng một cách tổng hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ của sinh viên để giải quyết một nhiệm vụ học tập (Nguyễn Thành Ngọc Bảo, 2017). Định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả của sinh viên có các nội dung quan trọng: phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ, giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh,…; chuyển từ chủ yếu đánh giá kết quả cuối môn học sang sử dụng các loại hình thức đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ sau từng chủ đề, từng chương nhằm mục đích phản hồi điều chỉnh quá trình dạy học (còn gọi là đánh giá quá trình); chuyển đánh giá từ một hoạt động gần như độc lập với quá trình dạy học sang việc tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học, xem ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: