Danh mục

Hoạt động cố vấn học tập tại Hoa Kỳ và những gợi mở cho giáo dục đại học ở Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 651.50 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hoạt động cố vấn học tập được biết đến sau khi học chế tín chỉ ra đời vào năm 1872 tại Trường Đại học Havard (Hoa Kỳ). Bài viết này cung cấp một cái nhìn tổng quát về hệ thống cố vấn học tập tại Hoa Kỳ nhằm gợi mở những giải pháp mới và hiệu quả trong giáo dục đại học ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoạt động cố vấn học tập tại Hoa Kỳ và những gợi mở cho giáo dục đại học ở Việt NamT¹P CHÝ KHOA HäC  Sè 1/2015 63 HOẠT ĐỘNG CỐ VẤN HỌC TẬP TẠI HOA KỲ VÀ NHỮNG GỢI MỞ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM Ngô Hải Chi1 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Hoạt động cố vấn học tập được biết đến sau khi học chế tín chỉ ra đời vào năm 1872 tại Trường Đại học Havard (Hoa Kỳ). Từ đó đến nay, qua gần 150 năm nghiên cứu và phát triển, hoạt động này đã dần ổn định và chặt chẽ. Đặc biệt, kể từ khi Hiệp hội Cố vấn học tập Quốc gia Hoa Kỳ (NACADA) ra đời vào năm 1979, hệ thống cố vấn học tập đã trở thành tổ chức chuyên nghiệp. Hàng loạt nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động cố vấn học tập đã đem lại hiệu quả cao, hỗ trợ tích cực cho quá trình giáo dục và đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng Hoa Kỳ. Bài viết này cung cấp một cái nhìn tổng quát về hệ thống cố vấn học tập tại Hoa Kỳ nhằm gợi mở những giải pháp mới và hiệu quả trong giáo dục đại học ở Việt Nam. Từ khóa: cố vấn học tập, hoạt động cố vấn học tập, giáo dục đại học, giáo dục quốc tế, giáo dục Hoa Kỳ, hiệp hội cố vấn học tập Hoa Kỳ, giáo dục Việt Nam.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở nước ta, hoạt động cố vấn học tập (CVHT) mới chỉ được quan tâm đến từ vài nămtrở lại đây khi các trường đại học, cao đẳng chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chếsang đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Tuy nhiên, trong thực tế triển khai, mô hình hoạt độngCVHT tại các trường chuyên nghiệp ở Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu chỉ được cải tiến,nâng cấp từ mô hình hoạt động chủ nhiệm lớp của phương thức đào tạo cũ nên bộc lộnhiều hạn chế, không đáp ứng yêu cầu, thậm chí cản trở quá trình vận hành của phươngthức đào tạo mới. Hoạt động CVHT ở Hoa Kỳ, nơi khởi đầu, phát triển và hoàn thiện phương thức đàotạo theo học chế tín chỉ, qua thời gian, đã chứng tỏ sự ưu việt của nó. Nghiên cứu hoạtđộng này, một mặt giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm thực tiễn để so sánh, mặt khác, hémở những gợi ý cho việc tìm kiếm các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống đào tạo theo1 Nhận bài ngày 02.12.2015, gửi phản biện và duyệt đăng ngày 10.12.2015.64 Tr-êng §¹i häc THỦ ĐÔ hµ néihọc chế tín chỉ nói chung và nâng cao chất lượng CVHT trong các trường đại học, caođẳng ở nước ta nói riêng.2. NỘI DUNG 2.1. Bản chất, chức năng, nhiệm vụ của hoạt động cố vấn học tập Quan niệm về hoạt động CVHT của lịch sử giáo dục Hoa Kỳ tồn tại 2 hướng tiếp cậnchủ yếu là: Cố vấn truyền thống (cố vấn quy tắc), cố vấn phát triển (Crookston, 1972) [1].Sự khác biệt chủ yếu của hai hướng tiếp cận này phụ thuộc vào mục tiêu của sự tương tácgiữa người học và người cố vấn. Nếu như hướng tiếp cận truyền thống (quy tắc) chỉ coihoạt động cố vấn là một dịch vụ hỗ trợ nhằm cung cấp thông tin và kí vào các giấy tờmang tính chất thủ tục thì quan niệm về hoạt động CVHT theo hướng tiếp cận phát triển lạicoi hoạt động CVHT như một hoạt động dạy học nhằm hướng tới 3 mục tiêu: phát triểnnăng lực, phát triển tính độc lập, tự chủ và phát triển mục đích cho các sinh viên (SV) ở đạihọc. Theo hướng tiếp cận truyền thống (những năm đầu đào tạo hệ tín chỉ tại Hoa Kỳ),hoạt động CVHT tập trung chủ yếu vào việc cung cấp cho SV thông tin liên quan trực tiếpđến chính sách, chương trình học tập của họ. Phương pháp tương tác chính là “cố vấn quytắc”(Prescriptive Advising), hoạt động cố vấn thường được khởi xướng bởi chính SV vớimục tiêu là để giải quyết vấn đề trước mắt, trả lời câu hỏi ngay lập tức chứ không phải làđóng vai trò quan trọng trong việc giúp họ hình thành mục tiêu dài hạn hơn trong suốt quátrình học tập. Đây là loại hoạt động cố vấn tương đương như mô hình quan hệ bác sĩ - bệnhnhân. Cách tiếp cận kiểu thế này đang được sử dụng trong hầu hết các trường đại học, caođẳng ở Việt Nam hiện nay. Hướng tiếp cận hiện đại sử dụng phương pháp cố vấn phát triển. Sử dụng phươngpháp này, các cố vấn khuyến khích SV tham gia vào các hoạt động học tập ở đại học, giúphọ khám phá và xác định mục tiêu học tập, sự nghiệp của bản thân, những yếu tố dẫn đếnthành công và quan tâm tới quá trình học tập cũng như thành tích của từng SV, đồng thờitạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình tương tác giữa cá nhân và môi trường hay các hoạtđộng nhận thức, ra quyết định, giải quyết vấn đề, quản lí bản thân… trong trường đạihọc. Nó vừa là một quá trình vừa là một sự định hướng. Bên cạnh đó, người cố vấn chủđộng tiếp xúc với SV ở các giai đoạn quan trọng trong quá trình học tập tại trường đại họcngay cả khi không được hỏi hoặc yêu cầu, chẳng hạn trong những ngày đầu SV vàotrường, trước các kì thi, thực tập, kiến tập quan trọng, trước khi tốt nghiệp… ho ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: