Danh mục

Hoạt động công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ trẻ em có khó khăn về tâm lý

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 180.14 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Hoạt động công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ trẻ em có khó khăn về tâm lý tập trung làm rõ nhu cầu của trẻ em trong thời đại ngày nay; những khó khăn tâm lý trẻ em gặp phải trong thời đại ngày nay và một số nội dung khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoạt động công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ trẻ em có khó khăn về tâm lýKỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổiHOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰCCHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM CÓ KHÓ KHĂN VỀ TÂM LÝTS. Mai Thị Kim ThanhBộ môn CTXH- Khoa Xã hội họcĐHKHXH&NV – ĐHQG Hà NộiTrong bối cảnh xã hội hiện nay, hoạt động công tác xã hội ngày càng được mởrộng. Sự mở rộng của công tác xã hội diễn ra ở mọi lĩnh vực, trong đó lĩnh vực chămsóc, bảo vệ trẻ em đang chiếm một vị trí quan trọng trong sự phát triển ngành. ViệtNam là nước đầu tiên tại Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ướcquốc tế về Quyền trẻ em. Điều này càng thể hiện rõ hơn định hướng lâu dài của côngcuộc chăm sóc, bảo vệ trẻ em, mà trong đó, công tác xã hội là một công cụ không thểthiếu và công cụ này đang biến đổi từng ngày.1. Nhu cầu của trẻ em trong thời đại ngày nayTrước hết, ta cần có những hiểu biết cơ bản về nhu cầu của trẻ em trong thời đạingày nay. Căn cứ vào 5 bậc thang nhu cầu theo mô hình của Maslow (được xếp theo thứ tựtính cấp thiết phổ biến nhất trong xã hội), ta thấy rõ ràng rằng cá nhân nào cũng có nhữngnhu cầu đáp ứng đời sống tinh thần chứ không chỉ là nhu cầu vật chất. Dù là một đứa trẻ thìbản thân đứa trẻ đó cũng luôn tồn tại nhu cầu được yêu thương, tôn trọng,… Bởi vậy khikhông được đáp ứng những nhu cầu này (kể cả khi nhu cầu vật chất được đáp ứng đầy đủ)thì tất yếu mặt tinh thần đứa trẻ sẽ nảy sinh vấn đề theo chiều hướng tiêu cực. Đó chính lànhu cầu chính đáng của trẻ em nhưng chính nhu cầu này lại đang bị lãng quên. Trẻ emngày nay không chỉ biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan mà các em còn cần đượcđón nhận sự yêu thương, tôn trọng, chia sẻ của người lớn và bạn bè.“Bố mẹ em chẳng bao giờ quan tâm tới con cái. Bố mẹ em thường đi làm từ sángvà trở về nhà vào tối muộn. Nhiều khi em phải tự quyết mọi việc vì bố mẹ em không cóthời gian dành cho em. Bố mẹ em cứ nghĩ chu cấp tiền cho em thế là đủ, mọi việc kháckhông hề quan tâm tới. Khi em có lỗi thì bố mẹ mắng, chửi và cho là em hư, không biếtthương bố mẹ phải vất vả tối ngày, bố mẹ em đâu có biết rằng em cần sự chia sẻ, cầnsự quan tâm. Em cảm thấy lạc lõng giữa gia đình”. (Nam, 17 tuổi)Đại học Đồng Tháp 31Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổiBất kì đứa trẻ nào cũng cần có những nhu cầu cơ bản, cũng cần được đảm bảomột nơi ở an toàn, được chăm sóc đầy đủ về dinh dưỡng, sức khỏe, được yêu thương,chăm sóc, được thụ hưởng một nền giáo dục đầy đủ, được bảo vệ tránh khỏi nhữnghiểm nguy, đe dọa. Nhu cầu của trẻ em là nhu cầu toàn diện như bất kì con người ở lứatuổi nào, không chỉ được gói gọn trong vấn đề chăm sóc, bảo vệ về mặt thể chất mà cảtinh thần, không chỉ cần đảm bảo nhu cầu vật chất mà cả nhu cầu xã hội.2. Những khó khăn tâm lý trẻ em gặp phải trong thời đại ngày nayTrước những nhu cầu toàn diện của trẻ, ta thấy rằng nếu khả năng đáp ứng nhucầu của trẻ không được đáp ứng tất yếu sẽ nảy sinh vấn đề. Vấn đề của trẻ xuất phát từsự đáp ứng không phù hợp với nhu cầu rất đa dạng ở từng trẻ. Thế nhưng trong thực tếcuộc sống ngày nay, trẻ em phải đối phó với nhiều khó khăn trong cuộc sống, dẫn đếnnhững khó khăn trong tâm lý của các em. Khó khăn ấy có thể là những khó khăn về vậtchất dẫn đến sự khó khăn trong đáp ứng những nhu cầu tinh thần của trẻ. Đến tháng12/2008, Việt Nam có 1,4 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Trong đó những em nàytập trung chủ yếu ở vùng có điều kiện khắc nghiệt, kém phát triển. Thậm chí ngay giữanhững đô thị phát triển, những thành phố lớn, vẫn còn nhiều trẻ em lang thang, trẻ emlao động sớm do hệ quả của đói nghèo khiến các em không được đảm bảo những điềukiện tối thiểu cho một cuộc sống bình thường. Những điều này cản trở trẻ thực hiệnquyền sống còn và được bảo vệ, chưa nói đến quyền được tham gia, quyền phát triển.Những khó khăn tâm lý của trẻ đôi khi lại không xuất phát từ sự thiếu thốn về vật chấtmà là từ những xung đột, mâu thuẫn xung quanh đời sống của trẻ, từ những người thânthiết nhất với trẻ (bố mẹ, bạn bè,…) hay từ những hệ thống ảnh hưởng mạnh mẽ nhấttới trẻ (gia đình, trường học,…). Theo nhận thức của nhiều người dân hiện nay, việcchăm sóc trẻ em chỉ mới giới hạn ở mức độ đảm bảo nhu cầu vật chất cho các em bằngcách để các em có nơi ở, được ăn uống đầy đủ. Trong khi đó, nhu cầu tinh thần của trẻ đôikhi chưa được chú trọng. Nếu ở gia đình có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ trẻ phải vật lộnkiếm sống không có thời gian bày tỏ tình cảm, sự yêu thương với con cái thì ở một số giađình khá giả, trẻ đôi khi bị bỏ rơi về mặt tình cảm, hoặc bị ép buộc tham gia quá nhiều hoạtĐại học Đồng Tháp 32Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổiđộng (học văn hóa, học thêm, học năng khiếu,…). Cả hai thái cực này đều ảnh hưởng tiêucực tới tinh thần của trẻ.Những khó khăn trên có thể dẫn đến những ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: