Danh mục

Hoạt động đào tạo Hát bội ở thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 269.44 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Hoạt động đào tạo Hát bội ở thành phố Hồ Chí Minh" bàn về công tác đào tạo Hát bội là việc làm hết sức cần thiết trong thời điểm hiện tại. Hoạt động này rất cần sự chung tay góp sức của mọi thành phần trong xã hội (trong đó vai trò quản lý của nhà nước rất quan trọng). Do vậy, cần sự phối hợp tổng lực mới có thể duy trì và phát triển Hát bội, một di sản văn hóa nghệ thuật truyền thống tiêu biểu của Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoạt động đào tạo Hát bội ở thành phố Hồ Chí Minh HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO HÁT BỘI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ThS. Phạm Thái Bình149 Tóm tắt Đào tạo (còn gọi là truyền dạy, hay truyền nghề) là một trong những hoạt động quantrọng trong công tác bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu Hát bội, là “thiên chức”caocả của những người đang thực hành di sản văn hóa truyền thống độc đáo này. Nếu khôngtruyền dạy sẽ không có thế hệ kế thừa, Hát bội không thể tồn tại. Nhưng hiện nay, công tácđào tạo lực lượng diễn viên, nhạc công Hát bội ở Thành phố Hồ Chí Minh đang gặp phảinhững khó khăn. Summary Training (also known as teaching or skill transmission) is one of the essential activitiesin the conservation and promotion of the traditional Vietnamese opera art form. It representsthe noble duty of those practicing this unique cultural heritage. Without proper training andpassing on of skills, there wont be a new generation to inherit and the art of Vietnameseopera cannot continue to exist. However, currently, the training of opera actors andmusicians in Ho Chi Minh City is facing significant challenges. Từ khóa: Hát bội, sân khấu, truyền thống, đào tạo, truyền dạy, nghệ thuật, Nam Bộ. 1. Đặt vấn đề Theo những tài liệu nghiên cứu về lịch sử và văn hóa, nghệ thuật sân khấu Hát bội gọitắt là Hát bội (còn có tên gọi khác là Tuồng, hay Hát bộ) xuất hiện ở nước ta từ rất sớm (thếkỉ thứ XIII). Nghệ thuật Hát bội được truyền từ miền Bắc (Đàng ngoài) đến miền Trung (Đàngtrong) vào thế kỷ thứ XVII và xuất hiện ở vùng đồng bằng Nam Bộ khoảng thế kỷ thứ XVIIIvà XIX. Xưa kia, Hát bội ở miền Nam được trình diễn khắp nơi (từ thành thị cho đến làng quê).Phần nhiều vào dịp Tết cổ truyền, mùa lễ hội, vía bà, cúng đình... Hát bội đã ăn sâu vào nếpsống của người dân Nam Bộ nói chung, cũng như cư dân Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minhnói riêng. Qua bao thế kỷ, Hát bội đã làm tốt vai trò của mình, truyền bá những giá trị truyềnthống tốt đẹp của dân tộc dựa theo nội dung các vở diễn, qua phong cách diễn xuất tài tìnhcủa người nghệ sĩ trên sân khấu.Thông qua tích tuồng, lý tưởng và khát vọng giàu tính nhânvăn dần “hòa nhập” vào đời sống tinh thần của quần chúng nhân dân. Hát bội đã góp phầnquan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển của lịch sử văn hóa dân tộc. Theo dòng chảy chung của nghệ thuật sân khấu truyền thống dân tộc, Hát bội ở miềnNam được nhiều thế hệ nghệ sĩ, nghệ nhân, soạn giả, đạo diễn dày công vun đắp. Họ khôngngừng sáng tạo, phát huy và truyền bá những tinh hoa, tinh túy của di sản sân khấu dân tộc từthế hệ này sang thế hệ khác thông qua các phương thức hoạt động: sáng tác, biểu diễn và đàotạo (còn gọi là truyền dạy, hay truyền nghề). Công tác đào tạo đóng vai trò hết sức quan trọng,149 . Đại học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh 396được xem là “thiên chức” cao cả, là một trong những hoạt động chính yếu của nghệ sĩ Hát bội- những người đang thực hành và nắm giữ tri thức nghề nghiệp. Nếu không chú trọng và thựchiện tốt vai trò đào tạo ắt hẳn những giá trị độc đáo của Hát bội không được phổ biến rộng rãivà nhất định loại hình nghệ thuật truyền thống này không thể tồn tại đến hôm nay. 2. Những dòng chảy đào tạo Hát bội ở Thành phố Hồ Chí Minh Xưa nay, hoạt động đào tạo Hát bội ở Thành phố Hồ Chí Minh luôn diễn ra với nhiềuhình thức khác nhau, ứng với từng giai đoạn lịch sử và hoàn cảnh xã hội cụ thể. * Truyền nghề theo kiểu “cha truyền con nối” Người xưa có câu: “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”. Với nghệ thuậtsân khấu truyền thống nói chung và Hát bội nói riêng, việc ảnh hưởng từ truyền thống giađình cao hơn những ngành nghề khác. Nhìn lại diễn trình hình thành và phát triển Hát bội ởThành phố Hồ Chí Minh cho thấy, không ít gia đình nhiều đời truyền nghề tiếp nối nhau làmrạng danh dòng tộc. Gia tộc cố Nghệ sĩ nhân dân (NSND) Thành Tôn - cha ruột của Nghệ sĩưu tú (NSƯT) Thành Lộc & NSƯT Bạch Long có nhiều đóng góp cho sân khấu Hát bội. Ôngcố của ông là nghệ sĩ (NS) Nguyễn Thành Sĩ (bầu Sĩ), ông nội là nghệ sĩ (NS) Nguyễn ThànhLuông (bầu Luông), ba ruột là nghệ sĩ (NS) Nguyễn Thành Nở (bầu Nở). Hay như gia tộc củacố nghệ sĩ (NS) Huỳnh Mai - mẹ ruột của NSƯT Thành Lộc & NSƯT Bạch Long cũng nhiềuđời theo Hát bội. Ông bà nội của bà là cặp nghệ sĩ Hát bội nổi tiếng Vĩnh - Xuân; Cha ruột lànghệ sĩ (NS) Nguyễn Văn Thắng (bầu Thắng); Anh trai là cố NS Minh Tơ (Ba ruột của cốNSND Thanh Tòng). Ở Thành phố Hồ Chí Minh còn có gia đình của NSƯT Ngọc Khanh có4 đời theo Hát bội. Mẹ của bà là nữ nghệ sĩ tài danh Ba Út, con gái của bà là NS Bích Ngọcvà cháu nội là diễn viên trẻ Khánh Minh, và cháu ngoại là diễn viên nhí Hữu Khang; Gia đìnhNSƯT Linh Hiền cũng có 3 đời theo nghiệp Hát bội. Ông cố của anh là bầu gánh Hát bội nổitiếng đất miền Tây - NS Trịnh Văn Ký, ông nội là NS Trịnh Minh Tốt (bầu gánh Hát bội ởSài Gòn), ba ruột là cố NSƯT Trịnh Văn Khanh (Công Khanh). Ngoài ra, NSND Hữu Danh,NSND Thanh Trang, NSND Xuân Quan, NSƯT Ngọc Nga, NSƯT Hữu Nhi… đều có truyềnthống gia đình theo Hát bội nhiều đời. Tất cả các con cháu được thế hệ trước (ông/bà, cha/mẹ)truyền dạy nghề ca - múa - diễn nhằm tiếp nối truyền thống của gia đình. Bằng kinh nghiệmca diễn (tức kinh nghiệm ca ngâm và diễn xuất) cộng với bản lĩnh xử lý tình huống trên sânkhấu, thế hệ trước trực tiếp thị phạm hướng dẫn thế hệ sau thông qua những vai diễn thực tếtrong các vở tuồng Hát bội. Nhờ công lao truyền dạy của những bậc tiền bối dạn dày kinhnghiệm, họ thành những nghệ sĩ tài năng, là lực lượng nòng cốt kế thừa Hát bội ở Thành phốHồ Chí Minh; góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị quý báu của di sản văn hóa truyềnthống được ra đời cách nay hằng mấy thế kỷ. * Truyền nghề thông qua những lớp tập huấn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: