Cuốn sách này còn phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục, tư vấn pháp luật cho các phạm nhân tại Việt Nam. Trong đó, xác định chủ thể, đối tượng giáo dục, tư vấn pháp luật, các nhu cầu pháp lý của phạm nhân. Ngoài ra, cuốn sách còn phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục, tư vấn pháp luật cho phạm nhân, lồng ghép các đánh giá nhằm nêu bật các hạn chế, bất cập trong hoạt động tổ chức thực hiện giáo dục, tư vấn cho phạm nhân. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 cuốn sách.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoạt động giáo dục và tư vấn pháp luật cho phạm nhân - Thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế: Phần 2 - PGS.TS Đoàn Đức Lương và ThS. Lý Nam Hải
Chương 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC, TƯ VẤN PHÁP LUẬT
CHO PHẠM NHÂN TẠI VIỆT NAM
3.1. Giải pháp đối với các trại giam tại Việt Nam
3.1.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục pháp luật cho
phạm nhân, cần có các giải pháp hoàn thiện pháp luật sau:
3.1.1.1. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật hướng
dẫn tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục pháp luật cho phạm nhân
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục pháp luật
cho phạm nhân trong trại giam bao gồm: Luật Phổ biến, giáo dục pháp
luật năm 2012, Luật Thi hành án Hình sự năm 2010, Thông tư liên tịch
số 02/2012/TTLT-BCA-BQP-BGDĐT ngày 6/2/2012 Hướng dẫn việc tổ
chức dạy văn hóa, giáo dục công dân, phổ biến thông tin thời sự, chính
sách và thực hiện chế độ sinh hoạt, giải trí cho phạm nhân và Thông tư số
39/2013/TT-BCA ngày 10/5/2013 của Bộ Công an quy định về giáo dục
và tư vấn cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù. Những văn bản
quy phạm pháp luật nêu trên là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai
công tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân.
Để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân
cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định của Thông tư liên tịch số
02/2012/TTLT-BCA-BQP-BGDĐT theo hướng tách riêng nội dung giáo
dục công dân và nội dung giáo dục pháp luật thay vì quy định chung tại
Điều 8 của Thông tư này. Bởi vì, theo khoản 1, Điều 28 Luật Thi hành án
hình sự quy định: “Phạm nhân phải học pháp luật, giáo dục công dân và
được học văn hóa, học nghề”. Theo đó, việc học pháp luật phải được đặt
ngang hàng với giáo dục công dân. Cần phải sửa đổi, bổ sung Điều 8
Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BCA-BQP-BGDĐT theo hướng
tách riêng hai nội dung này để các chủ thể giáo dục pháp luật dễ dàng
72
xây dựng các chương trình giáo dục công dân, giáo dục pháp luật phù
hợp, tránh hiện tượng nhầm lẫn hoặc xem nhẹ một trong hai phần nội
dung quan trọng trong công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân.
Năm 2009, Tổng cục VIII đã phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục
Việt Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo) biên soạn Bộ tài liệu “Giáo dục
công dân” gồm 03 tập dành cho 03 đối tượng phạm nhân đang chấp hành
án tại các trại giam thuộc Bộ Công an. Trong Bộ tài liệu này, nội dung
giáo dục pháp luật cho phạm nhân chỉ là một chủ đề thuộc nội dung giáo
dục công dân. Điều đó dễ dẫn đến tình trạng cán bộ giáo dục pháp luật
xem nhẹ phần giáo dục pháp luật và về mặt hình thức trình bày cũng như
tên gọi của Bộ tài liệu “Giáo dục công dân” nhiều người nhầm tưởng
không có phần giáo dục pháp luật. Vì vậy, phải tách chủ đề giáo dục
pháp luật ra khỏi Bộ tài liệu và biên soạn thành tài liệu với tên gọi “Giáo
dục pháp luật cho phạm nhân” trong đó vẫn gồm 03 phần: Phần I dành
cho phạm nhân mới đến trại giam chấp hành án phạt tù, Phần II dành cho
phạm nhân đang chấp hành án phạt tù, Phần III dành cho phạm nhân sắp
chấp hành xong án phạt tù.
Bên cạnh đó, phải thay đổi phần nội dung pháp luật về Thi hành án
phạt tù và Quy chế trại giam trong Bộ tài liệu “Giáo dục công dân” hiện
hành vì chúng đã hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2011 khi Luật
Thi hành án hình sự chính thức có hiệu lực. Việc biên soạn tài liệu “Giáo
dục pháp luật cho phạm nhân” phải kế thừa những nội dung giáo dục
pháp luật phù hợp trong tài liệu “Giáo dục công dân” hiện hành mặc khác
phải bổ sung những nội dung giáo dục pháp luật mới được quy định tại
Khoản 1, Điều 21 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 và Khoản
2, Điều 8 Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BGDĐT
nhằm bảo đảm thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về giáo dục
pháp luật cho phạm nhân tại các trại giam thuộc Bộ Công an.
3.1.1.2. Ban hành văn bản pháp luật quy định về tiêu chuẩn chuyên môn,
nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ giáo dục pháp luật cho phạm nhân
Theo quy định tại khoản 1, Điều 10 Thông tư liên tịch số
02/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BGDĐT ngày 06/02/2012 Hướng dẫn
việc tổ chức dạy văn hóa, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân, phổ
73
biến thông tin thời sự, chính sách và thực hiện chế độ sinh hoạt, giải trí
cho phạm nhân, thì: “Giáo viên dạy pháp luật, giáo dục công dân cho
phạm nhân là lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ làm công tác giáo dục của các
trại giam, trại tạm giam, cơ quan Thi hành án hình sự Công an cấp huyện
có trình độ từ đại học trở lên”. Theo đó, cần có các quy định chi tiết về
tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ giáo dục pháp luật cho phạm
nhân, như: phải có trình độ chuyên môn từ cử nhân luật trở lên; được tập
huấn, bồi dưỡng các chuyên đề về kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, tin học,
phương pháp giảng dạy và các kỹ năng mềm khác (thuyết phục, làm việc
nhóm, soạn giáo án điện tử, kỹ năng đánh giá,...); cần xác định cụ thể lộ
trình để mỗi cán bộ giáo dục pháp luật cho phạm nhân có thể đạt được các
tiêu chuẩn đó. Cùng với đó, những cán bộ, giảng viên được mời về giảng
dạy tại trại giam cũng phải đạt tiêu chuẩn theo quy định.
3.1.1.3. Cần quy định chi tiết về việc kiểm tra, đánh giá, báo cáo, sơ kết,
tổng kết công tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân
Việc kiểm tra, đánh giá, báo cáo, sơ kết, tổng kết công tác giáo dục
pháp luật cho phạm nhân còn chưa phản ánh đúng thực tế công tác giáo
dục pháp luật tại các trại giam. Để đảm bảo cho công tác giáo dục pháp
luật cho phạm nhân đi vào thực chất, chiều sâu cần có các quy định chi
tiết, cụ thể, đánh giá đúng kết quả đạt được của công tác này.
Đầu tiên, cùng với việc các trại giam dùng Bản thu hoạch khảo sát
kết quả học tập pháp luật của phạm nhân để kiểm tra, đánh giá kết quả
giáo dục pháp luật cho phạm nhân thì cần có các quy định chi tiết, cụ thể
về vấn đề tổ chức đánh giá và cho điểm, thông báo công khai kết quả
điểm ...