Hoạt động huy động vốn - kinh nghiệm tại một số ngân hàng thương mại ở Thành phố Hồ Chí Minh
Số trang: 17
Loại file: pdf
Dung lượng: 536.50 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong bài viết "Hoạt động huy động vốn - kinh nghiệm tại một số ngân hàng thương mại ở Thành phố Hồ Chí Minh", tác giả nghiên cứu tình hình hoạt động huy động vốn ở một số ngân hàng thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh và xem đây là những bài học kinh nghiệm huy động vốn cho các ngân hàng thương mại trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoạt động huy động vốn - kinh nghiệm tại một số ngân hàng thương mại ở Thành phố Hồ Chí Minh Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN - KINH NGHIỆM TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TÓM TẮT Trần Văn Biên* Trong tình hình kinh tế thế giới và kinh tế trong nước có những biến động lớn, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Việc huy động chưa thực sự đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn. Vì thế, trong tình trạng khó khăn đó, NHTM cần thiết nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn (HĐV), điều này sẽ giúp NHTM chủ động trong nguồn vốn và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Trong bài viết này, chúng tôi nghiên cứu tình hình hoạt động HĐV ở một số NHTM tại thành phố Hồ Chí Minh và xem đây là những bài học kinh nghiệm HĐV cho các ngân hàng thương mại trong thời gian tới. Từ Khóa: kinh nghiệm, huy động vốn, ngân hàng thương mại, thành phố Hồ Chí Minh MOBILIZING CAPITAL - THE EXPERIENCE OF SOME COMMERCIAL BANKS IN HO CHI MINH CITY ABSTRACT In the world and domestic economic environment, there have been large fluctuations affecting business activities of commercial banking system (banks) in Vietnam. The mobilization has not really met the needs of capital. In such a difficult situation, banks need to improve its operational efficiency in mobilizing capital (MC). This will help banks to be proactive in mobilizing capital and improving its operational efficiency. In this article, we study the operations of some banks in Ho Chi Minh City and consider these as lessons of mobilizing capital for commercial banks in coming years. Keywords: experience, mobilize capital, commercial banking, Ho Chi Minh City * ThS. GV. Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương 14 Hoạt động huy động vốn . . . 1. Tổng quan về ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại (NHTM) là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các loại hình doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể, xã hội và cá nhân, bằng việc huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi hoạt kỳ, tiền gửi định kỳ, tiền phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, đồng thời sử dụng số vốn huy động được để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng là khách hàng trong nền kinh tế. Ngân hàng thương mại là một loại hình định chế tài chính trung gian hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Đây là loại định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường, góp phần tạo lập và cung ứng vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện và thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển. 2. Chức năng của ngân hàng thương mại Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường và hệ thống ngân hàng phát triển, các ngân hàng thương mại thực hiện ba chức năng sau đây: 2.1. Trung gian tín dụng: Trung gian tín dụng là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của ngân hàng thương mại, nó không những cho thấy bản chất của ngân hàng thương mại mà còn cho thấy nhiệm vụ chính yếu của ngân hàng thương mại. Trong chức năng này, ngân hàng thương mại đóng vai trò là người trung gian đứng ra tập trung, huy động các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế ( bao gồm tiền tiết kiệm của các tầng lớp dân cư, vốn bằng tiền của các đơn vị, tổ chức kinh tế,v.v…) biến nó trở thành nguồn vốn tín dụng để cho vay (cấp tín dụng) đáp ứng các nhu cầu vốn kinh doanh và vốn đầu tư cho các ngành kinh tế và nhu cầu vốn tiêu dùng của xã hội. Hình 1.1. Minh họa chức năng trung gian tín dụng của ngân hàng thương mại “Trung gian tín dụng” là chức năng cơ bản được hiểu theo hai khía cạnh sau đây: Ngân hàng thương mại chỉ là người trung gian để chuyển vốn tiền tệ từ nơi thừa (bằng nghiệp vụ nguồn vốn) sang nơi thiếu (bằng nghiệp vụ tín dụng). Các chủ thể tham gia gồm những người gửi tiền vào ngân hàng thương mại và những người vay tiền từ ngân hàng không có mối liên hệ kinh tế trực tiếp nào. Họ không chịu trách nhiệm và nghĩa vụ gì cho nhau cả. Tất cả đều thông qua ngân hàng thương mại, nghĩa là ngân hàng thương mại có trách nhiệm hoàn trả tiền cho người gửi (bất kể người đi vay sử dụng vốn có hiệu quả hay không). Còn người đi vay thì phải có nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. 15 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Ngân hàng không phải là người trung gian tài chính thuần túy, mà là trung gian tín dụng, nghĩa là việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của chức năng này phải theo nguyên tắc “Hoàn trả” vô điều kiện. Cần phân biệt hai khái niệm: Tài chính (Finance) và Tín dụng (Credit). Tài chính là một khái niệm rộng hơn, ở góc độ kinh tế tiền tệ, tài chính được xem như sự tài trợ, sự cung cấp vốn, sự cấp phát, sự cung cấp tiền theo tính chất không bồi hoàn tức là không có sự hoàn trả, đối tượng nhận được sự trợ giúp về tài chính không có nghĩa vụ phải hoàn trả mà chỉ có nghĩa vụ sử dụng tài chính đúng mục đích, đúng yêu cầu và có kết quả cụ thể xác định (chẳng hạn, ngân sách cấp phát tài chính cho các đơn vị hành chính sự nghiệp để chi tiêu; cấp ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoạt động huy động vốn - kinh nghiệm tại một số ngân hàng thương mại ở Thành phố Hồ Chí Minh Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN - KINH NGHIỆM TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TÓM TẮT Trần Văn Biên* Trong tình hình kinh tế thế giới và kinh tế trong nước có những biến động lớn, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Việc huy động chưa thực sự đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn. Vì thế, trong tình trạng khó khăn đó, NHTM cần thiết nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn (HĐV), điều này sẽ giúp NHTM chủ động trong nguồn vốn và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Trong bài viết này, chúng tôi nghiên cứu tình hình hoạt động HĐV ở một số NHTM tại thành phố Hồ Chí Minh và xem đây là những bài học kinh nghiệm HĐV cho các ngân hàng thương mại trong thời gian tới. Từ Khóa: kinh nghiệm, huy động vốn, ngân hàng thương mại, thành phố Hồ Chí Minh MOBILIZING CAPITAL - THE EXPERIENCE OF SOME COMMERCIAL BANKS IN HO CHI MINH CITY ABSTRACT In the world and domestic economic environment, there have been large fluctuations affecting business activities of commercial banking system (banks) in Vietnam. The mobilization has not really met the needs of capital. In such a difficult situation, banks need to improve its operational efficiency in mobilizing capital (MC). This will help banks to be proactive in mobilizing capital and improving its operational efficiency. In this article, we study the operations of some banks in Ho Chi Minh City and consider these as lessons of mobilizing capital for commercial banks in coming years. Keywords: experience, mobilize capital, commercial banking, Ho Chi Minh City * ThS. GV. Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương 14 Hoạt động huy động vốn . . . 1. Tổng quan về ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại (NHTM) là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các loại hình doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể, xã hội và cá nhân, bằng việc huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi hoạt kỳ, tiền gửi định kỳ, tiền phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, đồng thời sử dụng số vốn huy động được để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng là khách hàng trong nền kinh tế. Ngân hàng thương mại là một loại hình định chế tài chính trung gian hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Đây là loại định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường, góp phần tạo lập và cung ứng vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện và thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển. 2. Chức năng của ngân hàng thương mại Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường và hệ thống ngân hàng phát triển, các ngân hàng thương mại thực hiện ba chức năng sau đây: 2.1. Trung gian tín dụng: Trung gian tín dụng là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của ngân hàng thương mại, nó không những cho thấy bản chất của ngân hàng thương mại mà còn cho thấy nhiệm vụ chính yếu của ngân hàng thương mại. Trong chức năng này, ngân hàng thương mại đóng vai trò là người trung gian đứng ra tập trung, huy động các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế ( bao gồm tiền tiết kiệm của các tầng lớp dân cư, vốn bằng tiền của các đơn vị, tổ chức kinh tế,v.v…) biến nó trở thành nguồn vốn tín dụng để cho vay (cấp tín dụng) đáp ứng các nhu cầu vốn kinh doanh và vốn đầu tư cho các ngành kinh tế và nhu cầu vốn tiêu dùng của xã hội. Hình 1.1. Minh họa chức năng trung gian tín dụng của ngân hàng thương mại “Trung gian tín dụng” là chức năng cơ bản được hiểu theo hai khía cạnh sau đây: Ngân hàng thương mại chỉ là người trung gian để chuyển vốn tiền tệ từ nơi thừa (bằng nghiệp vụ nguồn vốn) sang nơi thiếu (bằng nghiệp vụ tín dụng). Các chủ thể tham gia gồm những người gửi tiền vào ngân hàng thương mại và những người vay tiền từ ngân hàng không có mối liên hệ kinh tế trực tiếp nào. Họ không chịu trách nhiệm và nghĩa vụ gì cho nhau cả. Tất cả đều thông qua ngân hàng thương mại, nghĩa là ngân hàng thương mại có trách nhiệm hoàn trả tiền cho người gửi (bất kể người đi vay sử dụng vốn có hiệu quả hay không). Còn người đi vay thì phải có nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. 15 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Ngân hàng không phải là người trung gian tài chính thuần túy, mà là trung gian tín dụng, nghĩa là việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của chức năng này phải theo nguyên tắc “Hoàn trả” vô điều kiện. Cần phân biệt hai khái niệm: Tài chính (Finance) và Tín dụng (Credit). Tài chính là một khái niệm rộng hơn, ở góc độ kinh tế tiền tệ, tài chính được xem như sự tài trợ, sự cung cấp vốn, sự cấp phát, sự cung cấp tiền theo tính chất không bồi hoàn tức là không có sự hoàn trả, đối tượng nhận được sự trợ giúp về tài chính không có nghĩa vụ phải hoàn trả mà chỉ có nghĩa vụ sử dụng tài chính đúng mục đích, đúng yêu cầu và có kết quả cụ thể xác định (chẳng hạn, ngân sách cấp phát tài chính cho các đơn vị hành chính sự nghiệp để chi tiêu; cấp ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hoạt động huy động vốn Ngân hàng thương mại Hoạt động kinh doanh Trung gian tín dụng Kinh tế thị trườngTài liệu liên quan:
-
129 trang 352 0 0
-
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 300 0 0 -
Vai trò ứng dụng dịch vụ công của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
4 trang 273 0 0 -
Điều cần thiết cho chiến lược Internet Marketing
5 trang 256 0 0 -
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường
17 trang 255 0 0 -
7 trang 241 3 0
-
97 trang 233 0 0
-
Nghiên cứu lý thuyết kinh tế: Phần 1
81 trang 226 0 0 -
Tiểu luận ' Dịch vụ Logistics '
18 trang 222 0 0 -
11 trang 219 1 0