Danh mục

Hoạt động M&A trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam: Bằng chứng từ các thương vụ điển hình

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 682.71 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Hoạt động M&A trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam: Bằng chứng từ các thương vụ điển hình" đưa ra những đánh giá về triển vọng M&A trong bất động sản và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động M&A bất động sản tại Việt Nam trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoạt động M&A trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam: Bằng chứng từ các thương vụ điển hình HOẠT ĐỘNG M&A TRONG LĨNH VỰC BẤT ĐỘNG SẢN TẠI VIỆT NAM: BẰNG CHỨNG TỪ CÁC THƯƠNG VỤ ĐIỂN HÌNH ThS. Nguyễn Thanh Lân Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Trên cơ sở thu thập 61 thương vụ M&A điển hình trong lĩnh bất động sản ViệtNam, bài viết đưa ra những phân tích về hoạt động M&A theo từng khía cạnh cụ thể.Kết quả phân tích cho thấy: i) Tính chất hoạt động M&A bất động sản (BĐS) là mualại thông qua chuyển nhượng dự án và cổ phần; ii) Các thương vụ M&A BĐS có giátrị lớn thường có sự tham gia các nhà đầu tư nước ngoài và số lượng các thương vụM&A giá trị lớn có xu hướng tăng; iii) Sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài chiếmưu thế trong các thương vụ M&A điểm hình, trong khi đó, các nhà đầu tư trong nướcđã quan tâm nhiều hơn đến hoạt động M&A;iv) Phân khúc BĐS được thực hiện M&Achủ yếu là BĐS nhà ở và BĐS thương mại (trung tâm thương mại/ bán lẻ và kháchsạn). Từ đó, bài viết cũng đưa ra những đánh giá về triển vọng M&A trong BĐS và đềxuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động M&A BĐS tại Việt Nam trong thờigian tới. Từ khóa: bất động sản, mua bán & sáp nhập, thị trường bất động sản. Abstract On the basis of 61 striking M&A deals collected in real estate, this paperanalyzes M&A activity in Vietnam’s real estate according to some specific aspects.The results show that: i) The feature of M&A activity in real estate is acquiredthrough transferring projects and shares; ii) The great valuable M&A deals haverelations to foreign investors’ participation and upward trend; iii) Theparticipation of foreign investors has surpassed in M&A activity, whereas internalinvestors have paid more attention to M&A; iv) Residential and commercial realestates (including to commercial centers/retail and hotels) have greater proportionin M & A transactions. Thereby, this article also provides some assessments ofprospects for M&A and proposes some recommendations to promote M&A activityin Vietnam real estate in future. Key words: real estate, mergers and acquisitions (M&A), real estate market. 798 1. Đặt vấn đề Trên thế giới, các hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) được hình thành khá sớm,phổ biến ở những quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển và trải qua nhiều thăng trầm.Sự ra đời của hoạt động M&A được khởi nguồn từ cuối thế kỷ XIX, đi đầu là hoạt độngM&A trong lĩnh vực ngân hàng ở Mỹ, sau đó đến Châu Âu, Châu Mỹ La Tinh và các quốcgia Châu Á [10, 15]. Theo nhiều nhà nghiên cứu, hoạt động M&A thường nở rộ ngay saucác giai đoạn khủng hoảng tài chính và đổ vỡ thị trường chứng khoán, bất kể khủng hoảngvà đổ vỡ đó là nguyên nhân hay kết quả của suy thoái kinh tế [7, 25]. Ở Việt Nam, hoạt động M&A đã manh nha từ khá lâu, với những thương vụ M&Ađầu tiên đã được thực hiện từ đầu những năm 1990 [26]. Tuy nhiên, hoạt động M&A chỉthực sự sôi động từ năm 2007. Trước năm 2007, ở Việt Nam mỗi năm có không quá 50thương vụ M&A, song vài năm trở lại đây, nhất là khi Việt Nam tham gia vào Tổ chứcThương mại thế giới (WTO), hoạt động M&A đã có sự gia tăng cả về số lượng và giá trịgiao dịch [3]. Trong những năm qua, hoạt động M&A ở nước ta có xu hướng tăngmạnh, thể hiện trong sự tăng trưởng cả về số lượng và giá trị các thương vụ. Trong đó,các lĩnh vực bán lẻ, hàng tiêu dùng được ghi nhận là có sự sôi động hơn cả, theo saubởi là lĩnh vực tài chính ngân hàng và năng lượng. Cụ thể, số liệu công bố của Cụcquản lý Cạnh tranh - Bộ Công thương [4] cho thấy, trong giai đoạn 2009-2011, ViệtNam có khoảng 750 thương vụ M&A tương đương tổng giá trị giao dịch ước đạtkhoảng 6,89 USD; trong giai đoạn 2012-2014, giá trị các thương vụ việc M&A đượcghi nhận ở mức tăng trưởng khá cao, đạt khoảng 11,13 USD. Trong năm 2014, đã có285 giao dịch M&A được thực hiện với giá trị khoảng 2,5 tỷ USD. Trong lĩnh vực bất động sản Việt Nam, các thương vụ M&A đã bắt đầu xuất hiện từnăm 2009. Trong bối cảnh phát triển chung, hoạt động M&A trong lĩnh vực BĐS có nhiềubiến động, đặc biệt là trong giai đoạn tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, nguồn vốn vàothị trường BĐS hạn chế [16]. Chính những khó khăn trong bối cảnh thị trường hiện naykhiến cho hoạt động M&A trong lĩnh vực BĐS diễn ra tương đối sôi động. Bởi vì, hoạtđộng M&A trong BĐS sẽ mang lại cho các chủ thể tham gia thương vụ M&A nhiều íchlợi khác nhau. Có thể thấy rằng, đối với bên chuyển nhượng, lợi ích đầu tiên có được khithực hiện M&A là giải quyết những khó khăn về vốn trong việc đầu tư kinh doanh BĐS,có lợi nhuận để trả cho nhà đầu tư, tiếp đó, M&A giúp bên chuyển nhượng tái cấu trúc cácdanh mục đầu tư, tránh khả năng bị thu hồi dự án, bán hoặc giảm bớt phần nắm giữ nhữngBĐS không là hoạt động kinh doanh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: