Hoạt động tìm kiếm, nhận dạng và lựa chọn công nghệ sản xuất ngành công nghiệp hỗ trợ điện tử và đề xuất giải pháp
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 213.30 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tập trung vào việc phân tích thực trạng và làm rõ những tồn tại trong các hoạt động tìm kiếm, nhận dạng và lựa chọn công nghệ sản xuất linh phụ kiện của doanh nghiệp CNHT điện tử Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoạt động tìm kiếm, nhận dạng và lựa chọn công nghệ sản xuất ngành công nghiệp hỗ trợ điện tử và đề xuất giải pháp 106 Hoạt động tìm kiếm, nhận dạng và lựa chọn công nghệ sản xuất... HOẠT ĐỘNG TÌM KIẾM, NHẬN DẠNG VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ĐIỆN TỬ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Đỗ Đức Nam1 Văn phòng Hội đồng Chính sách KH&CN quốc gia Vương Văn Thanh Đại học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Hoàng Hải Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Tóm tắt: Sau nhiều năm, phần lớn doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (CNHT) điện tử Việt Nam vẫn chậm phát triển, một trong các nguyên nhân chính đó là công nghệ sản xuất còn yếu kém, lạc hậu so với yêu cầu khi tham gia trong chuỗi cung ứng sản phẩm của một số tập đoàn điện tử lớn. Trong bài báo này, nhóm tác giả tập trung vào việc phân tích thực trạng và làm rõ những tồn tại trong các hoạt động tìm kiếm, nhận dạng và lựa chọn công nghệ sản suất linh phụ kiện của doanh nghiệp CNHT điện tử Việt Nam. Trên cơ sở đó, một số khuyến nghị và giải pháp được đề xuất để thúc đẩy hoạt động tìm kiếm, nhận dạng và lựa chọn công nghệ sản xuất, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp CNHT đổi mới công nghệ. Từ khóa: Công nghệ sản xuất; Tìm kiếm công nghệ; Nhận dạng công nghệ; Lựa chọn công nghệ; Đổi mới công nghệ. Mã số: 19091601 1. Mở đầu Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu ngành điện tử Việt Nam tăng mạnh. Tính từ năm 2015 cho đến nay, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu điện tử đứng thứ 12 thế giới và đứng thứ 3 trong khối ASEAN. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng điện tử vượt ngưỡng 70 tỷ USD trong năm 2017. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2018 ước đạt 155,41 tỷ USD, trong đó, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ước đạt gần 18,44 tỷ USD, tăng 11,4%, còn mặt hàng điện thoại và linh kiện có kim ngạch xuất khẩu ước đạt 30,88 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước (Tổng cục Hải quan, 2018). Với các số liệu trên cho thấy, các doanh nghiệp (DN) điện tử đang có sự phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ hội nhập. Tuy nhiên, 95% kim ngạch xuất khẩu đó lại thuộc về khối DN có vốn đầu tư nước 1 Liên hệ tác giả: namdoduc@ncstp.gov.vn JSTPM Tập 8, Số 3, 2019 107 ngoài (FDI). Các DN trong nước chỉ đang lắp ráp, gia công và có sức cạnh tranh thấp, đặc biệt so với các DN FDI. Gần đây, xu hướng chuyển dịch và đầu tư vào ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam trở thành xu thế chủ đạo của các nhà đầu tư. Sự phát triển của ngành điện tử Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm của các tập đoàn đa quốc gia, đặc biệt là các tập đoàn từ Hàn Quốc, Nhật Bản, ở cả lĩnh vực sản xuất sản phẩm cuối cùng và sản xuất linh kiện điện tử. Hầu hết DN điện tử lớn hàng đầu thế giới đã có mặt tại Việt Nam như: Samsung, LG, Canon, Intel và Panasonic. Trong đó, dự án lớn nhất thuộc Tập đoàn Samsung (tổng vốn đầu tư tại Việt Nam tính đến nay là 11,2 tỷ USD), sản phẩm chủ yếu là điện thoại di động và các sản phẩm công nghệ cao. Ngoài ra, còn có một loạt các dự án đầu tư lớn khác như Intel (đầu tư trên 1 tỷ USD); LG (1,5 tỷ USD); Canon (306 triệu USD); Panasonic (250 triệu USD). Với sự có mặt của nhiều tập đoàn điện tử lớn tại Việt Nam đã thúc đẩy ra đời và chuyển đổi hàng loạt những DN CNHT sản xuất các sản phẩm liên quan đến ngành công nghiệp điện tử. Nhận thức rõ được xu thế, bối cảnh, cũng như vai trò và tầm quan trọng của CNHT đối với sự phát triển của ngành điện tử, Chính phủ Việt Nam đã ban hành các chính sách để thúc đẩy sự phát triển của ngành này, trong đó, đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của các DN CNHT của Việt Nam trong việc sản xuất chế tạo linh phụ kiện điện tử (Quyết định số 34/2007/QĐ-BCN ngày 31/7/2007 của Bộ Công nghiệp; Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 96/2011/TT-BTC ngày 04/7/2011 của Bộ Tài chính; Quyết định số 1290/QĐ-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ). Tuy nhiên, ngành sản xuất linh kiện điện tử của Việt Nam còn non trẻ và chỉ mới dừng lại ở hoạt động gia công thông qua việc nhập khẩu các linh kiện điện tử cơ bản, sau đó lắp ráp thành các linh kiện chuyên dụng và xuất khẩu. Do đó, giá trị gia tăng tạo ra rất thấp, chỉ khoảng 5-10%, chủ yếu dựa trên lợi thế nhân công giá rẻ. Các DN điện tử Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực điện tử, CNHT điện tử đều là DNNVV, hầu hết thiếu vốn, nguồn lực để đầu tư vào dây chuyền sản xuất tiên tiến, hiện đại đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Các DN sản xuất linh kiện điện tử nội địa gần như đứng ngoài chuỗi cung ứng điện tử của các tập đoàn điện tử đa quốc gia hoặc có cũng chỉ cung cấp các sản phẩm đơn giản cho các DN lớn nước ngoài. Bài báo này xin trình bày về thực trạng tình hình đổi mới công nghệ sản xuất trong các DN CNHT điện tử của Việt Nam và hoạt động tìm kiếm, nhận dạng và lựa chọn công nghệ sản xuất linh phụ kiện. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị cũng như đề xuất một số chính sách để thúc đẩy hoạt động tìm kiếm, nhận dạng và lựa chọn công nghệ sản xuất phù hợp về linh phụ kiện điện tử của Việt Nam, nhằm phục vụ quá trình đổi mới công nghệ sản xuất của các DN CNHT điện tử. 108 Hoạt động tìm kiếm, nhận dạng và lựa chọn công nghệ sản xuất... 2. Thực trạng đổi mới công nghệ sản xuất trong các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ điện tử của Việt Nam hiện nay Hiện nay, các DN CNHT điện tử của Việt Nam phần lớn đang sở hữu các công nghệ sản xuất chậm vài thế hệ so với các công nghệ tiên tiến hiện có, trên thực tế, các công nghệ hiện đại thường nằm trong các DN FDI. Một vấn đề được đặt ra là, các DN Việt Nam làm thế nào để tiếp cận được với các công nghệ này và làm thế ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoạt động tìm kiếm, nhận dạng và lựa chọn công nghệ sản xuất ngành công nghiệp hỗ trợ điện tử và đề xuất giải pháp 106 Hoạt động tìm kiếm, nhận dạng và lựa chọn công nghệ sản xuất... HOẠT ĐỘNG TÌM KIẾM, NHẬN DẠNG VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ĐIỆN TỬ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Đỗ Đức Nam1 Văn phòng Hội đồng Chính sách KH&CN quốc gia Vương Văn Thanh Đại học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Hoàng Hải Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Tóm tắt: Sau nhiều năm, phần lớn doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (CNHT) điện tử Việt Nam vẫn chậm phát triển, một trong các nguyên nhân chính đó là công nghệ sản xuất còn yếu kém, lạc hậu so với yêu cầu khi tham gia trong chuỗi cung ứng sản phẩm của một số tập đoàn điện tử lớn. Trong bài báo này, nhóm tác giả tập trung vào việc phân tích thực trạng và làm rõ những tồn tại trong các hoạt động tìm kiếm, nhận dạng và lựa chọn công nghệ sản suất linh phụ kiện của doanh nghiệp CNHT điện tử Việt Nam. Trên cơ sở đó, một số khuyến nghị và giải pháp được đề xuất để thúc đẩy hoạt động tìm kiếm, nhận dạng và lựa chọn công nghệ sản xuất, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp CNHT đổi mới công nghệ. Từ khóa: Công nghệ sản xuất; Tìm kiếm công nghệ; Nhận dạng công nghệ; Lựa chọn công nghệ; Đổi mới công nghệ. Mã số: 19091601 1. Mở đầu Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu ngành điện tử Việt Nam tăng mạnh. Tính từ năm 2015 cho đến nay, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu điện tử đứng thứ 12 thế giới và đứng thứ 3 trong khối ASEAN. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng điện tử vượt ngưỡng 70 tỷ USD trong năm 2017. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2018 ước đạt 155,41 tỷ USD, trong đó, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ước đạt gần 18,44 tỷ USD, tăng 11,4%, còn mặt hàng điện thoại và linh kiện có kim ngạch xuất khẩu ước đạt 30,88 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước (Tổng cục Hải quan, 2018). Với các số liệu trên cho thấy, các doanh nghiệp (DN) điện tử đang có sự phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ hội nhập. Tuy nhiên, 95% kim ngạch xuất khẩu đó lại thuộc về khối DN có vốn đầu tư nước 1 Liên hệ tác giả: namdoduc@ncstp.gov.vn JSTPM Tập 8, Số 3, 2019 107 ngoài (FDI). Các DN trong nước chỉ đang lắp ráp, gia công và có sức cạnh tranh thấp, đặc biệt so với các DN FDI. Gần đây, xu hướng chuyển dịch và đầu tư vào ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam trở thành xu thế chủ đạo của các nhà đầu tư. Sự phát triển của ngành điện tử Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm của các tập đoàn đa quốc gia, đặc biệt là các tập đoàn từ Hàn Quốc, Nhật Bản, ở cả lĩnh vực sản xuất sản phẩm cuối cùng và sản xuất linh kiện điện tử. Hầu hết DN điện tử lớn hàng đầu thế giới đã có mặt tại Việt Nam như: Samsung, LG, Canon, Intel và Panasonic. Trong đó, dự án lớn nhất thuộc Tập đoàn Samsung (tổng vốn đầu tư tại Việt Nam tính đến nay là 11,2 tỷ USD), sản phẩm chủ yếu là điện thoại di động và các sản phẩm công nghệ cao. Ngoài ra, còn có một loạt các dự án đầu tư lớn khác như Intel (đầu tư trên 1 tỷ USD); LG (1,5 tỷ USD); Canon (306 triệu USD); Panasonic (250 triệu USD). Với sự có mặt của nhiều tập đoàn điện tử lớn tại Việt Nam đã thúc đẩy ra đời và chuyển đổi hàng loạt những DN CNHT sản xuất các sản phẩm liên quan đến ngành công nghiệp điện tử. Nhận thức rõ được xu thế, bối cảnh, cũng như vai trò và tầm quan trọng của CNHT đối với sự phát triển của ngành điện tử, Chính phủ Việt Nam đã ban hành các chính sách để thúc đẩy sự phát triển của ngành này, trong đó, đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của các DN CNHT của Việt Nam trong việc sản xuất chế tạo linh phụ kiện điện tử (Quyết định số 34/2007/QĐ-BCN ngày 31/7/2007 của Bộ Công nghiệp; Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 96/2011/TT-BTC ngày 04/7/2011 của Bộ Tài chính; Quyết định số 1290/QĐ-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ). Tuy nhiên, ngành sản xuất linh kiện điện tử của Việt Nam còn non trẻ và chỉ mới dừng lại ở hoạt động gia công thông qua việc nhập khẩu các linh kiện điện tử cơ bản, sau đó lắp ráp thành các linh kiện chuyên dụng và xuất khẩu. Do đó, giá trị gia tăng tạo ra rất thấp, chỉ khoảng 5-10%, chủ yếu dựa trên lợi thế nhân công giá rẻ. Các DN điện tử Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực điện tử, CNHT điện tử đều là DNNVV, hầu hết thiếu vốn, nguồn lực để đầu tư vào dây chuyền sản xuất tiên tiến, hiện đại đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Các DN sản xuất linh kiện điện tử nội địa gần như đứng ngoài chuỗi cung ứng điện tử của các tập đoàn điện tử đa quốc gia hoặc có cũng chỉ cung cấp các sản phẩm đơn giản cho các DN lớn nước ngoài. Bài báo này xin trình bày về thực trạng tình hình đổi mới công nghệ sản xuất trong các DN CNHT điện tử của Việt Nam và hoạt động tìm kiếm, nhận dạng và lựa chọn công nghệ sản xuất linh phụ kiện. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị cũng như đề xuất một số chính sách để thúc đẩy hoạt động tìm kiếm, nhận dạng và lựa chọn công nghệ sản xuất phù hợp về linh phụ kiện điện tử của Việt Nam, nhằm phục vụ quá trình đổi mới công nghệ sản xuất của các DN CNHT điện tử. 108 Hoạt động tìm kiếm, nhận dạng và lựa chọn công nghệ sản xuất... 2. Thực trạng đổi mới công nghệ sản xuất trong các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ điện tử của Việt Nam hiện nay Hiện nay, các DN CNHT điện tử của Việt Nam phần lớn đang sở hữu các công nghệ sản xuất chậm vài thế hệ so với các công nghệ tiên tiến hiện có, trên thực tế, các công nghệ hiện đại thường nằm trong các DN FDI. Một vấn đề được đặt ra là, các DN Việt Nam làm thế nào để tiếp cận được với các công nghệ này và làm thế ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Công nghệ sản xuất Tìm kiếm công nghệ Nhận dạng công nghệ Lựa chọn công nghệ Đổi mới công nghệGợi ý tài liệu liên quan:
-
THUYẾT TRÌNH ĐỀ TÀI : CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO BÊ TÔNG NHẸ
35 trang 345 0 0 -
191 trang 174 0 0
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PLC TRONG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG LA HIÊN THÁI NGUYÊN
71 trang 171 0 0 -
BÁO CÁO THỰC TẬP NHÀ MÁY BIA VINAKEN
70 trang 90 0 0 -
39 trang 65 0 0
-
162 trang 58 0 0
-
10 trang 36 0 0
-
Giáo trình Quản lý công nghệ: Phần 1
148 trang 33 0 0 -
Thí nghiệm về công nghệ thực phẩm
115 trang 33 0 0 -
Giáo trình Quản lý công nghệ: Phần 2
125 trang 32 0 0