Danh mục

Hoạt động tín dụng trung dài hạn của ngân hàng thương mại

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 143.29 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hoạt động cơ bản của NHTM Khái niệm Ngân hàng thương mại: Ngân hàng thương mại được định nghĩa là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là nhận gửi,
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoạt động tín dụng trung dài hạn của ngân hàng thương mại Hoạt động tín dụng trung dài hạn của ngân hàng thương mại Tác giả  Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hoạt động cơ bản của NHTM Khái niệm Ngân hàng thương mại: Ngân hàng thương mại được định nghĩa là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là nhận gửi, cho vay và dịch vụ thanh toán - và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Như vậy, hoạt động của ngân hàng thương mại có thể khái quát thành 3 nghiệp vụ chính là: * Tạo lập nguồn vốn: Cũng như bất kỳ một doanh nghiệp nào, để có thể hoạt động được thì cần phải có vốn. Nguồn vốn của ngân hàng thương mại hình thành từ hai nguồn chủ yếu:  Nguồn vốn chủ sở hữu hình thành từ nguồn vốn pháp định và vốn bổ xung: Để bắt đầu hoạt động ngân hàng (được pháp luật cho phép) chủ ngân hàng phải có một lượng vốn nhất định. Đây là lượng vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài, hình thành nên các trang thiết bị, nhà cửa cho ngân hàng. Nguồn hình thành và nghiệp vụ hình thành từ loại vốn này rất đa dạng tuỳ theo tính chất sở hữu, năng lực tài chính của chủ ngân hàng, yêu cầu và sự phát triển của thị trường. + Vốn pháp định là khoản vốn bắt buộc phải có trước khi đi vào hoạt động. Nguồn vốn này thường phụ thuộc vào tính chất, qui mô của từng loại ngân hàng. Tuỳ theo tính chất của mỗi ngân hàng mà nguồn gốc hình thành vốn ban đầu khác nhau. Ví dụ như Ngân hàng Công thương Việt Nam khi mới thành lập có nguồn vốn pháp định là 200 tỷ VNĐ. Nguồn vốn pháp định có thể do Nhà nước cấp đối với các Ngân hàng thương mại quốc doanh hoặc do các chủ sở hữu cấp đối với các Ngân hàng thương mại cổ phần. Tuy nhiên thì vốn pháp định vẫn có thể được điều chỉnh tăng hoặc giảm tuỳ theo mục đích của từng ngân hàng. + Vốn bổ xung: vốn pháp định chỉ là khoản vốn ban đầu, hàng năm các Ngân hàng thương mại phải bổ xung vốn bằng cách trích từ lợi nhuận kinh doanh hoặc bằng mức đóng góp của các chủ sở hữu. Trong điều kiện thu nhập ròng lớn hơn không thì chủ ngân hàng có xu hướng gia tăng vốn của chủ bằng cách chuyển một phần thu nhập ròng thành vốn đầu tư. Tỷ lệ tích luỹ tuỳ thuộc vào cân nhắc của chủ ngân hàng về tích luỹ và tiêu dùng. Những ngân hàng lâu năm, thu nhập ròng lớn, nguồn vốn tích luỹ từ lợi nhuận sẽ cao hơn so với vốn của chủ hình thành ban đầu. Nguồn bổ xung từ đóng góp của các chủ sở hữu thông qua: phát hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm… để mở rộng quy mô hoạt động, đổi mới trang thiết bị hoặc đáp ứng yêu cầu gia tăng vốn của chủ do ngân hàng Nhà nước quy định. Đặc điểm của hình thức huy động vốn này là không thường xuyên song giúp cho ngân hàng có được lượng vốn sở hữu lớn vào lúc cần thiết. + Các quỹ: Ngân hàng có nhiều quỹ, mỗi quỹ có mục đích riêng mà trước tiên là quỹ dự phòng tổn thất (vốn tích luỹđược trích lập hàng năm nhằm bù đắp tổn thất), quỹ bảo toàn vốn (nhằm bù đắp hao mòn của vốn dưới tác động của lạm phát), quỹ thặng dư là phần đánh giá lại tài sản của ngân hàng và chênh lệch giữa mệnh giá và thị giá cổ phiếu khi phát hành cổ phiếu mới, ngoài ra còn có các quỹ: quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ giám đốc… Các quỹ này thuộc sở hữu của chủ ngân hàng. Nguồn hình thành các quỹ này là từ thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên, khả năng sử dụng các quỹ này vào hoạt động kinh doanh tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng quỹ. + Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành vốn cổ phần: Các khoản vay trung, dài hạn của ngân hàng thương mại mà có khả năng chuyển đổi thành vốn cổ phần có thể được coi là một bộ phận vốn sở hữu của ngân hàng do nguồn này có một số đặc điểm như sử dụng lâu dài, có thể đầu tư vào nhà cửa, đất đai và có thể không phải hoàn trả khi đến hạn. Nguồn vốn chủ sở hữu Ngân hàng là rất quan trọng đối với quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, đóng vai trò sống còn trong việc duy trì các hoạt động thường xuyên và đảm bảo cho ngân hàng phát triển lâu dài. Nguồn vốn chủ sở hữu đóng vai trò là một tấm đệm để chống rủi ro phá sản vì vốn này giúp trang trải những thua lỗ về tài chính và nghiệp vụ cho tới khi các vấn đề được giải quyết và đưa ngân hàng trở lại hoạt động sinh lời. Vốn này cũng là điều kiện bắt buộc để ngân hàng có thể huy động tiền gửi chỉ với tỷ lệ quy định. Vốn càng lớn thì càng tạo niềm tin cho công chúng vào sự đảm bảo đối với chủ nợ về sức mạnh tài chính của ngân hàng. Và hơn thế, vốn cung cấp năng lực tài chính cho sự tăng trưởng và phát triển của các hình thức dịch vụ mới, cho những trương trình và thiết bị mới - điều kiện sống còn cho ngân hàng trong xu thế phát triển như vũ bão của xã hội.  Nguồn vốn thứ hai là nguồn huy động vốn nhàn rỗi từ xã hội: Thu hút vốn nhàn rỗi trong xã hội là nhiệm vụ hàng đầu của nghiệp vụ tạo lập nguồn vốn và là chức năng cơ bản của Ngân hàng thương mại. Phương thức này tạo ta nguồn vốn chủ lực cho ngân hàng thương mại. Ngân hàng không thể tồn tại ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: