Danh mục

Hoạt động truyền dạy nghệ thuật cồng chiêng trong trường học và thanh thiếu niên ở tỉnh Gia Lai

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 254.76 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Hoạt động truyền dạy nghệ thuật cồng chiêng trong trường học và thanh thiếu niên ở tỉnh Gia Lai" trình bày về việc truyền dạy cồng chiêng trong trường học và thanh thiếu niên ở tỉnh Gia Lai được quan tâm, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, làm hồi sinh nhiều sinh hoạt văn hóa gắn với cồng chiêng trong vùng đồng bào các dân tộc tại chỗ tỉnh Gia Lai. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoạt động truyền dạy nghệ thuật cồng chiêng trong trường học và thanh thiếu niên ở tỉnh Gia Lai HOẠT ĐỘNG TRUYỀN DẠY NGHỆ THUẬT CỒNG CHIÊNG TRONG TRƯỜNG HỌC VÀ THANH THIẾU NIÊN Ở TỈNH GIA LAI TS. Nguyễn Thị Kim Vân67* Tóm tắt Cư dân tại chỗ của tỉnh Gia Lai gồm 2 dân tộc Bahnar và Jrai - chủ nhân của khônggian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Từ khi được di sản văn hóa này được UNESCO vinhdanh (tháng 11-2005), việc truyền dạy nghệ thuật cồng chiêng trong trường học và thanhthiếu nhi ở tỉnh Gia Lai đã được quan tâm. Cái được lớn nhất mà Gia Lai đã làm được saugần hai mươi năm di sản được công nhận là khơi dậy mạnh mẽ ý thức của cộng đồng các dântộc trong tỉnh, nhất là trong thế hệ trẻ về giá trị của di sản văn hóa cồng chiêng, từ đó, cónhiều học sinh và thanh, thiếu niên đến với sinh hoạt văn hóa có sử dụng cồng chiêng, gópphần làm cho tỉnh có thêm hàng trăm đội cồng chiêng mới, trong đó có nhiều đội cồng chiêngthanh thiếu nhi. Đây là một tín hiệu vui trong hoạt động đưa di sản văn hóa cồng chiêng đếnvới thế hệ trẻ các dân tộc Bahnar, Jrai nói riêng, cư dân tại chỗ Tây Nguyên nói chung. Gia Lai có 44 dân tộc68 cùng chung sống. Cũng như các tỉnh Tây Nguyên, cư dân GiaLai gồm 2 bộ phận: cư dân tại chỗ (cũng có người viết là dân tộc bản địa) và cư dân mới nhậpcư. Cư dân tại chỗ của tỉnh Gia Lai gồm 2 dân tộc Bahnar69 và Jrai70. Cả người Bahnar và Jraiđều là những dân tộc có số dân đứng đầu trong các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ của họ ởTây Nguyên71 - chủ nhân của không gian văn hóa cồng chiêng. Từ khi được di sản văn hóanày được UNESCO vinh danh (tháng 11-2005), việc truyền dạy cồng chiêng trong trường họcvà thanh thiếu niên ở tỉnh Gia Lai được quan tâm, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, làm hồisinh nhiều sinh hoạt văn hóa gắn với cồng chiêng trong vùng đồng bào các dân tộc tại chỗtỉnh Gia Lai. 1. Cồng chiêng trong đời sống tinh thần của người Bahnar, Jrai và nguy cơ maimột đã từng 67 TS. Ủy viên Thường vụ Liên hiệp các hội Khoa học - Kỹ thuật tỉnh Gia Lai; nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnhGia Lai. 68 Tổng cục thống kê (2020), Kết quả toàn bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Nhà xuất bản Thống kê, tr.156-158. 69 Tên dân tộc này có nhiều cách viết khác nhau: Ba-na, Ba Na, Bahnar, Bơhnar... Ở các tỉnh Bắc Tây Nguyên,đồng bào xác nhận cách viết tộc danh của mình là Bahnar. Tại Quyết định số 30/2011/QĐ-UBND ngày 28/10/2011,UBND tỉnh Gia Lai cũng đã xác định tộc danh này. 70 Tên dân tộc này có nhiều cách viết khác nhau: Gia-rai, Gia Rai, Jrai, Jơrai, Jarai… Ở Gia Lai đồng bào xác địnhcách viết tộc danh của mình là Jrai. Tại Quyết định số 30/2011/QĐ-UBND ngày 28/10/2011, UBND tỉnh Gia Lai cũngđã xác định tộc danh này. 71 Các dân tộc thuộc nhóm ngữ hệ Môn - Khmer ở Tây Nguyên gồm: Bahnar, Xơ Đăng, Giẻ Triêng, Brâu, Rơmăm,Mnông, Cơ Ho, Mạ. Các dân tộc thuộc nhóm ngữ hệ Malayo - Polinesia ở Tây Nguyên gồm: Jrai, Ê Đê, Chu Ru. Năm 2019, cả nước có 513.930 người Jrai thì Tây Nguyên có 506.372 người. Riêng ở tỉnh Gia Lai, dân tộc Jrai có439.738 người (chiếm 86,84% trong tổng số người Jrai ở Tây Nguyên). Cũng trong năm này, cả nước có 286.910 ngườiBahnar, thì ở Tây Nguyên có 258.723 người. Riêng tỉnh Gia Lai có 189.367 người (chiếm 73,19% trong tổng số ngườiBahnar ở Tây Nguyên). Các số liệu ở đây được dẫn từ: Tổng cục thống kê (2020), đd. 293 1.1. Cồng chiêng trong đời sống tinh thần của người Bahnar, Jrai72 Trên thực tế, cồng chiêng không chỉ có trong văn hóa của cư dân tại chỗ Tây Nguyên, ởmiền Trung Việt Nam mà còn phổ biến ở nhiều vùng trong cả nước như Việt Bắc, Tây Bắc,và cả trong người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ...; nhiều quốc gia trong khu vực nhưThái Lan, Lào, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Indonexia... nhưng cho đến đầu thế kỷ XXI này, thìkhông phải ở đâu cồng chiêng cũng có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của con ngườinhư với cư dân tại chỗ Tây Nguyên nói chung, người Bahnar và Jrai nói riêng. Sự phổ biếncủa cồng chiêng trong tất cả các tộc người ở Tây Nguyên cho thấy cồng chiêng là một phầnkhông thể thiếu trong cuộc sống của đồng bào. Nó có mặt trong hầu hết các nghi lễ của cánhân, của từng gia đình, cộng đồng và cả trong những lễ hội suốt một mùa trồng tỉa của cưdân nông nghiệp. Ở vùng Ayun Pa, Yang Pơtao Apui (thường được dịch là vua Lửa) đã tồntại hơn nửa thiên niên kỷ với khả năng có thể gọi mưa, trừ hạn trong niềm tin của một bộphận người Jrai, Bahnar, Ê Đê cũng sử dụng cồng chiêng như một phương tiện để giao tiếpvới thần linh, đặc biệt là lễ cầu mưa. Vai trò của cồng chiêng trong lễ / lễ hội gần như vai trò của khói nhang trong lễ / lễhội của người Việt.Âm than ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: