Danh mục

Hoạt động tự học của sinh viên năm thứ nhất khoa Sư phạm Toán-Tin, trường Đại Học Đồng Tháp

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 265.96 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

 Trong bài viết này, chúng tôi đã đề cập đến thực trạng hoạt động tự học của sinh viên năm thứ nhất khoa Sư phạm Toán-Tin, trường Đại Học Đồng Tháp. Chúng tôi đã đi phân tích những nguyên nhân xuất phát theo hai hướng chủ quan và khách quan liên quan trực tiếp từ sinh viên và giảng viên trực tiếp giảng dạy hay do tác động xung quanh như môi trường học tập, các trang thiết bị.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoạt động tự học của sinh viên năm thứ nhất khoa Sư phạm Toán-Tin, trường Đại Học Đồng Tháp HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT KHOA SƯ PHẠM TOÁN – TIN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP Huỳnh Lê Uyên Minh, Khoa SP Toán-Tin, Trường Đại học Đồng Tháp Email: hluminh@dthu.edu.vn Phan Thị Hiệp, Khoa GD TH-MN, Trường Đại học Đồng Tháp Email: pthiep@dthu.edu.vn Tóm tắt nội dung.Trong bài viết này, chúng tôi đã đề cập đến thực trạng hoạt động tự học của sinh viên năm thứ nhất khoa Sư phạm Toán-Tin, trường Đại Học Đồng Tháp. Chúng tôi đã đi phân tích những nguyên nhân xuất phát theo hai hướng chủ quan và khách quan liên quan trực tiếp từ sinh viên và giảng viên trực tiếp giảng dạy hay do tác động xung quanh như môi trường học tập, các trang thiết bị. Trong đó, nguyên nhân khách quan chủ yếu xuất phát từ các vấn đề như việc thích ứng với môi trường học tập của sinh viên năm thứ nhất, phương pháp ghi chép, đọc và tóm tắt tài liệu chưa hiệu quả, do một số tác động chưa hiệu quả cao từ giảng viên, việc lựa chọn nguồn tài liệu tham khảo chưa tốt, do năng lực ngoại ngữ của sinh viên còn hạn chế, ngoài ra còn do một số tác động khác như nguồn tài liệu tham khảo từ thư việc chưa phong phú, sinh viên chưa năm rõ quy trình mượn máy tính của nhà trường, chưa có kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch hoạt động và học tập,…Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía sinh viên như do bất đồng trong hợp tác nhóm, thụ động trong việc tìm kiếm, trao đổi học tập với bạn bè, do sức ì tâm lý, muốn nghỉ ngơi sau quá trình học tập, thi cử mệt mỏi ở phổ thông, … Trên cơ sở đó, chúng tôi đã đề xuất ra hệ thống giải pháp nâng cao hoạt động tự học cho sinh viên năm thứ nhất, Khoa Sư phạm Toán-Tin. 1.Đặt vấn đề Giống như bao hiện tượng xã hội khác, quá trình dạy học luôn luôn vận động và phát triển nhằm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện thời. Mỗi một giai đoạn phát triển kinh tế xã hội lại đặt ra cho quá trình dạy học những yêu cầu và mục đích khác nhau, bắt buộc quá trình dạy học phải thỏa mãn những yêu cầu, mục đích ấy nhằm tạo ra động lực để phát triển xã hội. Ngày nay, quá trình dạy học được diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế xã hội có nhiều thay đổi, nền kinh tế dựa trên sức mạnh của máy móc đang chuyển giao vai trò sứ mệnh cho kinh tế tri thức, sự bùng nổ thông tin do cuộc cách mạng khoa học công nghệ, sự giao 1 thoa – hội nhập văn hóa toàn cầu, gia tốc phát triển nhanh của khoa học – kỹ thuật – công nghệ… Chính đây là những nguyên nhân tác động đòi hỏi quá trình dạy học phải có những thay đổi toàn diện về mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, về vai trò, nhiệm vụ của người dạy và người học trong quá trình dạy học. Phương pháp học tập tích cực, hiệu quả được xem là một khâu then chốt, là một cuộc cách mạng thực sự để nâng cao chất lượng của quá trình dạy học. Vì thế các nhà khoa học Tâm lý học, Giáo dục học đã khẳng định: “ngày nay, dạy học là dạy phương pháp học tập cho học sinh” là vậy. Trong hệ thống các phương pháp học tập tích cực, hiệu quả thì hoạt động tự học được các nhà khoa học đánh giá cao về ý nghĩa và vai trò của nó đối với đòi hỏi về mặt cấu trúc vĩ mô của quá trình dạy học nói chung, cũng như có vai trò quyết định trong quá trình hình thành hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tương ứng, nhằm hình thành các năng lực trí tuệ vững chắc ở người học nói riêng. Ở mỗi giai đoạn lứa tuổi khác nhau của người học, có những yêu cầu, mức độ, tính chất khác nhau về hoạt động tự học. Trong đó, sinh viên là một trong những giai đoạn đòi hỏi cao nhất, gắt gao nhất về hoạt động tự học, vì môi trường học tập của sinh viên là môi trường học tập tiệm cận nghiên cứu khoa học, mặt khác sinh viên hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi, cần thiết để tiến hành hoạt động tự học. Vì vậy, việc hình thành hoạt động tự học cho sinh viên phải được chú tâm ngay từ những sinh viên năm thứ nhất, đây là giai đoạn đặt nền tảng quan trọng cho quá trình học tập sau này. Nhưng muốn hình thành hoạt động tự học tích cực, hiệu quả, chúng ta cần phải có những nghiên cứu, tìm hiểu để thấy rõ được những nguyên nhân tạo ra sự hạn chế, trở ngại, tiêu cực trong quá trình tự học của sinh viên, từ đó đề xuất, xây dựng các biện pháp khắc phục hiệu quả. 2.Nội dung 2.1. Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên năm thứ nhất khoa Sư phạm Toán- Tin, trường Đại Học Đồng Tháp hiện nay Thông qua tìm hiểu và bằng phương pháp điều tra số liệu, chúng tôi nhận thấy những nguyên nhân làm hạn chế hoạt động tự học của sinh viên năm thứ nhất khoa Sư phạm Toán-Tin, Trường Đại học Đồng Tháp như sau: 2.1.1. Nguyên nhân khách quan  Sinh viên chưa thích ứng với môi trường học tập mới, nghiên cứu ở Trường Đại học. Hơn 50% ý kiến các giảng viên khoa Sư phạm Toán-Tin,trường Đại học Đồn ...

Tài liệu được xem nhiều: