Danh mục

Hoạt động từ thiện - xã hội của Phật giáo góp phần đảm bảo an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 485.34 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

bài viết Hoạt động từ thiện - xã hội của Phật giáo góp phần đảm bảo an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay trình bày các nội dung: Một số tư tưởng của Phật giáo về chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng; Một số đóng góp trong hoạt động từ thiện - xã hội của Phật giáo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoạt động từ thiện - xã hội của Phật giáo góp phần đảm bảo an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN - XÃ HỘI CỦA PHẬT GIÁO GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ThS. NGUYỄN THỊ KIM CHI1* NGUYỄN ĐỨC DŨNG2** Tóm tắt: Phật giáo Việt Nam hiện nay đã có những nỗ lực tích cực trong quá trìnhđồng hành cùng dân tộc thông qua các hoạt động từ thiện - xã hội, góp phần thực hiện ansinh xã hội ở ở nước ta trong thời kỳ hội nhập, đó cũng là cách răn dạy các tín đồ, sư sãi thựchành theo những lời giáo huấn của Đức Phật “từ bi, bác ái, hỉ xả”. Ngoài ra, Phật giáo ViệtNam cũng đã tích cực tuyên truyền, vận động tín đồ, sư sãi chấp hành nghiêm túc các chủtrương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Với những hoạt động tích cực đó,Phật giáo góp phần tích cực trong việc xây dựng phát triển kinh tế nâng đời sống vật chấtvà tinh thần cho người dân và đảm bảo an ninh trật tự xã hội. Từ khóa: Từ thiện, Phật giáo, an sinh xã hội. Đặt vấn đề Trong quá trình phát triển, các tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo, đều mang một lýthuyết và tính chung nhất, đó là tính chất cứu thế. Tuy quan niệm từng tôn giáo khithể hiện tính này có khác nhau, nhưng tất cả đều mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Xuất phát từ hệ tư tưởng của đạo Phật quan niệm về con người, về vũ trụ trongđó con người sinh sống, đạo Phật đề cao lối sống thực nghiệm, đưa nội dung giáo lýsiêu việt ấy đi vào cuộc sống đời thường, dùng nó như một phương thuốc chữa lànhvết thương cho những con người đang gặp nhiều nỗi đau thương mất mát, đang cóquá nhiều sự sợ hãi và đau khổ… Tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam trảisuốt hơn 2.000 năm qua tuy có lúc được thể hiện rõ nét, có lúc chưa được làm sángtỏ, nhưng điều quan trọng là nó vẫn liên tục phát triển từng nơi, từng lúc và trở* Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.** Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 1051thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình hoạt động của Phật giáo Việt Nam. Với tinhthần từ bi và nhập thế, Phật giáo đã tích cực tham gia các hoạt động từ thiện xã hộinhằm giúp đỡ, hỗ trợ cho những người nghèo khổ, yếu thế trong xã hội góp phầnchia sẻ an sinh xã hội với Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Phương pháp nghiên cứu Tổng hợp, phân tích, thống kê, quan sát tham dự. 1. Một số tư tưởng của Phật giáo về chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng Có thể nói rằng, qua kinh điển Phật giáo, nội dung giáo lý Phật giáo, nhữngquan niệm đã được Đức Phật đề cập như tư tưởng về Trung đạo, phép Lục hòa trongmôi trường sống tu của người xuất gia; tinh thần Lục độ (bố thí, trì giới, nhẫn nhục,tinh tấn, thiền định, trí huệ)… đã thể hiện được chức năng liên kết xã hội của Phậtgiáo. Với tư tưởng sống hài hòa cùng mọi người sẽ giúp nhiều người loại trừ đượcsự ganh đua, lòng sân hận. Cuộc sống đi theo trung đạo là biết giữ mình, giữ tâmthức không đi lệch về một cực nào, không sống buông thả thái quá mà cũng khôngđể cho thiếu thốn quá; không giàu có quá mà cũng không để nghèo đói quá. Đó làmột phương cách sống giúp mỗi người tạo được sự bình an cho tâm, từ đó xã hội cóđược sự an bình, ổn định. Như vậy, với những đường hướng đề ra, Đức Phật đã tạora một sự liên kết những thành viên trong xã hội một cách chặt chẽ. Mỗi thành viênđều thực hành một lối sống có điều độ, biết thương yêu và tha thứ cho nhau. Sự hợptác, tinh thần hòa hợp này còn được cụ thể ra trong 6 phép sống hòa hợp, gọi là Lụchòa1 sẽ tạo nên sự hòa hợp giữa các hệ phái với nhau, giữa tăng ni và phật tử, giữanhiều nhóm người trong xã hội… Như vậy, chính phương thức tác động vào xã hội thông qua chức năng liên kếtxã hội này giúp xã hội ổn định và phát triển bền vững. Kinh Khuyến phát bồ đề tâm văn, Diệu pháp Liên Hoa kinh… của Phật giáo đều cóđề cập đến tinh thần “vô ngã, vị tha” (vì người, không thấy bản ngã mình là trênhết), nghĩ đến cộng đồng quanh mình, đang cần sự giúp đỡ từ lòng nhân ái của mỗingười. Phẩm “Phổ Hiền bồ tát khuyến phát” trong kinh Diệu pháp Liên Hoa ghi rằng:“Phật bảo Phổ Hiền bồ tát rằng: “Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn thành tựu bốnpháp, thời sau khi Như Lai diệt độ sẽ đặng kinh Pháp Hoa này: một là được các đứcPhật hộ niệm, hai là trồng các cội công đức, ba là vào trong chánh định, bốn là phátlòng cứu tất cả chúng sanh”2. Ngoài ra, giáo lý Phật giáo cũng quan niệm con người1 Lục hòa: Gọi đầy đủ là Lục hòa kính, là 6 niềm hòa đồng ái kính của các tu sĩ, gồm: Giới hòa đồng tu; Kiến hòa đồng giải; Lợi hòa đồng quân; Thân hòa đồng trụ; Khẩu hòa vô tranh; Ý hòa đồng duyệt.2 Kinh Diệu pháp Liên Hoa, Âm - Nghĩa, 1970, tr. 599-601.1052 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI...cần có lòng từ, bi, hỉ, xã (Tứ vô lượng tâm), đây là nhân tố chủ yếu giúp phát triểntâm từ bi, hạnh cứu khổ, đưa đến việc định hướng cho mọi họat động của Phật giáocho con người và vì con người. 2. Một số đóng góp trong hoạt động từ thiện - xã hội của Phật giáo Ở nước ta, Phật giáo là tôn giáo có số lượng tín đồ và cơ sở thờ tự khá lớn. Theosố liệu thống kê nếu năm 2006 cho biết có 13.775 ngôi chùa, tịnh thất, tịnh xá; 39.371tăng ni, trong đó tu sĩ thuộc hệ phái Bắc tông lên đến 28.598 tăng ni1. Hiện nay Phậtgiáo có 53.941 tăng ni và khoảng gần 50 triệu tín đồ và những người có niềm tin yêumến Đạo Phật. Có 18.466 tự viện, gồm: 15.846 tự viện Bắc tông; 454 chùa Nam tôngKhmer; 106 chùa Nam tông Kinh; 541 tịnh xá, 467 tịnh thất, 998 niệm Phật đường,54 Tự viện Phật giáo người Hoa2. Đây chính là lực lượng nhân sự cũng như cơ sởvững chắc tạo điều kiện cho Phật giáo có thể tiến hành tốt hoạt động từ thiện - xãhội thông qua đông đảo tín đồ. Cần nhận thức rằng, trong ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: