Danh mục

Hoạt động và vai trò của hội đồng niên trong việc tổ chức hội giỗ tổ đúc đồng Đại Bái, Gia Bình, Bắc Ninh

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 98.41 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhằm bảo lưu và gìn giữ giá trị di sản, các nhà quản lí văn hóa đã áp dụng nguyên lí bảo tồn di sản: Di sản văn hoá phải được bảo tồn sống trong lòng các cộng đồng. Và, một nghiên cứu trường hợp về cộng đồng nam giới tuổi 49 trong tổ chức Hội giỗ tổ đúc đồng Đại Bái, Gia Bình, Bắc Ninh sẽ làm sáng tỏ cho nguyên lí bảo tồn đúng đắn này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoạt động và vai trò của hội đồng niên trong việc tổ chức hội giỗ tổ đúc đồng Đại Bái, Gia Bình, Bắc Ninh JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2014, Vol. 59, No. 6BC, pp. 79-84 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn HOẠT ĐỘNG VÀ VAI TRÒ CỦA HỘI ĐỒNG NIÊN TRONG VIỆC TỔ CHỨC HỘI GIỖ TỔ ĐÚC ĐỒNG ĐẠI BÁI, GIA BÌNH, BẮC NINH Nguyễn Thùy Linh Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Từ bao đời nay, lễ hội truyền thống - một di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc bảo lưu và truyền bá các giá trị văn hóa truyền thống. Nhằm bảo lưu và gìn giữ giá trị di sản, các nhà quản lí văn hóa đã áp dụng nguyên lí bảo tồn di sản: Di sản văn hoá phải được bảo tồn sống trong lòng các cộng đồng. Và, một nghiên cứu trường hợp về cộng đồng nam giới tuổi 49 trong tổ chức Hội giỗ tổ đúc đồng Đại Bái, Gia Bình, Bắc Ninh sẽ làm sáng tỏ cho nguyên lí bảo tồn đúng đắn này. Từ khóa: Lễ hội truyền thống, hội đồng niên, giỗ tổ đúc đồng, Đại Bái, Gia Bình, Bắc Ninh.1. Mở đầu Trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản, cộng đồng luôn luôn có một vai trò quantrọng và mang tính quyết định. Mặc dù di sản không chỉ là của cộng đồng mà còn để phục vụkhách du lịch và cũng là đối tượng chịu sự chi phối bởi các nhà quản lí, nhưng cộng đồng chính lànhững người nắm giữ và thực hành di sản, giữ vai trò vừa là chủ thể sáng tạo vừa là người hưởngthụ các sinh hoạt văn hóa đó. Hitchcock (1997) cho rằng: “Cộng đồng địa phương là người giữ gìndi sản và sở hữu tri thức bản địa về di sản ấy. Những thứ đó có ích đối với sự tồn tại và phát triểnbền vững của địa phương” [2;26]. UNESCO cũng cho rằng, các cộng đồng là mạng lưới nhữngngười mà nhận thức về bản sắc hoặc sự gắn bó với nhau phát sinh từ các mối quan hệ mang tínhlịch sử bắt nguồn từ việc thực hành và chuyển giao hoặc ràng buộc với di sản văn hóa của họ. Từ bao đời nay, lễ hội truyền thống - một di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam chính làhình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang tính tổng hợp cao, biểu đạt những sáng tạo văn hóađược tích lũy và trao truyền qua nhiều thế hệ. Việc tổ chức lễ hội truyền thống, trước hết là nhằmđáp ứng nhu cầu tâm linh, tinh thần của người dân, giúp con người trở về với cội nguồn, đồng thờitạo cơ hội giao lưu, tiếp xúc, trao đổi, sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, làm gia tăng tính cố kết cộngđồng. Chính vì thế, lễ hội có vai trò quan trọng trong việc bảo lưu và truyền bá các giá trị văn hóatruyền thống, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng. Bởi thế, trước khi bàn đếncác nhân tố tổ chức từ phía chính quyền thì chúng ta phải xem xét xem: cộng đồng đã được làmchủ thật sự lễ hội của họ hay không? Dù chính quyền là tác nhân quan trọng trong việc tổ chức,phục hồi, quản lí di sản, nhưng sự can thiệp quá sâu của họ sẽ gây ra phản ứng ngược của ngườiLiên hệ: Nguyễn Thùy Linh, e-mail: thuylinh7987@gmail.com 79 Nguyễn Thùy Linhdân. Một trường hợp trong tổ chức lễ hội ở Đại Bái, Gia Bình, Bắc Ninh mà ở đó người dân thựcsự là chủ nhân đích thực của lễ hội đã cho thấy vai trò then chốt của cộng đồng.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Mô hình trong tổ chức lễ hội truyền thống hiện nay Hiện nay, xét về phương diện tổ chức và quản lí lễ hội truyền thống, có hai mô hình tổ chứclễ hội truyền thống. Thứ nhất là tổ chức lễ hội truyền thống thuần túy. Đây là việc tổ chức lễ hộicổ truyền một cách thuần túy theo đúng quy trình của lễ hội cổ truyền trong đời sống đương đại.Với mô hình tổ chức này, cộng đồng là nhân tố đóng vai trò chủ đạo quyết định sự thành bại của lễhội. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với sự ra đời và bước đầu phổ biến của mô hình tổ chứclễ hội truyền thống như một sự kiện, những nhà tổ chức nhấn mạnh nhiều hơn vào việc tận dụngnguồn lực bên ngoài nhằm dảm bảo tính hoành tráng và độc đáo của lễ hội. Ví dụ như, trong lễhội đền Hùng, thay vì sử dụng nhân lực từ địa phương để trình diễn quan họ, nhà tổ chức mời hẳnmột đoàn quan họ chuyên nghiệp ở Bắc Ninh đến trình diễn dưới hình thức sân khâu hóa. Hoặc,nhằm đảm bảo sự nhất quán và chuyên nghiệp trong tổ chức, chính quyền đảm nhận tất cả mọikhâu trong quá trình tổ chức, người dân chỉ đóng vai trò là khách địa phương đến tham dự lễ hội. Một vài hiện tượng trên có thực sự là điểm nổi bật trong tổ chức hay không? PGS.TS. BùiHoài Sơn trong một nghiên cứu đã chỉ ra: “Trường hợp tổ chức lễ hội Tây Thiên chẳng hạn. Sựtham gia quá tích cực của chính quyền đã khiến việc tổ chức lễ hội chưa trở thành động lực đoànkết cộng đồng, thậm chí ngược lại, gây mâu thuẫn giữa người dân và chính quyền” [2;12].Từ hàngchục năm nay, những khuôn mẫu lễ hội ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: