Danh mục

Khai thác các giá trị văn hóa và lễ hội truyền thống ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ phát triển du lịch

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 277.43 KB      Lượt xem: 49      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết gồm 4 phần chính: Đặt vấn đề; Du lịch - Sự khám phá bất tận; Những giá trị văn hoá phục vụ du lịch của đồng bằng sông Cửu Long; 4. Lễ hội truyền thống – nguồn sản phẩm du lịch độc đáo. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết bài viết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khai thác các giá trị văn hóa và lễ hội truyền thống ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ phát triển du lịchKHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA VÀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở CÁC TỈNHĐBSCL PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCHLê Hồng LýNăm 2007, tại Washington - thủ đô của nước Mĩ - sẽ diễn ra một lễ hội do ViệnSmithsonian tổ chức với quy mô hết sức hoành tráng, thu hút hàng triệu lượt người từkhắp nước Mĩ và thế giới. Lễ hội ấy mang tên: “Mê Kông – dòng sông kết nối các nềnvăn hoá” với sự tham gia của 5 nước trong lưu vực bao gồm: Trung Quốc, Thái Lan,Lào, Cămpuchia và Việt Nam.1. Đặt vấn đềNăm 2007, tại Washington - thủ đô của nước Mĩ - sẽ diễn ra một lễ hội do ViệnSmithsonian tổ chức với quy mô hết sức hoành tráng, thu hút hàng triệu lượt người từkhắp nước Mĩ và thế giới. Lễ hội ấy mang tên: “Mê Kông – dòng sông kết nối các nềnvăn hoá” với sự tham gia của 5 nước trong lưu vực bao gồm: Trung Quốc, Thái Lan,Lào, Cămpuchia và Việt Nam. Thông điệp mà lễ hội ấy đem đến cho du khách là:Vùng sông Mê Kông là nơi phong phú về tài nguyên thiên nhiên và văn hoá; gồmnhiều nền văn hoá của nhiều dân tộc khác nhau, nó đa dạng nhưng có nhiều điểmtương đồng. Đây là một vùng đã từng trải qua quá trình giao thoa văn hoá trong suốtchiều dài lịch sử; là một vùng đất thấm đượm lịch sử và đa dạng văn hoá; nơi mà cácdân tộc có ngôn ngữ và văn hoá riêng cùng chung sống hòa đồng.Đây là một nơi đem đến sự ngạc nhiên và ta thấy cần thiết phải đến đó ít nhất mộtlần cho biết. Đó là một phần của hành tinh chúng ta, vì vậy mà mỗi chúng ta cần phảiđối xử tốt với nơi này như là người trong một nhà.Đây là một vùng phức hợp, có lịch sử xa xưa, có nhiều mối liên quan với Mĩ; làmột vùng đa dạng văn hoá, gắn bó với lịch sử quá khứ, đồng thời cũng luôn tìm cáchgắn kết quá khứ với tương lai.Đây cũng là một vùng đất huyền bí với sự đa dạng đến ngạc nhiên của các nềnvăn hoá các dân tộc, một vùng đất hết sức giàu có về tri thức bản địa và đa dạng vănhoá; đa dạng như sự đa dạng của các khu vực và môi trường văn hoá khác nhau màdòng sông chảy qua...(2)Ban tổ chức còn thống kê ra nhiều thông điệp khác nữa với mục đích quảng bádu lịch lễ hội khu vực sông Mê Kông hết sức mạnh mẽ. Để tổ chức lễ hội ấy,Smithsonian đã chuẩn bị suốt ba năm từ 2004 đến 2006 với nhiều hoạt động khácnhau với sự hợp tác của 5 nước tham gia. Mỗi nước trong khu vực sẽ đem đến đâynhững sản phẩm văn hoá đặc sắc và mới lạ nhất đối với du khách Mĩ và khách du lịchcác nước khác. Việt Nam cũng đang trong quá trình chuẩn bị với sự tham gia của khuvực đồng bằng sông Cửu Long mà có thể nói Festival du lịch đồng bằng sông CửuLong năm 2006 là một đóng góp.2. Du lịch – sự khám phá bất tậnĐời sống càng lên cao thì du lịch – ngành công nghiệp không khói càng phát triển.Thực tế ở Việt Nam cũng như trên thế giới cho thấy rõ điều đó. Đi du lịch, điều màtrước đây 20 năm, người Việt coi là một sự sa xỉ thì nay đã thành một sinh hoạt bìnhthường. Theo dự đoán của các nhà nghiên cứu du lịch thì mức tăng trưởng hằng nămcủa ngành này trên thế giới là 3,4% và doanh thu sẽ đạt xấp xỉ 9.000 tỉ đô la Mĩ vàonăm 2010. Số lượng khách quốc tế đi du lịch trên thế giới dự kiến sẽ tăng lên gấp đôitừ 673 triệu lượt người năm 2000 sẽ tăng lên 1602 triệu lượt người vào năm 2020.Theo tính toán của Tổ chức du lịch thế giới (WTO) thì số khách đến thăm khu vực Đôngá. Thái Bình Dương sẽ tăng lên gấp bốn lần, tỉ lệ phần trăm riêng phần này trong khuvực sẽ tăng từ 15,6% năm 2000 đến gần 30% vào năm 2020 và sẽ vượt Mĩ(3). Để đạtđược điều đó thì phương châm hoạt động du lịch phải luôn luôn được quán triệt mộtcách đầy đủ nhất. Những phương châm này được các nhà nghiên cứu du lịch xâydựng nên và trở thành những nguyên tắc hoạt động của họ. Thiết tưởng đây cũng lànhững nguyên tắc mà du lịch Việt Nam theo đuổi. Đó là:- Làm sao đưa được khách bước ra khỏi cuộc sống thường nhật nhàm chán củamình để bước vào một cuộc sống khác biệt hoàn toàn ở những nơi khác. Tiếp xúc vớinhững cư dân bản địa ở những nơi đó, nơi có một cuộc sống hoàn toàn khác biệt, lạlẫm và hấp dẫn.- Người đi du lịch luôn luôn muốn khám phá sự khác lạ ở các địa phương, các dântộc khác với mình để vừa thỏa mãn trí tò mò, vừa muốn để tìm hiểu những vùng đấtmới ở những thời gian nhất định mà không bị lặp đi lặp lại cái mình đã biết.- Nơi đến du lịch càng khác lạ bao nhiêu về phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôngiáo, văn hoá, ngôn ngữ và các giá trị cuộc sống... thì càng hấp dẫn du khách bấynhiêu. ấy là chưa kể đến các sản vật địa phương hay đồ thủ công mà người dân bảnđịa tạo ra sẽ là những món quà quý giá đến với người đi du lịch(1).Theo những ý tưởng trên thì bất kể một khu vực nào trên thế giới cũng có thể làmột điểm du lịch thú vị, vấn đề ở chỗ là khai thác nó như thế nào, huống chi là mảnhđất Việt Nam với một bề dày văn hoá như vậy. Qua thực tế ở nước ta nói chung và khuvực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, dưới đây chúng tôi thử tìm hiểu một số giá trịvăn hoá và lễ hội ph ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: