![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Học liệu điện tử cho đào tạo trực tuyến - Kinh nghiệm tại trường Đại học Mở Hà Nội
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 547.05 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết phân tích sự cần thiết, vai trò của học liệu điện tử và các vấn đề liên quan của học liệu điện tử đối với phương thức đào tạo trực tuyến, đồng thời đề cập một số mô hình giảng dạy và thiết kế bài giảng trực tuyến phổ biến có thể vận dụng trong việc xây dựng học liệu điện tử. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Học liệu điện tử cho đào tạo trực tuyến - Kinh nghiệm tại trường Đại học Mở Hà Nội HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ CHO ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN KINH NGHIỆM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI Trần Thị Lan Thu, Ngô Văn Đức, Bùi Thị Nga Trung tâm Đào tạo trực tuyến, Trường Đại học Mở Hà NộiTóm tắt Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ thông tintrong giáo dục, đặc biệt là đào tạo trực tuyến (ĐTTT) dựa trên công nghệ truyền thông,mạng Internet được coi là một trong công cụ hữu hiệu để cung cấp cho mọi người cơhội học tập thường xuyên, học suốt đời. ĐTTT đòi hỏi nguồn học liệu khác với học liệutruyền thống trên nhiều phương diện. Sự khác biệt đó đang trở thành đối tượng quantâm và có nhiều nghiên cứu về thiết kế, phát triển học liệu ĐTTT. Bài viết phân tích sựcần thiết, vai trò của HLĐT và các vấn đề liên quan của HLĐT đối với phương thứcĐTTT, đồng thời đề cập một số mô hình giảng dạy và thiết kế bài giảng trực tuyến phổbiến có thể vận dụng trong việc xây dựng HLĐT. Cùng với đó, nhóm tác giả chia sẻ kinhnghiệm xây dựng HLĐT tại Trường Đại học Mở Hà Nội. Qua đó cho thấy việc triểnkhai ĐTTT không chỉ là ứng dụng CNTT để chuyển lớp học trực tiếp gặp mặt lên lớphọc trực tuyến mà ĐTTT có kết hợp HLĐT sẽ đổi mới phương pháp dạy học, mang lạinhiều lợi ích cho người học và nâng cao chất lượng đào tạo. Từ khóa: Học liệu điện tử, Thiết kế học liệu, Đào tạo trực tuyến.1. Đặt vấn đề Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, đến nay ĐTTT đã trở thành xu thế tấtyếu của thời đại và phổ biến ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. ĐTTT mang nhiều ưuđiểm, lợi ích vượt trội trong hoạt động giảng dạy bởi nó giúp người học có thể dễ dàngtiếp cận với nội dung bài giảng và giảng viên mà không phải đến trường lớp hoặc gặpmặt trực tiếp. Điều đó được khẳng định thêm khi đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng pháttừ đầu năm 2020 và lây lan ở nhiều quốc gia trên thế giới khiến con người phải hạn chếgiao tiếp trực tiếp, sinh viên không thể đến trường. Tuy nhiên, trong quá trình triển khaiphương thức ĐTTT trên diện rộng từ học sinh cho đến sinh viên đại học để tổ chức cáclớp học qua mạng thay thế cho lớp học tập trung (gặp mặt trên lớp) đã không phát huyvai trò của HLĐT trong ĐTTT. Trong khi nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: ĐTTTlà hình thức học tập bằng truyền thông qua mạng Internet theo cách tương tác với nộidung học tập và được thiết kế dựa trên nền tảng phương pháp dạy học; HLĐT là một 333trong những yếu tố quan trọng nhất, cần chú ý nhiều và đủ thời gian để xây dựng và pháttriển chúng [6]. Các học giả, chuyên gia đã đưa ra nhiều dạng học liệu khác nhau vànhững mô hình, ý tưởng để thiết kế khóa học, học liệu ngày càng đáp ứng tốt hơn việcdạy và học. Việc thiết kế bài giảng, học liệu thể hiện sự chuyển đổi từ một mô hình họctập thụ động sang mô hình học tập tích cực [5]. Vậy HLĐT có vai trò thế nào, mô hìnhxây dựng, thiết kế HLĐT phổ biến hiện nay và với kinh nghiệm triển khai tại TrườngĐại học Mở Hà Nội, các nội dung của bài viết dưới đây sẽ chia sẻ và làm rõ.2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đào tạo trực tuyến Bước sang kỷ nguyên công nghệ, nền giáo dục trên toàn thế giới đã có những bướcchuyển mình mang tính lịch sử, ĐTTT ra đời đến nay đã trở thành xu thế tất yếu củathời đại và phổ biến trên nhiều quốc gia trên thế giới. ĐTTT mang nhiều ưu điểm, lợiích vượt trội trong hoạt động giảng dạy bởi nó giúp người dạy và người học đạt đượcnhững kỹ năng cần thiết cho công việc ở thế kỷ XXI. Belawati và Baggaley (2010) đãnêu ra nguyên lý “giáo dục phải được mở cho tất cả mọi người”, nhấn mạnh sự linh hoạtvà mềm dẻo của hệ thống giáo dục - đào tạo trực tuyến, giảm thiểu các rào cản xuất pháttừ tuổi tác, vị trí địa lý, thời gian và tình trạng tài chính [4]. Một số chuyên gia cho rằngviệc sử dụng tài liệu dạy học được tiêu chuẩn hóa và chuẩn bị trước nhằm giúp đạt đượclợi ích kinh tế do quy mô đem lại, điều đó làm nên sự phát triển của ĐTTT. Khi hệ thốnghọc liệu đa phương tiện được chuẩn bị sẵn thì người học có thể chủ động quá trình họctập cho phù hợp với thời gian và điều kiện tài chính của mình. Để xác định nội hàm ĐTTT, nhiều quan điểm đã đưa ra các nhận định dưới cácgóc nhìn khác nhau nhưng nhìn chung xoay quanh quan điểm về lý thuyết phát triểnĐTTT của Bates, A. W. (2005) và Moore và Anderson (2003): ĐTTT là việc sử dụngcác CNTT và máy tính nhằm tạo ra các trải nghiệm học tập; ĐTTT thiên về sự độc lậpvà tự chủ trong học tập, với bốn thành tố cơ bản trong mọi tình huống giảng dạy và họctập, đó là: người dạy, người học, hệ thống truyền tải kiến thức và nội dung học tập [2],[9]. Ngoài yếu tố công nghệ thì còn có một yếu tố nền tảng khác, đó chính là phươngpháp dạy học được sử dụng trong quá trình thiết kế và triển khai các hoạt động dạy họcqua ĐTTT (Resta và Patru, 2010) [10]. Lợi ích cũng như nh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Học liệu điện tử cho đào tạo trực tuyến - Kinh nghiệm tại trường Đại học Mở Hà Nội HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ CHO ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN KINH NGHIỆM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI Trần Thị Lan Thu, Ngô Văn Đức, Bùi Thị Nga Trung tâm Đào tạo trực tuyến, Trường Đại học Mở Hà NộiTóm tắt Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ thông tintrong giáo dục, đặc biệt là đào tạo trực tuyến (ĐTTT) dựa trên công nghệ truyền thông,mạng Internet được coi là một trong công cụ hữu hiệu để cung cấp cho mọi người cơhội học tập thường xuyên, học suốt đời. ĐTTT đòi hỏi nguồn học liệu khác với học liệutruyền thống trên nhiều phương diện. Sự khác biệt đó đang trở thành đối tượng quantâm và có nhiều nghiên cứu về thiết kế, phát triển học liệu ĐTTT. Bài viết phân tích sựcần thiết, vai trò của HLĐT và các vấn đề liên quan của HLĐT đối với phương thứcĐTTT, đồng thời đề cập một số mô hình giảng dạy và thiết kế bài giảng trực tuyến phổbiến có thể vận dụng trong việc xây dựng HLĐT. Cùng với đó, nhóm tác giả chia sẻ kinhnghiệm xây dựng HLĐT tại Trường Đại học Mở Hà Nội. Qua đó cho thấy việc triểnkhai ĐTTT không chỉ là ứng dụng CNTT để chuyển lớp học trực tiếp gặp mặt lên lớphọc trực tuyến mà ĐTTT có kết hợp HLĐT sẽ đổi mới phương pháp dạy học, mang lạinhiều lợi ích cho người học và nâng cao chất lượng đào tạo. Từ khóa: Học liệu điện tử, Thiết kế học liệu, Đào tạo trực tuyến.1. Đặt vấn đề Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, đến nay ĐTTT đã trở thành xu thế tấtyếu của thời đại và phổ biến ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. ĐTTT mang nhiều ưuđiểm, lợi ích vượt trội trong hoạt động giảng dạy bởi nó giúp người học có thể dễ dàngtiếp cận với nội dung bài giảng và giảng viên mà không phải đến trường lớp hoặc gặpmặt trực tiếp. Điều đó được khẳng định thêm khi đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng pháttừ đầu năm 2020 và lây lan ở nhiều quốc gia trên thế giới khiến con người phải hạn chếgiao tiếp trực tiếp, sinh viên không thể đến trường. Tuy nhiên, trong quá trình triển khaiphương thức ĐTTT trên diện rộng từ học sinh cho đến sinh viên đại học để tổ chức cáclớp học qua mạng thay thế cho lớp học tập trung (gặp mặt trên lớp) đã không phát huyvai trò của HLĐT trong ĐTTT. Trong khi nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: ĐTTTlà hình thức học tập bằng truyền thông qua mạng Internet theo cách tương tác với nộidung học tập và được thiết kế dựa trên nền tảng phương pháp dạy học; HLĐT là một 333trong những yếu tố quan trọng nhất, cần chú ý nhiều và đủ thời gian để xây dựng và pháttriển chúng [6]. Các học giả, chuyên gia đã đưa ra nhiều dạng học liệu khác nhau vànhững mô hình, ý tưởng để thiết kế khóa học, học liệu ngày càng đáp ứng tốt hơn việcdạy và học. Việc thiết kế bài giảng, học liệu thể hiện sự chuyển đổi từ một mô hình họctập thụ động sang mô hình học tập tích cực [5]. Vậy HLĐT có vai trò thế nào, mô hìnhxây dựng, thiết kế HLĐT phổ biến hiện nay và với kinh nghiệm triển khai tại TrườngĐại học Mở Hà Nội, các nội dung của bài viết dưới đây sẽ chia sẻ và làm rõ.2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đào tạo trực tuyến Bước sang kỷ nguyên công nghệ, nền giáo dục trên toàn thế giới đã có những bướcchuyển mình mang tính lịch sử, ĐTTT ra đời đến nay đã trở thành xu thế tất yếu củathời đại và phổ biến trên nhiều quốc gia trên thế giới. ĐTTT mang nhiều ưu điểm, lợiích vượt trội trong hoạt động giảng dạy bởi nó giúp người dạy và người học đạt đượcnhững kỹ năng cần thiết cho công việc ở thế kỷ XXI. Belawati và Baggaley (2010) đãnêu ra nguyên lý “giáo dục phải được mở cho tất cả mọi người”, nhấn mạnh sự linh hoạtvà mềm dẻo của hệ thống giáo dục - đào tạo trực tuyến, giảm thiểu các rào cản xuất pháttừ tuổi tác, vị trí địa lý, thời gian và tình trạng tài chính [4]. Một số chuyên gia cho rằngviệc sử dụng tài liệu dạy học được tiêu chuẩn hóa và chuẩn bị trước nhằm giúp đạt đượclợi ích kinh tế do quy mô đem lại, điều đó làm nên sự phát triển của ĐTTT. Khi hệ thốnghọc liệu đa phương tiện được chuẩn bị sẵn thì người học có thể chủ động quá trình họctập cho phù hợp với thời gian và điều kiện tài chính của mình. Để xác định nội hàm ĐTTT, nhiều quan điểm đã đưa ra các nhận định dưới cácgóc nhìn khác nhau nhưng nhìn chung xoay quanh quan điểm về lý thuyết phát triểnĐTTT của Bates, A. W. (2005) và Moore và Anderson (2003): ĐTTT là việc sử dụngcác CNTT và máy tính nhằm tạo ra các trải nghiệm học tập; ĐTTT thiên về sự độc lậpvà tự chủ trong học tập, với bốn thành tố cơ bản trong mọi tình huống giảng dạy và họctập, đó là: người dạy, người học, hệ thống truyền tải kiến thức và nội dung học tập [2],[9]. Ngoài yếu tố công nghệ thì còn có một yếu tố nền tảng khác, đó chính là phươngpháp dạy học được sử dụng trong quá trình thiết kế và triển khai các hoạt động dạy họcqua ĐTTT (Resta và Patru, 2010) [10]. Lợi ích cũng như nh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Học liệu điện tử Đào tạo trực tuyến Cách mạng công nghiệp 4.0 Phương thức đào tạo trực tuyến Xây dựng học liệu điện tử Thiết kế bài giảng trực tuyếnTài liệu liên quan:
-
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 450 1 0 -
Phát triển công nghệ thông tin theo Nghị quyết đại hội XIII của Đảng
7 trang 335 0 0 -
Đào tạo kiến trúc sư trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
5 trang 295 0 0 -
7 trang 280 0 0
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương
13 trang 241 0 0 -
Mỹ thuật ứng dụng và công tác đào tạo tiếp cận từ học liệu mở
4 trang 228 0 0 -
6 trang 216 0 0
-
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định trở thành Freelancer của giới trẻ Hà Nội
12 trang 207 2 0 -
Vai trò của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong quá trình chuyển đổi số
5 trang 204 0 0 -
12 trang 194 0 0