![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Học phần hướng dẫn tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học - nhìn lại sau một năm giảng dạy cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 320.64 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết đề cập đến một số vấn đề trong quá trình xây dựng và tổ chức giảng dạy học phần “Hướng dẫn tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học”, bước đầu đánh giá kết quả và chỉ rõ những tồn tại trong quá trình giảng dạy cho sinh viên hệ ngành Giáo dục Tiểu học năm học 2017 - 2018.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Học phần hướng dẫn tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học - nhìn lại sau một năm giảng dạy cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học 114 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI HỌC PHẦN HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC - NHÌN LẠI SAU MỘT NĂM GIẢNG DẠY CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC Ngô Thị Kim Hoàn Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Hoạt động trải nghiệm trong Chương trình giáo dục phổ thông mới là hoạt động giáo dục được thực hiện bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12. Bài viết đề cập đến một số vấn đề trong quá trình xây dựng và tổ chức giảng dạy học phần “Hướng dẫn tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học”, bước đầu đánh giá kết quả và chỉ rõ những tồn tại trong quá trình giảng dạy cho sinh viên hệ ngành Giáo dục Tiểu học năm học 2017 - 2018; trên cơ sở đó, đưa ra định hướng giảng dạy học phần này trong những năm học tiếp theo để đạt hiệu quả tốt hơn. Từ khóa: hoạt động trải nghiệm, giáo dục tiểu học, học sinh tiểu học, phương pháp dạy học Nhận bài ngày 18.9.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 20.10.2018 Liên hệ tác giả: Ngô Thị Kim Hoàn; Email: ntkhoan@daihocthudo.edu.vn 1. MỞ ĐẦU Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể 2017 chỉ rõ hoạt động trải nghiệm ở Tiểu học là hoạt động giáo dục bắt buộc, trong đó học sinh dựa trên sự huy động kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội, tham gia hoạt động hướng nghiệp và hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành những phẩm chất, năng lực chung và một số năng lực đặc thù như: năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp, năng lực thích ứng với những biến động trong cuộc sống và các kĩ năng sống khác. Điều này đòi hỏi các cơ sở đào tạo giáo viên tiểu học trên phạm vi cả nước, trong đó có khoa Giáo dục Tiểu học - trường Đại học Thủ đô Hà Nội, phải cập nhật nội dung hoạt động trải nghiệm trong chương trình đào tạo giáo viên, cũng như trang bị, rèn luyện cho sinh viên kĩ năng thiết kế và tổ chức hoạt động này hiệu quả ở trường Tiểu học sau này. TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 26/2018 115 Đáp ứng yêu cầu trên, trong chương trình đào tạo giáo viên Tiểu học, chúng tôi đã xây dựng các học phần liên quan đến tổ chức hoạt động trải nghiệm với tư cách là một hoạt động giáo dục cùng với hoạt động trải nghiệm trong các môn Toán, Khoa học và Tiếng Việt ở Tiểu học. Ở phạm vi bài viết này, chúng tôi bàn luận những vấn đề liên quan đến hoạt động trải nghiệm ở khía cạnh là hoạt động giáo dục, cùng với hoạt động dạy học là hai hoạt động bắt buộc trong trường Tiểu học. 2. NỘI DUNG 2.1. Hoạt động trải nghiệm trong Chương trình giáo dục phổ thông mới 2.1.1. Một số khái niệm Hoạt động: Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với thế giới để tạo ra sản phẩm. Trong quá trình con người tham gia, thực hiện hoạt động, con người vừa tạo ra sản phẩm về phía thế giới, vừa tạo ra tâm lí của mình, hay nói cách khác ý thức, nhân cách được bộc lộ, hình thành trong hoạt động. Trải nghiệm: Thuật ngữ “experience” là động từ thì mang nghĩa “trải nghiệm”, là danh từ thì mang nghĩa “kinh nghiệm”. Nhà triết học vĩ đại người Nga V.S. Soloviev quan niệm trải nghiệm là kiến thức kinh nghiệm thực tế; là thể thống nhất bao gồm kiến thức và kĩ năng. Trải nghiệm là kết quả của sự tương tác giữa con người và thế giới, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sự tương tác này bao gồm cả hình thức và kết quả các hoạt động thực tiễn trong đời sống xã hội, bao gồm kĩ thuật, kĩ năng, những nguyên tắc hoạt động và phát triển thế giới khách quan. Các nhà khoa học phân biệt các trải nghiệm khác nhau như vật chất, trí truệ, tình cảm, tinh thần, gián tiếp và mô phỏng. Hoạt động trải nghiệm: Theo tác giả Nguyễn Thị Liên, “Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục, trong đó nội dung và cách thức tổ chức tạo điều kiện cho từng học sinh được tham gia trực tiếp và làm chủ thể của hoạt động, tự lên kế hoạch, chủ động xây dựng chiến lược hành động cho bản thân và cho nhóm để hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kĩ năng sống và những năng lực cần có của công dân trong xã hội hiện đại” [2, tr.73]. Hoạt động trải nghiệm trên thực tế đã từng tồn tại rất lâu trước đó trong các môn học và hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt tập thể ở trường học. Giáo viên và học sinh đã tiến hành các hoạt động đó mà không ý thức đầy đủ và sâu sắc về bản chất cũng như vai trò của nó đối với sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của con người. Trải nghiệm là phương thức giáo dục hiệu quả, gắn với vận động, với thao ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Học phần hướng dẫn tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học - nhìn lại sau một năm giảng dạy cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học 114 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI HỌC PHẦN HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC - NHÌN LẠI SAU MỘT NĂM GIẢNG DẠY CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC Ngô Thị Kim Hoàn Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Hoạt động trải nghiệm trong Chương trình giáo dục phổ thông mới là hoạt động giáo dục được thực hiện bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12. Bài viết đề cập đến một số vấn đề trong quá trình xây dựng và tổ chức giảng dạy học phần “Hướng dẫn tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học”, bước đầu đánh giá kết quả và chỉ rõ những tồn tại trong quá trình giảng dạy cho sinh viên hệ ngành Giáo dục Tiểu học năm học 2017 - 2018; trên cơ sở đó, đưa ra định hướng giảng dạy học phần này trong những năm học tiếp theo để đạt hiệu quả tốt hơn. Từ khóa: hoạt động trải nghiệm, giáo dục tiểu học, học sinh tiểu học, phương pháp dạy học Nhận bài ngày 18.9.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 20.10.2018 Liên hệ tác giả: Ngô Thị Kim Hoàn; Email: ntkhoan@daihocthudo.edu.vn 1. MỞ ĐẦU Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể 2017 chỉ rõ hoạt động trải nghiệm ở Tiểu học là hoạt động giáo dục bắt buộc, trong đó học sinh dựa trên sự huy động kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội, tham gia hoạt động hướng nghiệp và hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành những phẩm chất, năng lực chung và một số năng lực đặc thù như: năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp, năng lực thích ứng với những biến động trong cuộc sống và các kĩ năng sống khác. Điều này đòi hỏi các cơ sở đào tạo giáo viên tiểu học trên phạm vi cả nước, trong đó có khoa Giáo dục Tiểu học - trường Đại học Thủ đô Hà Nội, phải cập nhật nội dung hoạt động trải nghiệm trong chương trình đào tạo giáo viên, cũng như trang bị, rèn luyện cho sinh viên kĩ năng thiết kế và tổ chức hoạt động này hiệu quả ở trường Tiểu học sau này. TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 26/2018 115 Đáp ứng yêu cầu trên, trong chương trình đào tạo giáo viên Tiểu học, chúng tôi đã xây dựng các học phần liên quan đến tổ chức hoạt động trải nghiệm với tư cách là một hoạt động giáo dục cùng với hoạt động trải nghiệm trong các môn Toán, Khoa học và Tiếng Việt ở Tiểu học. Ở phạm vi bài viết này, chúng tôi bàn luận những vấn đề liên quan đến hoạt động trải nghiệm ở khía cạnh là hoạt động giáo dục, cùng với hoạt động dạy học là hai hoạt động bắt buộc trong trường Tiểu học. 2. NỘI DUNG 2.1. Hoạt động trải nghiệm trong Chương trình giáo dục phổ thông mới 2.1.1. Một số khái niệm Hoạt động: Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với thế giới để tạo ra sản phẩm. Trong quá trình con người tham gia, thực hiện hoạt động, con người vừa tạo ra sản phẩm về phía thế giới, vừa tạo ra tâm lí của mình, hay nói cách khác ý thức, nhân cách được bộc lộ, hình thành trong hoạt động. Trải nghiệm: Thuật ngữ “experience” là động từ thì mang nghĩa “trải nghiệm”, là danh từ thì mang nghĩa “kinh nghiệm”. Nhà triết học vĩ đại người Nga V.S. Soloviev quan niệm trải nghiệm là kiến thức kinh nghiệm thực tế; là thể thống nhất bao gồm kiến thức và kĩ năng. Trải nghiệm là kết quả của sự tương tác giữa con người và thế giới, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sự tương tác này bao gồm cả hình thức và kết quả các hoạt động thực tiễn trong đời sống xã hội, bao gồm kĩ thuật, kĩ năng, những nguyên tắc hoạt động và phát triển thế giới khách quan. Các nhà khoa học phân biệt các trải nghiệm khác nhau như vật chất, trí truệ, tình cảm, tinh thần, gián tiếp và mô phỏng. Hoạt động trải nghiệm: Theo tác giả Nguyễn Thị Liên, “Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục, trong đó nội dung và cách thức tổ chức tạo điều kiện cho từng học sinh được tham gia trực tiếp và làm chủ thể của hoạt động, tự lên kế hoạch, chủ động xây dựng chiến lược hành động cho bản thân và cho nhóm để hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kĩ năng sống và những năng lực cần có của công dân trong xã hội hiện đại” [2, tr.73]. Hoạt động trải nghiệm trên thực tế đã từng tồn tại rất lâu trước đó trong các môn học và hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt tập thể ở trường học. Giáo viên và học sinh đã tiến hành các hoạt động đó mà không ý thức đầy đủ và sâu sắc về bản chất cũng như vai trò của nó đối với sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của con người. Trải nghiệm là phương thức giáo dục hiệu quả, gắn với vận động, với thao ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hoạt động trải nghiệm Giáo dục tiểu học Học sinh tiểu học Phương pháp dạy học Chương trình giáo dục phổ thông mớiTài liệu liên quan:
-
37 trang 476 0 0
-
31 trang 392 0 0
-
3 trang 338 0 0
-
2 trang 304 3 0
-
Tiểu luận: Sáng tác thiếu nhi của Tô Hoài và tính cách Dế Mèn qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký
17 trang 288 0 0 -
Tài liệu học tập: Cảm thụ văn học và bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiêu học
44 trang 261 1 0 -
Tổ chức dạy học hợp tác có sự hỗ trợ của giáo án điện tử vào môn Tin học cơ bản
5 trang 260 0 0 -
17 trang 205 0 0
-
5 trang 201 0 0
-
162 trang 191 0 0