Danh mục

Học qua dạy - một phương pháp giảng dạy mới

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 214.37 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này các tác giả giới thiệu một phương pháp giảng dạy có thể áp dụng cho sinh viên các trường Đại học ở Việt Nam, đó là “học qua dạy”. Phương pháp này được phát triển bởi Giáo sư - Tiến sĩ Jean-Pol Martin - một giáo sư dạy tiếng Pháp ở Munich (Đức).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Học qua dạy - một phương pháp giảng dạy mớiHỌC QUA DẠY - MỘT PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MỚI Huỳnh Đức Thiện1 Nguyễn Thị Diệu Hiền2 Tóm tắt: Trong bài viết này các tác giả giới thiệu một phương pháp giảng dạy cóthể áp dụng cho sinh viên các trường Đại học ở Việt Nam, đó là “học qua dạy”. Phươngpháp này được phát triển bởi Giáo sư - Tiến sĩ Jean-Pol Martin - một giáo sư dạy tiếngPháp ở Munich (Đức). Phương pháp giảng dạy này có nhiều ưu điểm nổi bật như chútrọng về chất, kết hợp lý thuyết với thực tiễn, khai thác tối đa tính sáng tạo, năng động,tự chủ của sinh viên… Nói chung đây là một phương pháp có thể giúp nâng cao chấtlượng giáo dục tại Việt Nam. Từ khóa: Phương pháp giảng dạy, Phương pháp giảng dạy mới, Đại học, Học quadạy, Giáo dục Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Chất lượng của giáo dục đào tạo các cấp học hiện đang là đề tài tranh luận nóngbỏng tại Việt Nam. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế là những đòi hỏi vềchất lượng ngày càng cao của thị trường nhân lực. Việc không đáp ứng được nhu cầu nàycủa thị trường nhân lực đã để lộ những thiếu sót trong nội dung và phương thức giáo dụchiện hành tại Việt Nam. Nhìn chung, giáo dục ở nước ta vẫn còn chú ý nhiều về lượngchứ chưa đặt nặng về chất, nên chương trình học tuy dài mà không sâu, nặng về lý thuyếtmà nhẹ về áp dụng thực tiễn, chỉ chú trọng trang bị kiến thức mà không trang bị đượccho sinh viên các kỹ năng cần thiết trong giao tiếp, làm việc ngoài xã hội. Để khắc phụcnhững thiếu sót này, ngành giáo dục nước ta đang thực hiện một số thay đổi đáng kể, màmột trong số đó là việc chuyển đổi đào tạo hệ tập trung thành hệ tín chỉ, đang được từngbước thực hiện tại các trường đại học trên khắp cả nước. Trong khuôn khổ bài báo cáo này, xin được giới thiệu một phương pháp giảng dạymới có nhiều ưu điểm nổi bật như chú trọng về chất, kết hợp lý thuyết với thực tiễn, bêncạnh việc trang bị kiến thức còn trang bị các kỹ năng xã hội cần thiết, khai thác tối đatính sáng tạo, năng động, tự chủ của sinh viên…, một phương pháp có thể giúp nâng caochất lượng giáo dục tại Việt Nam: phương pháp “Học qua dạy”. 2. Thực trạng của việc áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến tại ViệtNam Trong những năm gần đây, ta thường nghe nói đến các quan điểm, phương phápgiảng dạy tiên tiến trên thế giới như quan điểm lấy người học làm trung tâm, phương1. TS., Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM2. ThS., Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM. 102 HUỲNH ĐỨC THIỆN - NGUYỄN THỊ DIỆU HIỀNpháp giảng dạy giao tiếp, tương tác,… Tuy nhiên, thực trạng đáng buồn là các phươngpháp này vẫn chưa được áp dụng sâu rộng tại Việt Nam, với nhiều lý do khác nhau, trongđó thông dụng nhất vẫn là các lý do khách quan như sĩ số lớp quá đông, chương trình họcquá nhiều, lượng giờ dạy của giảng viên quá cao, không đủ thời gian cho việc chuẩn bịvà áp dụng phương pháp mới. Được sử dụng phổ biến nhất vẫn là phương pháp đứng lớpgiảng bài, với các ưu điểm như bài giảng rõ ràng, có cấu trúc mạch lạc, tận dụng đượchiệu quả thời gian trên lớp để tập trung giải quyết các nội dung và các bài tập chủ yếu,đảm bảo được tiến độ giảng dạy, đảm bảo hoàn tất chương trình đúng thời hạn… Nhượcđiểm của phương pháp này là thái độ thụ động của sinh viên khi lĩnh hội kiến thức mới,không phát triển được tính năng động và sáng tạo của sinh viên, đồng thời cũng rất khócó thể đảm bảo việc nội dung giảng dạy trên lớp được sinh viên hấp thụ hoàn toàn. Ởphương pháp này, yếu tố quyết định cho chất lượng của việc tiếp thụ thông tin chính làtốc độ của việc truyền đạt thông tin, tuy nhiên, dù có cố gắng đến đâu trong việc lựa chọntốc độ giảng bài thích hợp, người giảng viên vẫn chỉ có thể đáp ứng được tốc độ tiếp thucủa một thiểu số trong lớp mà thôi. Ở một số ít giờ dạy theo phương pháp tương tác hay giao tiếp, thường là các giờdạy ngoại ngữ, ta có thể thấy thái độ học tập năng động hơn của sinh viên thông qua cáchoạt động tiêu biểu như thuyết trình, làm bài tập nhóm hay thực hiện đề án, trong đó,hoạt động thực hiện đề án được coi như một hình thức học tốt nhất, đẩy sinh viên vào vịtrí trung tâm, tạo điều kiện tối đa cho việc phát triển tính năng động và sáng tạo của sinhviên. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là làm sao có thể áp dụng một cách thường xuyên và nhấtquán phương pháp “hành động” này vào các chương trình học có nội dung thuần túy lýthuyết, được sắp xếp theo thứ tự từ dễ tới khó, như chương trình môn toán, hay chươngtrình ngữ pháp tiếng Đức chẳng hạn. Đây chính là nhược điểm của phương pháp tươngtác hay giao tiếp đang rất được ca ngợi hiện nay. Một phương pháp giảng dạy mới, được phát triển dựa trên các nguyên tắc tươngtự như của phương pháp giao tiếp, nhưng lại có thể khắc phục được nhược điểm củaphương pháp này, chính là p ...

Tài liệu được xem nhiều: