Danh mục

Học tập cá nhân hóa: Cơ sở lí thuyết và một vài hướng tiếp cận khi sử dụng trong học tập và nghiên cứu ở trường đại học

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 282.20 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết, tác giả hệ thống lại một số khái niệm về học tập cá nhân hóa do các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã đưa ra, với mong muốn bước đầu nhằm giúp người đọc có cái nhìn cụ thể hơn về một hình thức học tập có nhiều ưu điểm như: giúp người học chủ động hơn trong cách lĩnh hội kiến thức, lấy người học làm trung tâm,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Học tập cá nhân hóa: Cơ sở lí thuyết và một vài hướng tiếp cận khi sử dụng trong học tập và nghiên cứu ở trường đại học HỌC TẬP CÁ NHÂN HÓA: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ MỘT VÀI HƯỚNG TIẾP CẬN KHI SỬ DỤNG TRONG HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dương Thị Thu Thúy1 Tóm tắt: Học tập cá nhân hóa là một xu hướng học tập tất yếu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại hình thức học tập này còn khá mới lạ đối với nền giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Trong bài viết, tác giả hệ thống lại một số khái niệm về học tập cá nhân hóa do các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã đưa ra, với mong muốn bước đầu nhằm giúp người đọc có cái nhìn cụ thể hơn về một hình thức học tập có nhiều ưu điểm như: giúp người học chủ động hơn trong cách lĩnh hội kiến thức, lấy người học làm trung tâm,... Bên cạnh đó bài viết đưa ra một số hướng tiếp cận đối với hình thức học tập này, đặc biệt là sinh viên, họ với vai trò người học đủ khả năng không chỉ tiếp cận kiến thức mà còn có thể tự điều chỉnh và kiểm soát việc học, việc nghiên cứu của chính mình. Từ đó, các bạn sinh viên sẽ phát triển các kĩ năng tự điều chỉnh việc học, tự thiết kế con đường học tập của bản thân và trau dồi nghề nghiệp trong tương lai. Từ khoá: học tập cá nhân hóa, tính linh hoạt chủ động học tập, người học làm trung tâm, học tập tự điều chỉnh 1. Mở đầu Học tập cá nhân đã tồn tại hàng trăm năm dưới hình thức học nghề. Khi các công nghệ giáo dục bắt đầu phát triển mạnh vào nửa cuối thế kỉ trước, việc học tập được cá nhân hóa dưới dạng các hệ thống dạy kèm thông minh. Học tập cá nhân hóa gần đây đã được phổ cập rộng rãi tại nhiều quốc gia và thu hút sự chú ý của các nhà giáo dục. Phương pháp học cá nhân hóa hiệu quả giúp người học tăng động lực và hứng thú học tập, từ đó cải thiện kết quả học tập (Shemshack, A., & Spector, J. M, 2020). Theo Lee và cộng sự (Lee, D., Huh, Y., Lin, C. Y., & Reigeluth, C. M, 2018), học tập cá nhân hóa nên trở thành một giải pháp giúp việc học hỏi đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với trải nghiệm cá nhân của mỗi người học, nhờ đó giúp họ phát huy tối đa tiềm năng thông qua nội dung được giảng dạy, cách thức và nhịp độ mà nội dung đó được truyền đạt. Học tập cá nhân hóa giúp việc học đáp ứng được nhu cầu của cá nhân, sở thích của người học trong những tình huống giải quyết đa dạng trong thực tế giảng dạy. Dạy học cá nhân hóa đang trở thành một xu hướng tất yếu trong bối cảnh dạy học của thế kỉ 21. Đặc biệt, trong môi trường dạy và học ở trường đại học, là một nơi có nhiều thuận lợi để chúng ta có thể triển khai học tập cá nhân hóa. Thật vậy, giờ đây trong tất cả các trường đại học, thiết bị công nghệ thông tin đầy đủ, sinh viên đều có máy tính cá 1. Thạc sĩ, Trường Đại học Quảng Nam 185 HỌC TẬP CÁ NHÂN HÓA: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ MỘT VÀI HƯỚNG TIẾP CẬN... nhân hoặc điện thoại thông minh, mạng internet phủ rộng khắp giảng đường, sinh viên đã đủ thành thạo để tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin… Với tất cả những lợi thế đó học tập cá nhân hóa sẽ dễ dàng được áp dụng hơn trong môi trường dạy và học ở trường đại học. Với bất kì hình thức học tập nào thì việc tiếp cận nó như thế nào cũng đóng một vai trò không nhỏ. Học tập cá nhân hóa cũng không ngoại lệ, với bài viết của mình, tác giả đưa ra hai hướng tiếp cận hình thức học tập này, cùng với các bước để tiến hành học tập cá nhân hóa trong một môi trường học tập ở trường đại học. 2. Nội dung 2.1. Khái niệm Học tập cá nhân hóa Theo Watson, W. R., & Watson, S. L. (2016) mô tả: “Cá nhân hóa... là một quá trình có hệ thống để tổ chức một trường học thành công. Đó là một nỗ lực để đạt được sự cân bằng giữa các đặc điểm của người học và đặc điểm của môi trường học tập, giữa những gì thách thức và hiệu quả và những gì vượt quá khả năng hiện tại của học sinh. Đó là một nỗ lực có hệ thống của nhà trường nhằm tính đến các đặc điểm của từng học sinh và các phương pháp giảng dạy hiệu quả trong việc tổ chức môi trường học tập. Đó là một quá trình học tập trong đó nhà trường giúp học sinh đánh giá tài năng và nguyện vọng của chính mình, hoạch định một lộ trình để đạt được mục đích của chính họ, hợp tác làm việc với những người khác trong các nhiệm vụ đầy thử thách, duy trì hồ sơ khám phá của họ và chứng minh việc học tập của họ theo các tiêu chuẩn rõ ràng trong nhiều phương tiện truyền thông khác nhau, tất cả đều có sự hỗ trợ chặt chẽ của những người cố vấn và hướng dẫn người lớn (trang 221). Bray và McClaskey cũng xác định cá nhân hóa bằng cách so sánh nó với sự khác biệt hóa và cá nhân hóa trong một biểu đồ thể hiện bản chất cá nhân hóa lấy người học làm trung tâm và hướng đến người học, đồng thời họ xem xét một số nghiên cứu có liên quan về cá nhân hóa. Khi tìm kiếm một ngôn ngữ chung cho việc học cá nhân hóa, họ định nghĩa điều đó có nghĩa ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: