Danh mục

Vấn đề bảo đảm chất lượng hàng hoá trong giao dịch qua sàn thương mại điện tử

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 268      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích vấn đề bảo đảm chất lượng hàng hoá trong giao dịch qua sàn thương mại điện tử và đưa ra một số kiến nghị nhằm bảo đảm chất lượng hàng hoá, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề bảo đảm chất lượng hàng hoá trong giao dịch qua sàn thương mại điện tử VẤN ĐỀ BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ TRONG GIAO DỊCH QUA SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ThS. Nguyễn Thị Trúc Phương Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum Tóm tắt: Cùng với sự phát triển của cách mạng công nghệ 4.0, thương mại điện tử tại Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ, phù hợp xu hướng chung của thời đại và trở thành kênh phân phối hiện đại với nhiều tiện ích. Tuy nhiên, hoạt động thương mại điện tử vẫn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng. Bài viết phân tích vấn đề bảo đảm chất lượng hàng hoá trong giao dịch qua sàn thương mại điện tử và đưa ra một số kiến nghị nhằm bảo đảm chất lượng hàng hoá, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Người tiêu dùng, chất lượng hàng hoá, thương mại điện tử GUARANTEEING QUALITY OF GOODS IN E-COMMERCE TRANSACTIONS Abstract: Along with the development of the 4.0 technology revolution, e-commerce in Vietnam has had strong development, in line with the general trend of the times and has become a modern distribution channel with many utilities. However, e-commerce activities still have many potential risks affecting the interests of consumers. The article analyzes the problem of ensuring the quality of goods in e-commerce transactions and makes some recommendations to ensure the quality of goods, contributing to protecting the interests of consumers in e-commerce in Vietnam. Keywords: Consumers, goods quality, e-commerce 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, thương mại điện tử đã trở thành hình thức kinh doanh phổ biến và có tốc độ phát triển nhất nhanh. Theo báo cáo 'Nền kinh tế Internet Đông Nam Á' năm 2019 của Google và Temasek, tốc độ tăng trưởng doanh thu kinh tế Internet của Việt Nam đạt khoảng 25%/năm, ước đạt 43 tỷ USD vào năm 2025 (Bộ Công thương (2021). Cũng theo báo cáo này, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng về thị phần bán lẻ thuộc top ba của khu vực Đông Nam Á. Từ năm 2015 đến nay, tốc độ tăng trưởng của ba nền kinh tế Internet lớn nhất khu vực Đông Nam Á đạt trung bình từ 30-35%, theo đó, Việt Nam là 38%, đứng đầu là Indonesia với 49% và thứ 3 là Philipine với 32%. Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử thì sự ra đời, phát triển của các sàn thương mại điện tử là điều tất yếu. Ở Việt Nam hiện nay đã có sự hiện diện của nhiều sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Hotdeal, Zalora, Adayroi, Lotte, Chodientu, Zanado, v.v. Ngoài ra còn có rất nhiều website thương mại điện tử bán hàng của các thương nhân. Điều đó tạo nên sự sôi động, hấp dẫn của thị trường hàng hóa và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp và người tiêu dùng. 710 Có thể nói, cùng với sự phát triển của cách mạng công nghệ 4.0, thương mại điện tử tại Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ, phù hợp xu hướng chung của thời đại và trở thành kênh phân phối hiện đại với nhiều tiện ích, được rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Người tiêu dùng chỉ cần truy cập mạng internet, đặt sản phẩm mình thích với một vài thao tác đơn giản trên máy tính hoặc điện thoại, không phải mất nhiều thời gian đi đến các cửa hàng, cũng không phải chờ đợi thanh toán là có thể đặt mua cho mình các món hàng mong muốn. Sản phẩm sau đó sẽ được giao đến tận nơi theo yêu cầu. Bên cạnh những lợi ích thiết thực không thể chối bỏ thì hoạt động mua bán hàng hoá qua sàn thương mại điện tử vẫn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro như mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Trong bài viết này tác giả sử dụng chủ yếu là phương pháp phân tích, bình luận và phương pháp tổng hợp để phân tích một cách tổng quan những vấn đề về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử, trong đó tập trung phân tích vấn đề bảo đảm chất lượng hàng hoá trong giao dịch qua sàn thương mại điện tử và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện vấn đề này. 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Tổng quan nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy một số công trình liên quan đến đề tài, cụ thể như sau: - Nguyễn Thị Ngọc Anh, Lê Minh Chiến (2020). Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất. Tập 61. Kỳ 5 (87-96). Tr 89. - Bộ Thông tin và Truyền thông, Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện Luật giao dịch điện tử, gửi kèm văn bản số 3364/BTTTT-CATTT ngày 31/8/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc Báo cáo Tổng kết tình hình thi hành Luật Giao dịch điện tử, năm 2020 - Nguyễn Thành Đức, Trách nhiệm của sàn thương mại điện tử đối với hàng giả, hàng kém chất lượng, kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tr ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: