Học tập tổng hợp trong môn 'Nghiên cứu xã hội' và 'Thời gian học tập tổng hợp' ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 408.64 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này sẽ khái quát lại những nét cơ bản nhất về học tập tổng hợp trong môn “Nghiên cứu Xã hội” và “Thời gian học tập tổng hợp” ở Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Mặc dù có sự dao động giữa “học tập tổng hợp” và “học tập phân hóa” nhưng “học tập tổng hợp” với triết lý giáo dục nên người công dân dân chủ vẫn là dòng chảy xuyên suốt trong giáo dục Nhật Bản từ 1945 đến nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Học tập tổng hợp trong môn “Nghiên cứu xã hội” và “Thời gian học tập tổng hợp” ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 Học tập tổng hợp trong môn “Nghiên cứu xã hội” và “Thời gian học tập tổng hợp” ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai NCS.Nguyễn Quốc Vương* Tóm tắt Bài viết này sẽ khái quát lại những nét cơ bản nhất về học tập tổng hợp trong môn“Nghiên cứu Xã hội” và “Thời gian học tập tổng hợp” ở Nhật Bản từ sau Chiến tranh thếgiới thứ hai đến nay. Mặc dù có sự dao động giữa “học tập tổng hợp” và “học tập phânhóa” nhưng “học tập tổng hợp” với triết lý giáo dục nên người công dân dân chủ vẫn làdòng chảy xuyên suốt trong giáo dục Nhật Bản từ 1945 đến nay. Những thành quả đạtđược và những vấn đề đang đặt ra đối với giáo dục Nhật Bản sẽ là những thông tin thamkhảo hữu ích cho những người làm cải cách giáo dục ở Việt Nam. Từ khóa: học tập tổng hợp, học tập phân hóa, Nghiên cứu xã hội, Thời gian học tậptổng hợp, cải cách giáo dục thời hậu chiến…. 1. Dẫn nhập Ở Việt Nam, “Đề án đổi mới giáo dục căn bản toàn diện” hiện đang được các cơquan có liên quan xúc tiến triển khai. Có thể coi việc thực hiện đề án này như là cuộc cảicách giáo dục lần thứ tư trong lịch sử giáo dục Việt Nam tính từ năm 1945. Trong đề ánnày, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau 2015 là một nội dung quan trọng vàđịnh hướng “dạy học tích hợp”, “dạy học phân hóa” được coi là một trong những địnhhướng cơ bản. Tuy nhiên, xét ở cả phương diện lý luận và thực tiễn, “dạy học tích hợp” và“dạy học phân hóa” ở Việt Nam vẫn còn ở mức độ sơ khai. Cải cách giáo dục là công việc hệ trọng có quan hệ mật thiết đến sự thịnh suy củaquốc gia-dân tộc và tương lai của nhiều thế hệ vì vậy nó cần phải được tiến hành dựa trêncác nghiên cứu khoa học, có cơ sở lý luận và thực tiễn thuyết phục thay vì tiến hành theokinh nghiệm, ý chí chủ quan hoặc chỉ chú trọng du nhập phần “kĩ thuật” thuần túy từthành tựu giáo dục của thế giới. Từ quan điểm này, tôi muốn phác thảo ở đây một vài nétcó tính chất khái quát về sự tồn tại và những biểu hiện của “học tập tổng hợp”2 trong môn“Nghiên cứu Xã hội” và “Thời gian học tập tổng hợp” ở Nhật Bản sau năm 1945. Hy vọng* Giảng viên Khoa Lịch sử - Trường ĐHSP Hà Nội -Nghiên cứu sinh Đại học Kanazawa (Nhật Bản)2 Cho đến thời điểm hiện tại (2014) tôi chưa tìm thấy thuật ngữ “tích hợp” trong giáo dục Nhật Bản màchỉ thấy “học tập tổng hợp” vì vậy ở đây tôi sẽ sử dụng thuật ngữ “tổng hợp” thay cho “tích hợp”. Mặtkhác, theo tôi bản thân thuật ngữ “dạy học tích hợp” trong tiếng Việt cũng cần được tiếp tục bàn luậnkĩ thêm. 81 DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015những thông tin về chúng sẽ có giá trị tham khảo hữu ích cho những người có liên quantới công cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam. 2. Nội dung 2.1. Học tập tổng hợp trong môn “Nghiên cứu Xã hội” 2.1.1. Sự ra đời, mục tiêu - triết lý của môn “Nghiên cứu Xã hội” Môn “Nghiên cứu Xã hội” (Social Studies) là môn học hoàn toàn mới lần đầu tiênxuất hiện ở Nhật Bản năm 1947 trong cuộc cải cách giáo dục toàn diện nhằm xây dựngnước Nhật “hòa bình - dân chủ - tôn trọng nhân quyền”3. Có thể nói sự ra đời của mônhọc này là kết quả của sự phản tỉnh về nền giáo dục quân phiệt tước đoạt quyền tự do củacon người tồn tại suốt một thời gian dài trước đó và việc tiếp nhận thành tựu giáo dục Mĩ.Cả chính quyền và những người làm giáo dục ở Nhật Bản khi ấy đều kỳ vọng vào mônhọc được coi là hạt nhân của công cuộc cải cách giáo dục nhằm xây dựng nền giáo dụcdân chủ này. Thực tế lịch sử sau đó đã chứng minh “Nghiên cứu Xã hội”4 (gọi tắt là mônXã hội) - môn học tổng hợp 3 môn “Địa lý”, “Lịch sử”, “Công dân” đã đóng vai trò vôcùng quan trọng trong việc giáo dục nên những người công dân mới. Sau năm 1945, giáo dục Nhật Bản có sự chuyển đổi 180 độ về mục tiêu - triết lýgiáo dục. Triết lý giáo dục mới được xây dựng dựa trên 3 nguyên lý trụ cột của bản Hiếnpháp 1946. Quốc gia mà quốc dân Nhật Bản mong ước và cam kết xây dựng giờ đây làquốc gia “hòa bình - dân chủ - tôn trọng nhân quyền” vì vậy mục tiêu giáo dục không cònlà những thần dân “trung quân ái quốc” mà là những người CÔNG DÂN có khả năng xâydựng và bảo vệ xã hội dân chủ. Môn “Xã hội” ra đời năm 1947 trong khóa trình giáo dục mới là sản phẩm của sựhợp tác giữa ba bên: Sứ đoàn giáo dục đến từ Mĩ5, Ủy ban cải cách giáo dục Nhật Bản vànhững người làm giáo dục ở Nhật Bản. Môn “Xã hội” là nơi thể hiện tập trung nhất triết lýcủa nền giáo dục mới6. Về mặt hình thức - cấu tạo, môn “Xã hội” là sự kết hợp giữa “Lịchsử”, “Địa lý”, “Công dân”- nhưng nó không đơn thuần chỉ là phép cộng cơ học cá ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Học tập tổng hợp trong môn “Nghiên cứu xã hội” và “Thời gian học tập tổng hợp” ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 Học tập tổng hợp trong môn “Nghiên cứu xã hội” và “Thời gian học tập tổng hợp” ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai NCS.Nguyễn Quốc Vương* Tóm tắt Bài viết này sẽ khái quát lại những nét cơ bản nhất về học tập tổng hợp trong môn“Nghiên cứu Xã hội” và “Thời gian học tập tổng hợp” ở Nhật Bản từ sau Chiến tranh thếgiới thứ hai đến nay. Mặc dù có sự dao động giữa “học tập tổng hợp” và “học tập phânhóa” nhưng “học tập tổng hợp” với triết lý giáo dục nên người công dân dân chủ vẫn làdòng chảy xuyên suốt trong giáo dục Nhật Bản từ 1945 đến nay. Những thành quả đạtđược và những vấn đề đang đặt ra đối với giáo dục Nhật Bản sẽ là những thông tin thamkhảo hữu ích cho những người làm cải cách giáo dục ở Việt Nam. Từ khóa: học tập tổng hợp, học tập phân hóa, Nghiên cứu xã hội, Thời gian học tậptổng hợp, cải cách giáo dục thời hậu chiến…. 1. Dẫn nhập Ở Việt Nam, “Đề án đổi mới giáo dục căn bản toàn diện” hiện đang được các cơquan có liên quan xúc tiến triển khai. Có thể coi việc thực hiện đề án này như là cuộc cảicách giáo dục lần thứ tư trong lịch sử giáo dục Việt Nam tính từ năm 1945. Trong đề ánnày, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau 2015 là một nội dung quan trọng vàđịnh hướng “dạy học tích hợp”, “dạy học phân hóa” được coi là một trong những địnhhướng cơ bản. Tuy nhiên, xét ở cả phương diện lý luận và thực tiễn, “dạy học tích hợp” và“dạy học phân hóa” ở Việt Nam vẫn còn ở mức độ sơ khai. Cải cách giáo dục là công việc hệ trọng có quan hệ mật thiết đến sự thịnh suy củaquốc gia-dân tộc và tương lai của nhiều thế hệ vì vậy nó cần phải được tiến hành dựa trêncác nghiên cứu khoa học, có cơ sở lý luận và thực tiễn thuyết phục thay vì tiến hành theokinh nghiệm, ý chí chủ quan hoặc chỉ chú trọng du nhập phần “kĩ thuật” thuần túy từthành tựu giáo dục của thế giới. Từ quan điểm này, tôi muốn phác thảo ở đây một vài nétcó tính chất khái quát về sự tồn tại và những biểu hiện của “học tập tổng hợp”2 trong môn“Nghiên cứu Xã hội” và “Thời gian học tập tổng hợp” ở Nhật Bản sau năm 1945. Hy vọng* Giảng viên Khoa Lịch sử - Trường ĐHSP Hà Nội -Nghiên cứu sinh Đại học Kanazawa (Nhật Bản)2 Cho đến thời điểm hiện tại (2014) tôi chưa tìm thấy thuật ngữ “tích hợp” trong giáo dục Nhật Bản màchỉ thấy “học tập tổng hợp” vì vậy ở đây tôi sẽ sử dụng thuật ngữ “tổng hợp” thay cho “tích hợp”. Mặtkhác, theo tôi bản thân thuật ngữ “dạy học tích hợp” trong tiếng Việt cũng cần được tiếp tục bàn luậnkĩ thêm. 81 DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015những thông tin về chúng sẽ có giá trị tham khảo hữu ích cho những người có liên quantới công cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam. 2. Nội dung 2.1. Học tập tổng hợp trong môn “Nghiên cứu Xã hội” 2.1.1. Sự ra đời, mục tiêu - triết lý của môn “Nghiên cứu Xã hội” Môn “Nghiên cứu Xã hội” (Social Studies) là môn học hoàn toàn mới lần đầu tiênxuất hiện ở Nhật Bản năm 1947 trong cuộc cải cách giáo dục toàn diện nhằm xây dựngnước Nhật “hòa bình - dân chủ - tôn trọng nhân quyền”3. Có thể nói sự ra đời của mônhọc này là kết quả của sự phản tỉnh về nền giáo dục quân phiệt tước đoạt quyền tự do củacon người tồn tại suốt một thời gian dài trước đó và việc tiếp nhận thành tựu giáo dục Mĩ.Cả chính quyền và những người làm giáo dục ở Nhật Bản khi ấy đều kỳ vọng vào mônhọc được coi là hạt nhân của công cuộc cải cách giáo dục nhằm xây dựng nền giáo dụcdân chủ này. Thực tế lịch sử sau đó đã chứng minh “Nghiên cứu Xã hội”4 (gọi tắt là mônXã hội) - môn học tổng hợp 3 môn “Địa lý”, “Lịch sử”, “Công dân” đã đóng vai trò vôcùng quan trọng trong việc giáo dục nên những người công dân mới. Sau năm 1945, giáo dục Nhật Bản có sự chuyển đổi 180 độ về mục tiêu - triết lýgiáo dục. Triết lý giáo dục mới được xây dựng dựa trên 3 nguyên lý trụ cột của bản Hiếnpháp 1946. Quốc gia mà quốc dân Nhật Bản mong ước và cam kết xây dựng giờ đây làquốc gia “hòa bình - dân chủ - tôn trọng nhân quyền” vì vậy mục tiêu giáo dục không cònlà những thần dân “trung quân ái quốc” mà là những người CÔNG DÂN có khả năng xâydựng và bảo vệ xã hội dân chủ. Môn “Xã hội” ra đời năm 1947 trong khóa trình giáo dục mới là sản phẩm của sựhợp tác giữa ba bên: Sứ đoàn giáo dục đến từ Mĩ5, Ủy ban cải cách giáo dục Nhật Bản vànhững người làm giáo dục ở Nhật Bản. Môn “Xã hội” là nơi thể hiện tập trung nhất triết lýcủa nền giáo dục mới6. Về mặt hình thức - cấu tạo, môn “Xã hội” là sự kết hợp giữa “Lịchsử”, “Địa lý”, “Công dân”- nhưng nó không đơn thuần chỉ là phép cộng cơ học cá ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Học tập tổng hợp Nghiên cứu xã hội Thời gian học tập tổng hợp Chiến tranh thế giới thứ hai Học tập phân hóa Triết lý giáo dụcTài liệu liên quan:
-
Quan niệm về tự do của con người trong triết lý giáo dục của chủ nghĩa hiện sinh
11 trang 156 0 0 -
Tư tưởng sư phạm tích hợp: Từ ngữ nghĩa và triết lý
6 trang 72 0 0 -
Giải bài Nhật Bản SGK Lịch sử 9
2 trang 49 0 0 -
Giải bài Các nước Mĩ La - Tinh SGK Lịch sử 9
3 trang 48 0 0 -
Ebook Lịch sử triết học Phương Đông (Tập 2): Phần 2 - Nguyễn Đăng Thục
252 trang 47 0 0 -
Giải bài Nước Mĩ SGK Lịch sử 9
2 trang 46 0 0 -
Đề tài: Vấn đề triết học về con người và con người trong quá trình đổi mới hiện nay
18 trang 42 0 0 -
Giải bài Các nước Đông Bắc Á SGK Lịch sử 12
3 trang 41 0 0 -
Đề cương giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Thăng Long
8 trang 38 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Hưng Đạo, Châu Đức
8 trang 37 0 0