Danh mục

Tư tưởng sư phạm tích hợp: Từ ngữ nghĩa và triết lý

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 53      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết bàn luận sự đồng tình về “tích hợp – thành phần quen thuộc trong triết lý về phương pháp giáo dục và dạy học ở Việt Nam”, sau đây là những thông tin bước đầu từ góc nhìn lịch sử và ngữ nghĩa về tích hợp, góp phần nâng hiệu quả giới thiệu “tích hợp – dưới dạng phương pháp”. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư tưởng sư phạm tích hợp: Từ ngữ nghĩa và triết lý DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 Tư tưởng sư phạm tích hợp: Từ ngữ nghĩa và triết lý ThS. Hoàng Ngọc Hùng* Từ một quy luật, triết lý, tư tưởng tích hợp được cụ thể hóa thành phương pháp, giảipháp, kỹ thuật, kỹ năng trong giáo dục, giảng dạy; vì vậy, cách giới thiệu về tích hợp làmột trong các nguyên nhân làm cho nhà giáo thấy mông lung, nặng nề hay thấy nó quenđến mức không cần hiểu thêm để nâng hiệu quả hoạt động sư phạm. Từ sự đồng tình về “tích hợp – thành phần quen thuộc trong triết lý về phương phápgiáo dục và dạy học ở Việt Nam”, sau đây là những thông tin bước đầu từ góc nhìn lịch sửvà ngữ nghĩa về tích hợp, góp phần nâng hiệu quả giới thiệu “tích hợp – dưới dạng phươngpháp”. 1. Lịch sử 1.1. Triết lý Ở Việt Nam, từ thời Pháp thuộc, tư tưởng sư phạm tích hợp (về nội dung tri thức) đãđược thể hiện rõ nhất ở môn Cách trí (dạy về cấu tạo cơ thể người + Vệ sinh cơ thể người+ Môi trường và thiên nhiên); tên môn học là “Cách trí” xuất phát từ cụm từ “cách vật trítri”. Việc nói gọn “cách vật trí tri” thành “cách trí” không chỉ là sự rút gọn ngôn từ mà cònthể hiện tư tưởng dạy (và) học, triết lý giáo dục, bấy giờ qua việc “phối hợp các hoạt độngkhác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo đảm sự hài hòa chức năngvà mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy – tích hợp”. Trong Triết sử Trung Hoa, cụm từ “cách vật trí tri” xuất hiện đầu tiên trong sách Đạihọc, thuộc Tứ Thư (Trung Dung, Đại Học, Luận Ngữ, Mạnh Tử) của phái Nho gia. SáchĐại học được Tăng Tử, cháu nội Khổng Tử trích từ bộ Lễ Ký, gồm 2 phần: phần I lànhững lời do Khổng Tử truyền cho Tăng Tử để dạy người phép tu tề; phần II là giảng giảicủa Tăng Tử về phần I. Trong “8 điều mục” thuộc phần I, sách dạy: “Trí tri tại cách vật, vật cách nhi hậu trichí” (trí thức biết được do tiếp xúc với sự vật, vật được tiếp xúc rồi sau đó tri thức mớiđến). - Trịnh Huyền đời Đông Hán giải: “Cách là đến cùng, vật như là sự vật”. - Phái Trình – Chu đời Tống nhấn mạnh: Tri thức vốn có ở người, nhưng ảnhhưởng của vật dụng làm cho mất đi, cần phải “cách vật” hoặc “tức vật cùng lí” để lấy lại.Trình Di giải: “Cách như là xét đến cùng, vật như là lí. Như vậy là xét đến cùng lí vậy”* Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng 26 DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015(“Nhị Trình di thư”, Cuốn 18). Chu Hy giải: “Nói muốn đạt đến cái biết của ta thì căn cứvào vật và xét đến cùng cái lí của nó” (“Tứ Thư”, chương cuối, tập chú). - Trình Hạo và Lục Tượng Sơn (siêu hình): Vũ trụ chưa hề cách ly con người,nhưng con người tự cách ly vũ trụ. Việc học là nhằm bỏ che lấp ấy để trở về bản thể. Cáicần biết, cần đạt tới là cái tâm. - Cách vật là khảo sát cái tâm. Cái thể của tâm rất lớn. Nếu có thể phát huy đượccùng cực của tâm ta, thì sẽ hòa hợp với Trời. - Vương Dương Minh kế thừa tư tưởng trên đây và đưa ra một số kiến giải khiếnhệ tư tưởng siêu hình trở nên mạch lạc. Khi có người hỏi ông: “nếu bảo trong trời đấtkhông có vật gì ở ngoài tâm, vậy hoa kia trong núi sâu, tự nở tự tàn, thì có liên quan gì tớitâm?” Vương Dương Minh giải thích: “Khi ngươi chưa xem hoa, hoa kia và tâm ngươicùng là tĩnh mịch. Khi ngươi đến xem hoa, thì sắc hoa kia phút chốc trở thành rõ ràng.Mới biết hoa kia không phải ở ngoài tâm ngươi (Truyền Tập Lục, Quyển 3). Một đoạnkhác của sách này chép lời Vương Dương Minh: “Minh linh (tâm) ta là chủ tể của TrờiĐất, quỷ thần, muôn vật… Trời Đất, quỷ thần, muôn vật mà tách khỏi minh linh ta thìkhông còn có Trời Đất, quỷ thần, muôn vật nữa” (Quyển 3). - Vũ trụ là một toàn thể tâm linh, trong đó chỉ có một thế giới là thế giới thực tại vàhữu hình mà ta kinh nghiệm lấy. Vì thế, không có chỗ cho thế giới trừu tượng – như kiếngiải về “lý” của Chu Hi (xét đến cùng cái lý của sự vật). Với Vương Dương Minh, “tâm”và “lý” là một) - Theo Vương Dương Minh, “cách” (trong “cách vật”, “cải cách”) có nghĩa là sửa,hay chính (sửa cho đúng); vật có nghĩa là sự vật, và cũng có nghĩa là sự việc; sự việckhông chỉ gọn trong sự kiện, mà còn bao hàm ý nghĩa đạo đức, luân lý; như hướng vàohiếu kính cha mẹ, thì hiếu kính cha mẹ là một “vật”. Như thế, “vật” có ý nghĩa trọn toànbộ các khía cạnh liên quan và thuộc về đời sống con người. - Theo nghĩa này, “cách vật” không có nghĩa là “tìm hiểu sự vật”, mà có nghĩa là“chính việc”, tức làm cho ngay chính sự vật, sự việc. Điều này đồng nghĩa với việc ta đạttới cùng lương tri của tâm ta đối với sự vật; lúc đó, ở mỗi sự vật ta đều đạt được cái lý củanó. - Cách vật là sự triển khai ý niệm “làm sáng đức sáng” (tại minh minh đức) nói đếntrong sách Đại học. Tuy nhiê ...

Tài liệu được xem nhiều: