Danh mục

Vận dụng ca dao tục ngữ Việt Nam nhằm khơi dậy niềm say mê học tập của học sinh trong dạy học môn giáo dục công dân – phần công dân với đạo đức

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 142.19 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ca dao, tục ngữ là di sản tinh thần quý báu, là kho tri thức về kinh nghiệm cuộc sống và đạo lí làm người mà ông cha ta đã để lại. Những triết lý giáo dục sâu sắc của nhân dân ta đã được khái quát và đúc kết qua ca dao, tục ngữ sẽ có tác dụng làm cho các bài học GDCD trở nên gần gũi thân thương như lời ru của mẹ, truyện kể của bà.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng ca dao tục ngữ Việt Nam nhằm khơi dậy niềm say mê học tập của học sinh trong dạy học môn giáo dục công dân – phần công dân với đạo đức JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2011, Vol. 56, No. 4, pp. 88-95 VẬN DỤNG CA DAO TỤC NGỮ VIỆT NAM NHẰM KHƠI DẬY NIỀM SAY MÊ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN – PHẦN CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC Đào Thị Ngọc Minh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: lucmanhquan@yahoo.com Tóm tắt. Ca dao, tục ngữ là di sản tinh thần quý báu, là kho tri thức về kinh nghiệm cuộc sống và đạo lí làm người mà ông cha ta đã để lại. Những triết lý giáo dục sâu sắc của nhân dân ta đã được khái quát và đúc kết qua ca dao, tục ngữ sẽ có tác dụng làm cho các bài học GDCD trở nên gần gũi thân thương như lời ru của mẹ, truyện kể của bà. Có nhiều cách khác nhau để vận dụng ca dao, tục ngữ trong việc giảng dạy môn GDCD – phần công dân với đạo đức như: Sử dụng ca dao, tục ngữ trong việc giảng giải kiến thức mới, trong ôn tập và củng cố tri thức, trong kiểm tra đánh giá kiến thức. . . Việc khai thác ca dao, tục ngữ thông qua các bài giảng GDCD là một hướng đi mang bản sắc riêng của nền giáo dục nước nhà. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay. Mong rằng, các bạn đồng nghiệp hãy cùng thắp lên ngọn lửa tình yêu của học sinh với môn GDCD qua việc sưu tầm, vận dụng ca dao tục ngữ trong dạy học bộ môn này, để môn GDCD làm được điều mà cái tên của nó thể hiện – Giáo dục công dân! 1. Đặt vấn đề Giáo dục công dân (GDCD) là một môn khoa học xã hội có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong trường THPT. Cùng với các môn học khác nó góp phần đào tạo người lao động mới vừa có tri thức khoa học, có đạo đức, có năng lực hoạt động thực tiễn, vừa có phẩm chất chính trị tư tưởng, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng, gia đình và bản thân. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn học sinh phổ thông đều chưa ý thức được tầm quan trọng của môn học này nên xem nhẹ, thậm chí coi thường môn học, giờ học môn GDCD đa phần học sinh ít tập trung, học theo kiểu chống đối hoặc làm việc riêng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên song một trong những nguyên nhân cơ bản là do phương pháp dạy của giáo viên chưa tạo được hứng thú và niềm say mê học tập ở học sinh. Vậy làm thế nào để khơi dậy 88 Vận dụng ca dao tục ngữ Việt Nam nhằm khơi dậy niềm say mê học tập... niềm say mê học tập ở các em? Khi tìm hiểu về ca dao, tục ngữ Việt Nam tôi thấy đây là kho tàng trí tuệ rất có ích làm cho giờ giảng môn GDCD thêm sinh động hơn và học sinh say mê, hứng thú học tập hơn. Trong phạm vi bài báo này, tôi xin chia sẻ để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Vai trò của ca dao, tục ngữ trong dạy học môn GDCD – Phần Công dân với đạo đức Ca dao, tục ngữ là di sản tinh thần quý báu, là kho tri thức về kinh nghiệm cuộc sống và đạo lí làm người mà ông cha ta đã để lại. Ca dao tục ngữ chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân. Vì vậy khai thác giá trị của nó để vận dụng vào giảng dạy môn GDCD – phần công dân với đạo đức chắc chắn sẽ khơi dậy được niềm say mê học tập của học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn này. Mục tiêu của phần môn GDCD – Phần công dân với đạo đức là giúp HS nắm vững các giá trị đạo đức của xã hội để từ đó có thái độ tôn trọng các giá trị đạo đức ấy, hình thành những hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Đồng thời có quyết tâm học tập, rèn luyện để tự hoàn thiện bản thân. Để thực hiện mục tiêu đó, nội dung môn GDCD lớp 10 được cấu trúc nhằm giáo dục cho học sinh từ nhận thức đến hành vi đạo đức theo những chuẩn mực cụ thể như: hiếu thảo với ông bà cha mẹ, tôn trọng thầy cô giáo, yêu quê hương đất nước. . . bên cạnh đó giúp các em tự hoàn thiện bản thân thông qua lĩnh hội các khái niệm về lương tâm, trách nhiệm, nhân phẩm, danh dự. . . và thấy được trách nhiệm của mình với cộng đồng, cư xử sao cho hợp chuẩn mực đạo đức. Giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường là một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng như Bác Hồ đã khẳng định: Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên. Đặc biệt, trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, trước sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và mặt trái của cơ chế thị trường đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến đạo đức của giới trẻ hiện nay, một bộ phận thanh thiếu niên đã có những biểu hiện xuống cấp về đạo đức thì việc giáo dục đạo đức cho học sinh càng trở nên quan trọng và cần thiết. Giáo viên cần khai thác những giá trị của đạo đức truyền thống đã được ông cha ta đúc kết trong ca dao tục ngữ để giảng dạy cho học sinh ...

Tài liệu được xem nhiều: