Danh mục

Học thuyết nhà nước pháp quyền: Một số vấn đề trong lịch sử hình thành và phát triển

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 193.39 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 16,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu sơ bộ những vấn đề cơ bản trong lịch sử hình thành và phát triển của tư tưởng Nhà nước pháp quyền từ thời các triết gia Hy Lạp cổ đại cho đến nay, tác giả rút ra kết luận đó là di sản văn hoá pháp lý chung của toàn thể nhân loại, được thừa nhận rộng rãi trên toàn thế giới, chỉ có một thuật ngữ "Nhà nước pháp quyền" thống nhất với những nguyên tắc cơ bản đã được thừa nhận chung. Còn về mặt thực tiễn, xây dựng Nhà nước pháp quyền cho...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Học thuyết nhà nước pháp quyền: Một số vấn đề trong lịch sử hình thành và phát triển Học thuyết nhà nước pháp quyền: Một số vấn đề trong lịch sử hình thành và phát triểnTóm tắt: Nghiên cứu sơ bộ những vấn đề cơ bản trong lịch sử hình thành và pháttriển của tư tưởng Nhà nước pháp quyền từ thời các triết gia Hy Lạp cổ đại chođến nay, tác giả rút ra kết luận đó là di sản văn hoá pháp lý chung của toàn thểnhân loại, được thừa nhận rộng rãi trên toàn thế giới, chỉ có một thuật ngữ Nhànước pháp quyền thống nhất với những nguyên tắc cơ bản đã được thừa nhậnchung. Còn về mặt thực tiễn, xây dựng Nhà nước pháp quyền cho phù hợp với chếđộ xã hội, các điều kiện kinh tế-xã hội, các đặc điểm lịch sử- truyền thống từngnước lại là vấn đề hoàn toàn khác, cần được tiếp tục nghiên cứu.Vừa qua, Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định rõ việc tiếp tụcxây dựng Nhà nước pháp quyền (NNPQ) xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam củanhân dân, do nhân dân và vì nhân dân với tính chất là công cụ bảo vệ một cáchvững chắc các quyền và tự do của nhân dân. Do vậy, trong giai đoạn hiện nay trớckhoa học pháp lý Việt Nam có nhiệm vụ cấp bách và vô cùng quan trọng là: phảitiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa để làm sáng tỏ về mặt khoa học những vấn đềlý luận về NNPQ. Một trong những vấn đề đó là lịch sử hình thành và phát triểncủa NNPQ.Đã từ lâu trong khoa học pháp lý tồn tại một quan điểm phổ biến và được thừanhận chung- trước khi bắt tay vào nghiên cứu bất kỳ một hiện tợng Nhà nước haypháp luật nào, chúng ta cần phải xem xét lịch sử hình thành và phát triển của hiệntượng đó trong quá khứ ra sao, để từ đó phân tính thực trạng của nó trong hiện tạivà dự đoán sự phát triển của nó trong tương lai. Bởi lẽ, theo V.I.Lênin thì trongkhoa học xã hội, phơng pháp lịch sử là phương pháp nghiên cứu chắc chắn vàđáng tin cậy nhất. Do đó, sẽ hoàn toàn lôgíc và có căn cứ là khi nghiên cứu việcxây dựng NNPQ XHCN Việt Nam, thì vấn đề đầu tiên mà chúng ta cần phải xemxét là lịch sử hình thành và phát triển về mặt lý luận của NNPQ với tính chất làmột học thuyết tiên tiến trong khoa học pháp lý.Tuy nhiên, do tính chất đa dạng, phức tạp và nhiều khía cạnh của những vấn đềkhoa học còn đang được tranh luận xung quanh học thuyết về NNPQ (nh lịch sử,khái niệm, bản chất, v.v...), nên trong phạm vi một bài viết đăng trên Tạp chí khoahọc, chúng tôi chỉ có thể đề cập đến những vấn đề nào mà theo quan điểm củachúng tôi là chủ yếu và quan trọng hơn cả.1. Trước hết, ở đây chúng ta cần khẳng định một chân lý: học thuyết về NNPQ,do bản chất tiến bộ, dân chủ và nhân đạo của nó nên đã được thừa nhận là disản pháp lý chung của toàn thể loài người. Vì vậy, về mặt lý luận, khi nói đếnNNPQ trong lịch sử, chúng ta phải chỉ rõ đó chính là trong lịch sử các họcthuyết chính trị-pháp luật, chứ không thể nói một cách đơn giản và chung chunglà trong lịch sử, vì như vậy là thiếu chính xác. Bởi lẽ, trong lịch sử (từ cổ đại đếncận đại), NNPQ chưa bao giờ tồn tại trên thực tế nh là một Nhà nước đúng vớinghĩa của nó (có các cơ quan như cảnh sát, toà án, quân đội, v.v...) mà mới chỉ tồntại như là một học thuyết chính trị - pháp luật (bao gồm hệ thống các tư tưởng,quan điểm, v.v...). Còn về mặt thực tiễn, trong thế kỷ XXI này (thời kỳ hiện đại),NNPQ đang là một thực tại trong thực tiễn quốc tế, hay chính xác hơn- là hiệnthực sinh động ở các nước văn minh và phát triển cao trên thế giới.2. Việc nghiên cứu lịch sử các học thuyết chính trị và pháp luật trên thế giới1 đãcho phép khẳng định một cách xác đáng rằng: sự phôi thai các tư tưởng đầu tiêncủa nhân loại về NNPQ đã có cội nguồn lịch sử từ rất lâu đời. Chẳng hạn, ngaytừ các thế kỷ IX-VI trớc công nguyên (TCN) các nhà tư tưởng của Hy Lạp cổ đạiđã quan niệm là: sự khẳng định các nguyên tắc công bằng, pháp chế và một cuộcsống vĩnh hằng bao giờ cũng gắn liền với quyền năng của các thiên thần trên núiÔlimpơ (đứng đầu là thần Zớt).Lúc bấy giờ, trong các trường ca của Hômer (thế kỷ VIII TCN), đặc biệt là haitrường ca nổi tiếng thế giới Iliát và Ôđixê, thần Zớt được mô tả như một đấngtối cao ban phát công lý chung và trừng trị nghiêm khắc những kẻ gây nên bạo lựchoặc những kẻ phán xét bất công. Dần dần, những quan niệm của Hômer đã đượctiếp tục phát triển trong các sáng tác của bảy nhà thông thái ở Hy Lạp cổ đại(vào các thế kỷ VII-VI TCN)- Falex, Pittác, Perianđr, Biant, Kleôbul, Hilông, vànhất là Xôlông (683-559 TCN)- nhà lập pháp; nhà hoạt động Nhà nước, cải cáchnổi tiếng của Aphin và được coi là người sáng lập ra nền dân chủ Hy Lạp cổ đại.Đồng thời, các quan điểm về pháp chế, pháp luật nh là những cơ sở tồn tại củaNhà nước mà cho đến nay vẫn còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xây dựngcác nền tảng chính trị pháp lý của NNPQ đã được đa ra trong các tác phẩm củabốn nhà tư tưởng nổi tiếng thời cổ đại- Xôcrat, Platôn, Arixtốt và Xixerôn màchúng ta sẽ lần lợt xem ...

Tài liệu được xem nhiều: