Ra đời cách đây trên hai nghìn năm, mặc dù còn có nhiều hạn chế do lịch sử, do bản chất giai cấp nhưng học thuyết Pháp trị của Trung quốc cổ đại vẫn toát lên nhiều giá trị tư tưởng quý báu mà học thuyết Nhà nước pháp quyền sau này đã tiếp thụ được. Những giá trị tư tưởng này đã đóng một vai trò tích cực trong lịch sử Trung quốc.Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay, chúng ta nên tham khảo, tiếp thụ những hạt nhân tiến...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Học thuyết pháp trị Trung Quốc cổ đạiMột số tư tưởng cơ bản Học thuyết pháp trị Trung Quốc cổ đại- Một số tư tưởng cơ bảnTóm tắt: Ra đời cách đây trên hai nghìn năm, mặc dù còn có nhiều hạn chế do lịchsử, do bản chất giai cấp nhưng học thuyết Pháp trị của Trung quốc cổ đại vẫn toátlên nhiều giá trị tư tưởng quý báu mà học thuyết Nhà nước pháp quyền sau này đãtiếp thụ được. Những giá trị tư tưởng này đã đóng một vai trò tích cực trong lịchsử Trung quốc.Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay, chúngta nên tham khảo, tiếp thụ những hạt nhân tiến bộ của học thuyết này, như: đề caopháp luật; pháp luật phải phù hợp với đời sống xã hội; và, pháp luật phải được thihành triệt để, nghiêm minh.. Đấy là những vấn đề được đề cập đến trong bài viết..Cuối thời Xuân thu sang đầu Chiến quốc, xã hội Trung Quốc lâm vào cuộc khủnghoảng ngày càng trầm trọng: nền chính trị Thiên Tử của nhà Chu suy vong, cácchư hầu cùng nổi lên tranh giành bá chủ.Trung Quốc bước vào thời kỳ loạn lạc chưa từng thấy với hơn năm trăm nămchiến tranh đau thương người chết đầy đồng, thây chất đầy thành (Mạnh Tử).Hiện thực nóng bỏng đó là tiền đề tích cực cho ra đời hàng loạt các học thuyết tưtưởng, nhằm lý giải hiện thực và đề xuất những quan điểm, đường lối chính trị-những phương thuốc cứu đời từ loạn về trị.Lịch sử Trung Quốc đã từng kiểm nghiệm vai trò các học thuyết Đức trị , Vô vitrị , Kiêm ái ... Song chúng đều tỏ ra bất lực vì không đáp ứng được yêu cầuthời cuộc. Vào lúc tưởng chừng bế tắc đó, học thuyết pháp trị đã xuất hiện trên vũđài lịch sử với tư cách là đường lối chiến lược chính trị lấy pháp luật làm công cụchủ yếu, nhanh chóng trở thành ngọn cờ tư tưởng góp phần đưa sự nghiệp thốngnhất của nhà Tần đi đến thắng lợi, thúc đẩy sự chuyển biến xã hội TrungQuốc từ phong kiến sơ kỳ sang quân chủ chuyên chế, đánh dấu một mốcquan trọng trong lịch sử Trung Quốc.Học thuyết pháp trị với vai trò Tập đại thành của Hàn Phi Tử (-280-234) đượchình thành trên cơ sở thống nhất của 3 học phái: Pháp của Thương Ưởng (?- 338); Thế của Thận Đáo (-370-290); Thuật của Thân Bất Hại (-401-337), đã phát triển rực rỡ ở thời kỳ tiên Tần và tuy không được bổ sung phát triển liêntục trong lịch sử như các học thuyết khác, song hôm nay dưới góc độ của khoa họcpháp lý hiện đại để tìm hiểu về học thuyết này chúng ta vẫn thấy toát lên nhữnggiá trị tư tưởng bổ ích.1. Pháp luật là công cụ của quyền lực chính trịTrước tình hình rối ren, các chư hầu thi nhau nổi loạn tranh bá, tiếm đoạt quyềnlực thiên tử, đa số các nhà tư tưởng Trung Quốc cổ đại đều cho rằng: nguyênnhân xã hội loạn là do sự suy yếu địa vị của nhà Chu. Từ đó, họ thống nhất vớinhau chủ trương tôn quân quyền (đề cao uy thế nhà vua). Từ điểm xuất phátnày, mỗi học thuyết lại đề xuất những giải pháp khác nhau: Đức trị chủ trươngdùng đạo đức, Pháp trị tìm thấy ở pháp luật tính khả thi cho việc thực hiện đườnglối của mình. Đề cập đến phương thức cai trị- nội dung cốt lõi của vấn đề chính trị,các nhà pháp trị cho rằng: Việc trị nước, quản dân không thể dựa theo lễ nghitruyền thống mà phải được thực hiện trên cơ sở những đạo luật cụ thể và chặt chẽ.Pháp luật, theo Hàn Phi là hiến lệnh công bố ở các công sở, thưởng hay phạt đềuđược dân tin chắc là thi hành thưởng người cẩn thận giữ pháp luật, phạt kẻ phạmpháp, như vậy bề tôi sẽ theo pháp 1 . Điều đó cho thấy Pháp trị đã coi pháp luậtlà cơ sở của việc cai trị.Quan niệm của Hàn Phi về pháp luật như dây mực, cái thuỷ chuẩn, cái quy,cái củ (thước tròn, thước vuông)- là những đồ dùng làm tiêu chuẩn để lo đườngsự đúng sai của các hành vi và làm khuôn phép để khen chê cho đúng. Theo cácnhà pháp trị, pháp luật hết sức cần thiết để duy trì sự thắng thế của nhà vua vì phápluật là gốc của vương quyền và để bảo vệ vương quyền, do vua đặt ra để bắt dânthi hành , theo quan niệm: Pháp luật là gốc của vua, hình phạt là đầu mối củatình thương.Sự cần thiết của pháp luật ở chỗ là mẫu mực để an dân, làm cho nước trị vì nó cómục đích xoá nguồn gốc của sự rối loạn làm cho trị là pháp luật, gây ra loạn làcái riêng tư 2 . Ở đây, tư tưởng của Hàn Phi không hẹn mà gặp các nhà tư tưởngvĩ đại của Hy Lạp cổ đại. Xolong (-638-559) cho rằng pháp luật là cái bảo đảmcho sự bình yên của quốc gia, tình trạng vô chính phủ sẽ đem lại bao tai hoạ,đưa thành phố tới chỗ diệt vong. Chỉ có pháp luật mới thiết lập được trật tựvà tạo nên sự thống nhất . Hêraclit (-530-470) cũng rất coi trọng pháp luật.Bằng câu nói nổi tiếng: các nhà nước thị thành phải được thiết lập căn cứ trênpháp luật. Đấu tranh bảo vệ pháp luật cũng quan trọng như đấu tranh bảo vệ thànhphố quê hương , Ông đã coi pháp luật là phương tiện để thực hiện cái phổ biến.Đặc trưng nổi bật của pháp luật là những quy tắc xử sự chung, làm khuôn mẫuhành vi cho mọi người trong xã hội. Sức ...