![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Học thuyết trách nhiệm bảo vệ: Tìm kiếm sự cân bằng giữa chủ quyền quốc gia và nhân quyền
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 534.13 KB
Lượt xem: 23
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết phân tích một số tác động của học thuyết này đối với sự thay đổi quan niệm về chủ quyền, cũng như những hàm ý, liên hệ với Việt Nam liên quan đến việc thực thi chủ quyền và quyền con người.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Học thuyết trách nhiệm bảo vệ: Tìm kiếm sự cân bằng giữa chủ quyền quốc gia và nhân quyền HỌC THUYẾT TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ: TÌM KIẾM SỰ CÂN BẰNG GIỮA CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ NHÂN QUYỀN TS. Lã Khánh Tùng Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt: Trách nhiệm bảo vệ là học thuyết mới được hình thành trong khoảng hai thập niên gần đây, đề cao trách nhiệm của các nhà nước và cộng đồng quốc tế bảo vệ thường dân trước các vi phạm quyền con người nghiêm trọng. Học thuyết này gắn chủ quyền quốc gia với trách nhiệm bảo vệ quyền con người. Tuy nhiên, học thuyết này cũng gây ra những tranh cãi, làm nhiều quốc gia, học giả quan ngại về khả năng ngăn chặn các thảm họa nhân đạo, cũng như cảnh giác về nguy cơ xâm phạm chủ quyền. Bài viết phân tích một số tác động của học thuyết này đối với sự thay đổi quan niệm về chủ quyền, cũng như những hàm ý, liên hệ với Việt Nam liên quan đến việc thực thi chủ quyền và quyền con người. Từ khóa: Trách nhiệm Bảo vệ; chủ quyền; quyền con người; can thiệp. Trách nhiệm Bảo vệ (Responsibility to Protect, viết tắt là R2P hoặc RtoP), học thuyết mới được hình thành trong khoảng hai thập niên gần đây, nhấn mạnh trách nhiệm của các nhà nước và cộng đồng quốc tế bảo vệ thường dân trước các vi phạm quyền con người, đặc biệt là những tội phạm nghiêm trọng nhất. Bài viết này phân tích một số yếu tố chính thúc đẩy sự ra đời, phát triển của học thuyết, cũng như những tranh cãi, quan ngại mà học thuyết gây ra (phần I), sau đó những hàm ý, tác động của học thuyết này đối với quan niệm về chủ quyền, cũng như những hàm ý, liên hệ với Việt Nam sẽ được thảo luận (phần II). I. HỌC THUYẾT TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ Những hạn chế, bất lực của các thể chế quốc tế, bao gồm Liên Hợp quốc (từ đây viết tắt là LHQ) và pháp luật quốc tế, trước những thảm họa, đặc biệt là trong thập niên 1990, đã là động lực chính cho sự ra đời của học thuyết về Trách nhiệm Bảo vệ. Từ nghiên cứu, khuyến nghị của một nhóm chuyên gia, học thuyết này được thể chế hóa ở phạm vi quốc tế bởi LHQ vào năm 2005. 1.1. Động lực hình thành học thuyết Trong khi quyền con người mang tính phổ quát, tôn trọng các quyền cơ bản, bao gồm quyền sống của cá nhân được coi là nền tảng của hòa bình, an ninh và phát triển, việc thường dân bị thảm sát, diệt chủng, thanh lọc sắc tộc đã luôn xảy ra trong lịch sử nhân loại. Trong thế kỷ XX, cùng với hai cuộc đại chiến thế giới để lại những hậu quả kinh hoàng,1 nhiều cuộc diệt chủng, thảm sát diễn ra trong phạm vi các quốc gia đã 1 Chiến tranh thế giới thứ II (1939–1945) đã khiến hơn 60 triệu người chết, đa số là thường dân, và khoảng 90 triệu người bị thương tật. 179 tước đi sinh mệnh của hàng trăm ngàn người. 1 Trong nhiều trường hợp, thủ phạm của các hành vi tàn bạo lại chính là các nhà nước đối với công dân của mình. Trong nhiều trường hợp diễn ra tội ác quy mô lớn, thay vì phải nhanh chóng can thiệp để ngăn chặn các thảm họa, LHQ và cộng đồng quốc tế đã khoanh tay đứng nhìn với sự bất lực. Sự bất lực, không hành động này, bên cạnh việc thiếu quyết tâm chính trị và những cân nhắc về lợi ích quốc gia, có thể được lý giải bởi những nguyên nhân chính có tính cách cấu trúc, thể chế như sau: Thứ nhất, hạn chế của khuôn khổ trật tự LHQ được xác lập theo Hiến chương năm 1945. Quy định trong Chương VII Hiến chương về quyền phủ quyết của 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an khi thông qua nghị quyết, trong khi các quốc gia này thường có mâu thuẫn về lợi ích và khác biệt về quan điểm, đã khiến cho LHQ khó hoặc rất chậm trễ can thiệp vào nhiều thảm họa. Một điển hình gần đây là trường hợp Syria, các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an đã không thể đi đến đồng thuận về phương thức hành động để sớm ngăn chặn nội chiến (từ năm 2011) tại quốc gia này. Thứ hai, hạn chế của luật nhân quyền và các cơ chế giám sát thực thi chúng. Ra đời chủ yếu sau năm 1945, hệ thống luật nhân quyền quốc tế bảo vệ các quyền con người thông qua các quy phạm xác lập những nghĩa vụ của nhà nước (về tôn trọng, bảo vệ và thực thi các quyền, và quyền của các nhóm). Tuy nhiên, cơ chế nhân quyền LHQ giám sát việc thực thi các điều ước và chuẩn mực chủ yếu có tính chất “đối thoại xây dựng”, phụ thuộc lớn vào sự tự giác, thiện chí của các nhà nước, mà thiếu tính cưỡng chế. Ngay cả trong những tình huống có thông tin về vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, khả năng tối đa của các cơ chế này là gửi đi các lời kêu gọi khẩn cấp, hoặc gửi nhóm công tác tới điều tra về cáo buộc vi phạm (với điều kiện là nhà nước sở tại chấp nhận). Thứ ba, hạn chế của luật hình sự quốc tế, luật nhân đạo quốc tế và các cơ chế thực thi chúng. Để chống lại các tội ác có tính cách tàn bạo, tội ác có tính thảm họa nghiêm trọng (“atrocity crime”, hay “mass atrocity”), luật hình sự quốc tế đã xác định bốn tội danh: diệt chủng, tội phạm chiến tranh, thanh lọc sắc tộc và tội ác chống nhân loại. Bốn tội danh này đã được xác định trong các Công ước Geneva, Công ước Ngăn ngừa và trừng phạt Diệt chủng (1948) và Quy chế Rome về Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) (1998). Tuy nhiên, việc áp dụng luật nhân nhân đạo và luật hình sự quốc tế, hoạt động của ICC, hệ thống LHQ và nhiểu thể chế quốc tế khác vẫn gặp nhiều rào cản do thách thức của chủ quyền quốc gia, cũng như thiếu sự ủng hộ của các cường quốc. 2 1 Diệt chủng, thảm sát đã diễn ra tại Campuchia, giai đoạn 1975-1979, khiến khoảng 2 triệu người chết; tại Rwanda, năm 1994, có khoảng 500.000 đến 1 triệu người Tutsi bị sát hại bởi người Hutu trong vòng 100 ngày; tại Srebrenica, Bosnia, tháng 7/1995, quân đội người Serb đã thảm sát 8.000 người Bosnia. 2 Xem thêm về một số hạn chế, đóng góp của ICC trong: Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên), Giáo trình 180 Thứ tư, sự thất bại, hay những giới h ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Học thuyết trách nhiệm bảo vệ: Tìm kiếm sự cân bằng giữa chủ quyền quốc gia và nhân quyền HỌC THUYẾT TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ: TÌM KIẾM SỰ CÂN BẰNG GIỮA CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ NHÂN QUYỀN TS. Lã Khánh Tùng Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt: Trách nhiệm bảo vệ là học thuyết mới được hình thành trong khoảng hai thập niên gần đây, đề cao trách nhiệm của các nhà nước và cộng đồng quốc tế bảo vệ thường dân trước các vi phạm quyền con người nghiêm trọng. Học thuyết này gắn chủ quyền quốc gia với trách nhiệm bảo vệ quyền con người. Tuy nhiên, học thuyết này cũng gây ra những tranh cãi, làm nhiều quốc gia, học giả quan ngại về khả năng ngăn chặn các thảm họa nhân đạo, cũng như cảnh giác về nguy cơ xâm phạm chủ quyền. Bài viết phân tích một số tác động của học thuyết này đối với sự thay đổi quan niệm về chủ quyền, cũng như những hàm ý, liên hệ với Việt Nam liên quan đến việc thực thi chủ quyền và quyền con người. Từ khóa: Trách nhiệm Bảo vệ; chủ quyền; quyền con người; can thiệp. Trách nhiệm Bảo vệ (Responsibility to Protect, viết tắt là R2P hoặc RtoP), học thuyết mới được hình thành trong khoảng hai thập niên gần đây, nhấn mạnh trách nhiệm của các nhà nước và cộng đồng quốc tế bảo vệ thường dân trước các vi phạm quyền con người, đặc biệt là những tội phạm nghiêm trọng nhất. Bài viết này phân tích một số yếu tố chính thúc đẩy sự ra đời, phát triển của học thuyết, cũng như những tranh cãi, quan ngại mà học thuyết gây ra (phần I), sau đó những hàm ý, tác động của học thuyết này đối với quan niệm về chủ quyền, cũng như những hàm ý, liên hệ với Việt Nam sẽ được thảo luận (phần II). I. HỌC THUYẾT TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ Những hạn chế, bất lực của các thể chế quốc tế, bao gồm Liên Hợp quốc (từ đây viết tắt là LHQ) và pháp luật quốc tế, trước những thảm họa, đặc biệt là trong thập niên 1990, đã là động lực chính cho sự ra đời của học thuyết về Trách nhiệm Bảo vệ. Từ nghiên cứu, khuyến nghị của một nhóm chuyên gia, học thuyết này được thể chế hóa ở phạm vi quốc tế bởi LHQ vào năm 2005. 1.1. Động lực hình thành học thuyết Trong khi quyền con người mang tính phổ quát, tôn trọng các quyền cơ bản, bao gồm quyền sống của cá nhân được coi là nền tảng của hòa bình, an ninh và phát triển, việc thường dân bị thảm sát, diệt chủng, thanh lọc sắc tộc đã luôn xảy ra trong lịch sử nhân loại. Trong thế kỷ XX, cùng với hai cuộc đại chiến thế giới để lại những hậu quả kinh hoàng,1 nhiều cuộc diệt chủng, thảm sát diễn ra trong phạm vi các quốc gia đã 1 Chiến tranh thế giới thứ II (1939–1945) đã khiến hơn 60 triệu người chết, đa số là thường dân, và khoảng 90 triệu người bị thương tật. 179 tước đi sinh mệnh của hàng trăm ngàn người. 1 Trong nhiều trường hợp, thủ phạm của các hành vi tàn bạo lại chính là các nhà nước đối với công dân của mình. Trong nhiều trường hợp diễn ra tội ác quy mô lớn, thay vì phải nhanh chóng can thiệp để ngăn chặn các thảm họa, LHQ và cộng đồng quốc tế đã khoanh tay đứng nhìn với sự bất lực. Sự bất lực, không hành động này, bên cạnh việc thiếu quyết tâm chính trị và những cân nhắc về lợi ích quốc gia, có thể được lý giải bởi những nguyên nhân chính có tính cách cấu trúc, thể chế như sau: Thứ nhất, hạn chế của khuôn khổ trật tự LHQ được xác lập theo Hiến chương năm 1945. Quy định trong Chương VII Hiến chương về quyền phủ quyết của 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an khi thông qua nghị quyết, trong khi các quốc gia này thường có mâu thuẫn về lợi ích và khác biệt về quan điểm, đã khiến cho LHQ khó hoặc rất chậm trễ can thiệp vào nhiều thảm họa. Một điển hình gần đây là trường hợp Syria, các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an đã không thể đi đến đồng thuận về phương thức hành động để sớm ngăn chặn nội chiến (từ năm 2011) tại quốc gia này. Thứ hai, hạn chế của luật nhân quyền và các cơ chế giám sát thực thi chúng. Ra đời chủ yếu sau năm 1945, hệ thống luật nhân quyền quốc tế bảo vệ các quyền con người thông qua các quy phạm xác lập những nghĩa vụ của nhà nước (về tôn trọng, bảo vệ và thực thi các quyền, và quyền của các nhóm). Tuy nhiên, cơ chế nhân quyền LHQ giám sát việc thực thi các điều ước và chuẩn mực chủ yếu có tính chất “đối thoại xây dựng”, phụ thuộc lớn vào sự tự giác, thiện chí của các nhà nước, mà thiếu tính cưỡng chế. Ngay cả trong những tình huống có thông tin về vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, khả năng tối đa của các cơ chế này là gửi đi các lời kêu gọi khẩn cấp, hoặc gửi nhóm công tác tới điều tra về cáo buộc vi phạm (với điều kiện là nhà nước sở tại chấp nhận). Thứ ba, hạn chế của luật hình sự quốc tế, luật nhân đạo quốc tế và các cơ chế thực thi chúng. Để chống lại các tội ác có tính cách tàn bạo, tội ác có tính thảm họa nghiêm trọng (“atrocity crime”, hay “mass atrocity”), luật hình sự quốc tế đã xác định bốn tội danh: diệt chủng, tội phạm chiến tranh, thanh lọc sắc tộc và tội ác chống nhân loại. Bốn tội danh này đã được xác định trong các Công ước Geneva, Công ước Ngăn ngừa và trừng phạt Diệt chủng (1948) và Quy chế Rome về Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) (1998). Tuy nhiên, việc áp dụng luật nhân nhân đạo và luật hình sự quốc tế, hoạt động của ICC, hệ thống LHQ và nhiểu thể chế quốc tế khác vẫn gặp nhiều rào cản do thách thức của chủ quyền quốc gia, cũng như thiếu sự ủng hộ của các cường quốc. 2 1 Diệt chủng, thảm sát đã diễn ra tại Campuchia, giai đoạn 1975-1979, khiến khoảng 2 triệu người chết; tại Rwanda, năm 1994, có khoảng 500.000 đến 1 triệu người Tutsi bị sát hại bởi người Hutu trong vòng 100 ngày; tại Srebrenica, Bosnia, tháng 7/1995, quân đội người Serb đã thảm sát 8.000 người Bosnia. 2 Xem thêm về một số hạn chế, đóng góp của ICC trong: Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên), Giáo trình 180 Thứ tư, sự thất bại, hay những giới h ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Trách nhiệm bảo vệ chủ quyền Quyền con người Thực thi chủ quyền Luật hình sự quốc tế Luật nhân đạo quốc tếTài liệu liên quan:
-
Xây dựng và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
10 trang 241 0 0 -
Giáo trình Công pháp quốc tế (Quyển 2): Phần 1
200 trang 208 1 0 -
9 trang 152 0 0
-
8 trang 115 0 0
-
4 trang 110 0 0
-
54 trang 89 0 0
-
Bảo đảm quyền con người trong một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015
16 trang 63 0 0 -
Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người: Phần 2 - TS. Phạm Ngọc Anh
101 trang 56 0 0 -
Một số vấn đề về pháp luật quyền tiếp cận thông tin dưới tác động của chính sách chuyển đổi số
10 trang 52 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Luật học: Chính sách pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam
207 trang 49 0 0