Danh mục

Học tiếng Trung Quốc

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 791.60 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài một: Nguyên âm và phụ âm Nguyên âm: Bao gồm: a, o, e, i, u, ü, ngoài ra còn có nguyên âm cuốn lưỡi “er” ① Nguyên âm “i”: - Vị trí 1: giống “i” tiếng Việt và không xuất hiện sau các phụ âm: “z, c, s, zh, ch, sh, r”. - Vị trí 2: đoc giống “ư” trong tiếng Việt và chỉ xuất hiện sau “z, c, s”. - Vị trí 3: đọc giống “ư” tiếng Việt và nó chỉ xuất hiện sau “zh, ch, sh, r”. ② Nguyên âm “u”: đọc giống “u” trong tiếng Việt....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Học tiếng Trung Quốc 6. 能 or 可以 7. 可以 8. 可以 Học tiếng Trung Quốc (学习汉语) Bài một: Nguyên âm và phụ âm Nguyên âm: Bao gồm: a, o, e, i, u, ü, ngoài ra còn có nguyên âm cuốn lưỡi “er” ① Nguyên âm “i”: - Vị trí 1: giống “i” tiếng Việt và không xuất hiện sau các phụ âm: “z, c, s, zh, ch, sh, r”. - Vị trí 2: đoc giống “ư” trong tiếng Việt và chỉ xuất hiện sau “z, c, s”. - Vị trí 3: đọc giống “ư” tiếng Việt và nó chỉ xuất hiện sau “zh, ch, sh, r”. ② Nguyên âm “u”: đọc giống “u” trong tiếng Việt. ③ Nguyên âm “e”: - Vị trí 1: giống “ưa” tiếng Việt, đứng sau “d, t, l, g, k, h” không kết hợp với các nguyên âm khác. - Vị trí 2: đọc giống “ơ” trong tiếng Việt, chỉ xuất hiện trước “n, ng, và khi ‘e’ đọc nhẹ”. - Vị trí 3: đọc giống “ê” trong tiếng Việt, chỉ xuất hiện sau “i, u”. - Vị trí 4: đọc giống “ê” trong tiếng Việt, chỉ xuất hiện trước “i”. ④ Nguyên âm “o”: đọc giống “ô” trong tiếng Việt ⑤ Nguyên âm “a”: đọc giống “a” trong tiếng Việt ⑥ Nguyên âm “ü”: đọc giống “uy” trong tiếng Việt. ⑦ Nguyên âm cuốn lưỡi “er”: đọc giống “ơ” trong tiếng Việt nhưng uốn cong lưỡi. Phụ âm: Bao gồm 22 kí tự để biểu đạt 22 phụ âm của tiếng phổ thông. 1. b: (p) đọc giống “p” tiếng Việt nhưng âm hai môi, trong, không đưa hơi. 2. p: (p’) đọc giống “p” tiếng Việt nhưng âm hai môi, tắc, trong, đưa hơi. 3. m: (m) đọc giống “m” tiếng Việt. 4. f: (f) đọc giống “ph” tiếng Việt. 5. d: (d) đọc giống “t” tiếng Việt. 6. t: (t’) đọc giống “th” tiếng Việt. 7. n: (n) đọc giống “n” tiếng Việt. 8. l: (l) đọc giống “l“ tiếng Việt. 9. z: (ts) tiếng Việt không có âm này, đọc âm đầu lưỡi trước, tác sát, trong, không đưa hơi, khi phát âm đưa trước đầu lưỡi bịt chặt phía sau chân răng trên cho hơi tắc lại, sau đó hạ nhẹ lưỡi xuống cho hơi ma sát, trong, đưa hơi. 10. c (ts’) tiếng Việt không có âm này, đọc âm đầu lưỡi trước, tắc sát, trong, đưa hơi, cách phát âm giống phụ âm “z” ở trên nhưng phải bật hơi mạnh. 11. s: âm đầu lưỡi trước, sát, trong, khi phát âm, đầu lưỡi phí trước đặt gần mặt sau răng trên, hơi cọ sát ra ngoài. 12. zh: (t,s) âm đầu luỡi sau, tắc sát, trong, không đưa hơi, giống “tr” tiếng Việt. 13. ch: (t,s’) âm đầu lưỡi sau, tắc sát, trong, đưa hơi, giống “zh” tiếng Việt. 14. sh: (,s) âm đầu lưỡi sau, sát, trong, giống “s” tiếng Việt có uốn lưỡi. 15. r: (z,) âm đầu lưỡi sau, sát, đục, giống “r” tiếng Việt cong lưỡi, chú ý không rung lưỡi. 16. j: đọc giống “ch” tiếng Việt nhưng đọc sâu vào phía trong mặt lưỡi hơn. 17. q: đọc giống “j” tiếng Việt khác là bật hơi mạnh. 18. x: đọc giống “j” tiếng Việt khác là hơi không bị tắc lúc đầu mà chỉ ma sát rồi ra ngoài. 19. g: (k) đọc giống “c” và “k” tiếng Việt, khác là bật hơi mạnh. 20. k: (k’) đọc giống “g”, khác là bật hơi mạnh. 21. h: (x) đọc giống “ng” tiếng Việt nhưng là âm cuốn lưỡi, sát, trong. 22. ng: (n,) đọc giống “ng”, phụ âm này không đứng đầu làm thanh mẫu, chỉ đứng cuối một số vận câu. ai - ai ei - ây ao - ao ou - âu an - an en - ân ang - ang eng - âng ong - ung ia - i+a ie - i+ê iao - i+ao iou - i+âu ian - i+en in - in iang - i+ang ing - inh & yêng iong - i+ung uo - u+ô uai - u+ai uei - u+ây uan - u+an uen - u+ân uang - u+ang ueng - u+âng üe - uy+ê üan - uy+en ün - uyn Bài hai. Cách thanh điệu trong tiếng Trung Ongpark đã giới thiệu về các nguyên âm và phụ âm của tiếng Trung, mình xin giới thiệu về thanh điệu tiếng Trung. Tiếng Trung có 4 thanh điệu đánh số từ 1 đến 4 nên những người học tiếng Trung đôi khi họ hỏi nhau là thanh số mấy để biết cách phát âm từ. Thanh số 1: mā: là thanh không dấu đọc như bình thường Thanh số 2: má: đọc giống dấu sắc trong tiếng Việt Thanh số 3: mă: đọc giống dấu hỏi mả Thanh số 4: mà: đọc giống dấu nặng mạ Cách đánh văn bản tiếng Trung: rất đơn giản, nếu bạn dùng WinXP vào thanh language bar kích phải chuột vào phần setting, vào phần add, chọn ngôn ngữ tiếng Trung Chinese (PRC) sẽ có được bộ gõ tiếng Trung. Cách gõ tiếng Trung rất đơn giản, bạn chỉ cần gõ phiên âm la tinh của chữ đó và ấn enter là xong. Tuy nhiên khi có những chữ có phiên âm giống nhau, nó sẽ tự động hiện lên tất cả các chữ đó và bạn sẽ phải chọn chữ đúng, vì thế bạn phải thuộc mặt chữ. Ví dụ muốn gõ chữ nĭ bạn gõ chữ ni sau đó ấn enter 你 vậy là xong. Mình sẽ giới thiệu về cách viết tiếng Trung sau. Tiếng Trung bài 3 你工作忙吗? Công việc của bạn có bận không? Mẫu câu: 9- 你工作忙吗? (Công việc của bạn có bận không) 10- 很忙, 你呢? (Rất bận, còn bạn?) 11- 我不太忙 (Mình không bận lắm) 12- 你爸爸, 妈妈身体好吗? (Sức khỏe bố mẹ bạn có tốt không?) Đàn thoại: 李: 你好? 张: 你好? 李: 你工作忙吗? 张: 我不太忙 An: 您早 Điền 老师好! Hương: 你们好! An: 老师忙吗? Điền: 很忙, 你们呢? An: 我不忙 Điền: 我也不忙 Từ mới: 工作 công việc 忙 bận 呢 trợ từ nghi vấn ...thế nào? 不 không 太 lắm, không CHÀO HỎI XÃ GIAO 1. Chào buổi sáng 早安! zǎo ān! 2. Chào buổi trưa! 午安! wǔ ān! 3. Chào buổi tối 晚安! wǎn ān! 4. Chào ông! 您好! nín hǎo! 5. Mời ngồi 請坐 qǐng zuò 6. Đừng khách sáo 別客氣 bié kè qì 7. Bạn nói tiếng Hoa cũng khá đấy chứ 你的漢語說得不錯 nǐ de hàn yǔ shuō de bú cuò 8. Đâu có. 哪裡,哪裡 nǎ lǐ,nǎ lǐ ...

Tài liệu được xem nhiều: