Thông tin tài liệu:
Đó là vì giáo viên chỉ có thể tiến hành các hoạt động luyện tập về dạng thức hay ngữ âm khi học viên đã hiểu rõ được cấu trúc ngôn ngữ đích. Hy vọng bài viết nhỏ dưới đây sẽ giúp thầy cô có những ý tưởng mới mẻ và hữu ích khi tiến hành khâu kiểm tra hết sức quan trọng này. Phương thức kiểm tra: Thông thường bước kiểm tra này được thực hiện thông qua một loạt câu hỏi được soạn ra nhằm kiểm chứng độ hiểu ngôn ngữ đích, gây sự chú ý về những...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Học viên của bạn hiểu bài đến đâu?
Học viên của bạn hiểu bài
đến đâu?
Đó là vì giáo viên chỉ có thể tiến hành các hoạt động luyện tập về dạng thức
hay ngữ âm khi học viên đã hiểu rõ được cấu trúc ngôn ngữ đích. Hy vọng
bài viết nhỏ dưới đây sẽ giúp thầy cô có những ý t ưởng mới mẻ và hữu ích
khi tiến hành khâu kiểm tra hết sức quan trọng này.
Phương thức kiểm tra: Thông thường bước kiểm tra này được thực hiện
thông qua một loạt câu hỏi được soạn ra nhằm kiểm chứng độ hiểu ngôn ngữ
đích, gây sự chú ý về những vấn đề liên quan và xác nhận xem học viên đã
hoàn toàn hiểu rõ bài học hay chưa. Những câu hỏi như “Các em có hiểu
không?” không thể giúp giáo viên đạt được những mục tiêu trên vì những
câu hỏi như vậy khó có thể nhận được những câu trả lời chân thực của tất cả
các học viên. Vì vậy phương thức phổ biến là kết hợp những câu hỏi khái
niệm cùng với những phương pháp khác, chủ yếu là phương pháp trực quan,
tuỳ theo đặc trưng của cấu trúc ngôn ngữ nguồn để kiểm tra như: cột mốc
thời gian, thang đo mức khả năng, thang đo mức hiện thực hoặc tưởng
tượng, tranh ảnh phân biệt những đồ vật/ đối t ượng tương tự, phân biệt cách
diễn đạt trong những ngữ cảnh khác nhau, dịch (nếu khả thi và phù hợp), bài
tập mở rộng để củng cố kiến thức đã học.
Việc thiết kế các câu hỏi khái niệm thường không đơn giản vì chúng phải
làm rõ được chức năng và ý nghĩa theo một cách diễn đạt khác đơn giản và
dễ hiểu hơn ngôn ngữ đích. Bên cạnh giá trị của chúng trên lớp, việc nghĩ ra
các câu hỏi khái niệm còn giúp những giáo viên mới vào nghề hiểu rõ sự
phức tạp về mặt dạng thức, chức năng, ý nghĩa cũng như đánh giá cách thức
diễn đạt của bản thân. Nếu bạn muốn thiết kế được những câu hỏi khái niệm
hay thì những lời khuyên dưới đây sẽ cho bạn một vài gợi ý:
Đảm bảo rằng những câu hỏi đơn giản và học viên không phải
·
dùng những cấu trúc phức tạp để trả lời. Câu hỏi Yes/No, either/or và
Wh là những phương án đặc biệt hiệu quả.
Đừng sử dụng chính cấu trúc ngôn ngữ đích trong câu hỏi của bạn.
·
Đừng sử dụng những từ vựng không quen thuộc với học viên.
·
Sử dụng những khái niệm cơ bản như “thời gian” và “thì” trong
·
câu hỏi.
Dùng càng nhiều câu hỏi càng tốt vì bạn sẽ kiểm tra được nhiều
·
khía cạnh khác nhau của cấu trúc ngôn ngữ đích và kiểm tra được
nhiều học viên hơn.
Nếu những câu hỏi khái niệm còn khá mới mẻ với bạn thì có hai cách cơ
bản để thiết kế những câu hỏi dạng này:
Cách thứ nhất khi nghĩ những câu hỏi khái niệm là chia nhỏ khái niệm
1.
của từ hay cấu trúc ngôn ngữ đích thành những thành tố nhỏ hơn. Bạn có
thể biểu diễn những thành tố này trên một sơ đồ. Sau đó đặt những câu
hỏi liên quan đến những thành tố đó. Câu hỏi có thể thuộc nhiều loại
khác nhau như:
· Câu hỏi Yes/No: Is a bed-sit a room? Are there other rooms in the
house? Can you sleep in it?
· Câu hỏi 50/50: Is it a room or a building? Is it cheap or expensive?
Do you buy it or pay money every week or month?
· Câu hỏi thông tin: Who lives in it? How many people live in it?
· Câu hỏi phân loại: Do you only sleep in it? Can you cook a meal
in it? Is it the same as a flat?
· Câu hỏi chia xẻ kinh nghiệm: Is there a bed-sit in this building?
· Câu hỏi về kinh nghiệm sống/ kiến thức văn hoá: Have you ever
lived in a bed-sit? Are there bed-sits in your city/country?
Một cách thứ hai để thiết kế những câu hỏi khái niệm là viết một câu
2.
bao hàm tất cả những thành tố tạo lập nên khái niệm đó, rồi dùng đó làm
cơ sở để đặt câu hỏi tương ứng. Cách này sẽ rất có tác dụng khi cần phân
biệt hai chức năng của cùng một cấu trúc, đặc biệt là khi những cấu trúc
này có thể được diễn đạt dưới những dạng thức, ở những thì khác nhau,
bằng những ngôn từ khác. Ví dụ:
“He’s been eating garlic” → Khái niệm: He isn’t eating garlic
·
now, and I didn’t see him eating it, but I know he was eating garlic
because I can smell it.
Câu hỏi khái niệm có tác dụng rất lớn trong việc tăng tính hiệu quả của bài
học nhưng chúng chỉ có thể phát huy tác dụng khi người dạy thật sự quan
tâm cũng như đầu tư thời gian, công sức vào việc thiết kế và áp dụng
...