Danh mục

Nghiên cứu học tập công nghệ, chính sách công nghiệp và bắt kịp thành công: Phần 2

Số trang: 327      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 34      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuốn sách "Quốc gia học tập: Học tập công nghệ, chính sách công nghiệp và bắt kịp thành công" gồm 3 phần với 12 vấn đề nghiên cứu ở một số quốc gia, khu vực, ngành, lĩnh vực riêng. Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 phân tích về kinh nghiệm từ những câu chuyện thành công trong học tập của các quốc gia, vùng lãnh thổ như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc và Singapore; phân tích kinh nghiệm của các quốc gia đang bị vướng vào bẫy thu nhập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu học tập công nghệ, chính sách công nghiệp và bắt kịp thành công: Phần 2 218 6. BẮT KỊP VÀ HỌC TẬP TẠI ĐÀI LOAN: VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP Wan-wen Chu 6.1. Giới thiệu Tăng trưởng kinh tế sau chiến tranh của Đài Loan là một điều phi thường. Thu nhập PPP bình quân đầu người thực tế chỉ là 916 USD năm 19501, ít hơn 1/10 so với Mỹ. Năm 2008, thu nhập bình quân đầu người thực tế của Đài Loan đã tăng gấp 22,8 lần và đến năm 2017, nó đã đạt 84% của Mỹ và được xếp hạng thứ 19 trên thế giới về mức GDP bình quân đầu người2. Khi Nhật Bản rút khỏi Đài Loan sau thất bại của đất nước năm 1945, Đài Loan vẫn là một thuộc địa điển hình, chủ yếu xuất khẩu đường và gạo sang thị trường Nhật Bản. Công nghiệp hóa dưới chế độ thực dân còn hạn chế; chủ yếu hỗ trợ các hoạt động quân sự của Nhật Bản và các nhà máy hầu hết thuộc sở hữu và quản lý của người Nhật3. Vào cuối năm 1949, chế độ Quốc dân Đảng ở Trung Quốc đại lục đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc đánh bại và phải rút về Đài Loan. May mắn thay, Đài Loan đã có thể bắt tay vào một con đường công nghiệp hóa bền vững, nhanh chóng giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu chính. Tỷ lệ gạo và đường trong xuất khẩu của _______________ 1. Xem Maddison (2010). Đơn vị là đôla quốc tế Geary-Khamis năm 1990. 2. Theo Triển vọng kinh tế thế giới của IMF (tháng 7 năm 2018), GDP bình quân đầu người của Đài Loan là 50.293 USD, khoảng 84% của Mỹ (59.501 USD), vào năm 2017. http://www.imf.org/external/datamapper/PPPPC@WEO/OEMDC/ADVEC/WEOWORLD. 3. Để thảo luận về thời kỳ thuộc địa Nhật Bản, xem Ho (1978) và Cumings (1984). PHẦN II: QUAN ĐIỂM THỰC TIỄN 219 Đài Loan đã giảm từ 74% vào năm 1952 xuống còn 47% vào năm 1960 và chỉ còn 3,2% vào năm 19701, cho thấy thành quả của công nghiệp hóa trong 20 năm đầu tiên sau chiến tranh. Đài Loan quản lý để duy trì tốc độ phát triển nhanh chóng trong suốt những thập kỷ sau chiến tranh, và đã phát triển từ nền kinh tế có thu nhập thấp sang nền kinh tế có thu nhập cao. GDP và GNP bình quân đầu người tăng với tốc độ trung bình hàng năm lần lượt là 9,2% và 6,3% trong 30 năm đầu tiên sau chiến tranh (1951-1980) và 5,7% và 4,9% từ năm 1981 đến năm 2016 (xem Bảng 6.1 và 6.2). Đài Loan phải đối mặt với những thách thức khác nhau trên đường đi, nhưng được tạo điều kiện bởi các chính sách công nghiệp phù hợp và thích ứng, Đài Loan đã xoay sở để thích nghi với môi trường mới và tự biến đổi ở mỗi giai đoạn. Ví dụ, ngành công nghiệp công nghệ cao của Đài Loan đã trở thành nhà sản xuất lớn các sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông trên thế giới trong hai thập kỷ qua2. Bảng 6.1. Các chỉ tiêu kinh tế chính (I), 1951-2016 Giá trị tăng trưởng trung bình hằng năm GDP thực tế Năm Tích lũy tài sản Dân số Xuất khẩu CPI GDP thực tế Dân số bình quân đầu cố định gộp** công nghiệp*** người* 1951-1960 8,1 3,6 4,5 14,1 11,9 22,1 9,8 1961-1970 9,7 3,1 6,8 15,4 16,5 26 3,4 1971-1980 9,8 2 7,7 13,9 13,8 29,5 11,1 1981-1990 7,6 1,4 6,4 7,9 6,2 10 3,1 1991-2000 6,3 0,9 5,1 8,2 5,1 10 2,6 2001-2016 3,3 0,4 3,1 0,8 3,7 4,7 1,0 1951-2016 7 1,7 5,4 9,1 9,1 15,9 4,6 Lưu ý: * Số liệu bị giảm phát bởi lấy chỉ số so sánh năm 2011 làm cơ sở. _______________ 1. Xem Chu (2017: 68). 2. Xem Amsden và Chu (2003). 220 QUỐC GIA HỌC TẬP: HỌC TẬP CÔNG NGHỆ, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP... ** Số liệu trước năm 1969 bị giảm phát bởi lấy chỉ số so sánh năm 1986 làm cơ sở; số liệu sau đó lấy chỉ số so sánh năm 2011 làm cơ sở. *** Số liệu năm 1995 về trước không bao gồm khai thác đá. Nguồn: 1. DGBAS, http://www.dgbas.gov.tw/mp.asp?mp=1; http://61.60.106.109/ task/sdb; http://www.dgbas.gov.tw/ct.asp?xItem=9522&ctNode=2857; 2. CEPD, Taiwan Statistical Data Book, various years. 3. DGBAS, http://www.dgbas.gov.tw/ ct.asp?xItem=9522&ctNode=2857. Chương này sẽ xem xét cách thức và lý do tại sao Đài Loan phát triển kinh tế thành công trong thời kỳ hậu chiến. Từ việc thảo luận về các điều kiện vào đầu thời kỳ hậu chiến, đến việc xem xét các giai đoạn phát triển khác nhau theo trình tự thời gian, từ công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu trong những năm 1950, thông qua thúc đẩy xuất khẩu và nâng cấp trong những năm 1960 và 1970, để tham gia lĩnh vực công nghệ cao từ những năm 1980, và sau đó là tự do hóa và toàn cầu hóa. Bảng 6.2. Các chỉ tiêu kinh tế chính (II), 1952-2016 GDP thực tế Cân bằng GDP ngành công nghiệp (%) Vốn cố định Nhập khẩu Năm bình quân đầu thương mại theo % GDP theo % GDP Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ người (USD) (triệu USD) 1952 213 11,3 8 -71 32,2 19,7 48,1 1960 164 16,6 11,5 -133 28,5 26,9 44,6 1965 229 17 19,4 -106 23,6 30,2 46,2 ...

Tài liệu được xem nhiều: