Danh mục

Hội chứng đau thắt lưng

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 159.81 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hội chứng đau thắt lưng là biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất, là nguyên nhân đứng hàng thứ hai sau cảm cúm, làm mất ngày công lao động. Mặc dù hội chứng đau thắt lưng là các biểu hiện đau có nguồn gốc từ cột sống, nhưng còn nhiều nguyên nhân khác cũng gây đau thắt lưng (như: bệnh tiết niệu, sinh dục, bệnh dạ dày, ruột, bệnh tim mạch, các khối u trong ổ bụng) cũng có thể gây đau thắt lưng, ở phụ nữ mang thai những tháng cuối cũng có thể là nguyên nhân gây...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hội chứng đau thắt lưng Hội chứng đau thắt lưng 1. Khái niệm chung. Hội chứng đau thắt lưng là biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất, là nguyên nhân đứng hàng thứ hai sau cảm cúm, làm mất ngày công lao động. Mặc dù hội chứng đau thắt lưng là các biểu hiện đau có nguồn gốc từ cột sống, nhưng còn nhiều nguyên nhân khác cũng gây đau thắt lưng (như: bệnh tiết niệu, sinh dục, bệnh dạ dày, ruột, bệnh tim mạch, các khối u trong ổ bụng) cũng có thể gây đau thắt l ưng, ở phụ nữ mang thai những tháng cuối cũng có thể là nguyên nhân gây đau thắt lưng, ngoài ra những căng thẳng về tâm lý cũng gây đau thắt lưng. - Sự khởi phát, vị trí, hướng lan của triệu chứng đau thắt lưng và sự tăng hoặc giảm đau liên quan đến các hoạt động hay nghỉ ngơi là những căn cứ gợi ý để chẩn đoán nguyên nhân. - Đau thắt lưng có thể cấp tính hoặc mãn tính, đau kéo dài hay từng đợt. - Đau có thể khu trú ở thắt lưng hay lan dọc theo cột sống, hoặc lan xuống một hoặc hai chân. Đau có thể tăng lên do động tác như: cúi, nghiêng, hoặc nâng vác, giảm đau khi nghỉ hoặc đau liên tục không liên quan đến động tác vận động của cột sống. Đau thắt lưng có thể do co cứng cơ, do kích thích thần kinh, do gẫy xương, hoặc kết hợp các cơ chế nêu trên. Đau thắt lưng cũng có thể do các nguyên nhân từ ổ bụng, mạn sườn, có khi là dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng như thủng ổ loét, viêm tụy cấp, phình bóc tách động mạch chủ bụng. 2. Hỏi và khám bệnh nhân. 2.1. Hỏi bệnh: Cần phải hỏi tỉ mỉ bệnh nhân về các thông tin: tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, điều kiện kinh tế và những hiểu biết về xã hội, những thông tin này rất cần thiết để đánh giá ý nghĩa của triệu chứng đau thắt lưng vì ở mỗi bệnh nhân có những yếu tố ảnh hưởng đến việc khởi phát mức độ và tính chất của đau thắt lưng. Hỏi bệnh nhân về triệu chứng đau thắt lưng gồm: thời gian khởi phát, các yếu tố ảnh hưởng làm xuất hiện, tái phát hoặc tăng mức độ đau (chấn th ương, động tác bất thường, các triệu chứng như sốt, cảm cúm, thay đổi thời tiết...). Hỏi vị trí đau, hướng lan, thời gian đau trong ngày, cách khởi phát, đau từ từ hay đột ngột, tính chất đau: đau âm ỉ liên tục, đau tăng dần, đau dữ dội, đau nh ư điện giật hoặc cảm giác đau nhức buốt. Hỏi các yếu tố làm tăng hoặc giảm triệu chứng đau như: động tác cúi, nghiêng, ho hắt hơi hoặc giảm đau khi nghỉ, tư thế làm giảm triệu chứng đau...? Các triệu chứng liên quan: mệt mỏi, cảm giác tê bì, rối loạn chức năng đại tràng, hoặc rối loạn đái, mức độ ảnh hưởng vận động cột sống. Các bệnh nhân đau thắt lưng thường mô tả tính chất đau kiểu rễ: đau sâu khó xác định ví trí, đau khu trú rõ ràng, đau một bên, lan xuống mông, đùi và cẳng chân. Đau kiểu rễ lan xuống chân chứng tỏ có ch èn ép hoặc tổn thương các rễ thần kinh vùng thắt lưng. Tính chất đau đặc biệt kiểu rễ thần kinh có thể giúp định khu rễ thần kinh bị tổn thương. Khi các rễ thần kinh hông to bị tổn thương được gọi là hội chứng đau thần kinh hông to (sciatica). Mặc dù đau thần kinh hông to do tổn thương các rễ thần kinh do thoát vị đĩa đệm hoặc rách, nhưng cũng có thể do tổn thương trong bệnh đái tháo đường, viêm mạch hoặc do hình thành mỏ xương trong thoái hoá cột sống, trượt thân đốt ra trước, hẹp ống sống hoặc do các khối phát triển bên trong ống sống. Đau thắt lưng khó xác định vị trí, đau lan toả đi kèm với co cứng khối cơ chung thắt lưng, đau sâu trong ổ bụng thường do các căn nguyên nội tạng ở trong ổ bụng hoặc trong hố chậu. Đau thắt lưng khu trú bệnh nhân có thể chỉ chính xác vị trí đau, th ường do tổn thương cột sống, đĩa đệm, hoặc thân đốt bị gẫy, xẹp, viêm hoặc đứt rách cơ dây chằng cột sống thắt lưng. Cách khởi phát và diễn biến của đau có giá trị gợi ý chẩn đoán: đau cấp tính dữ dội có thể do phình bóc tách động mạch chủ bụng, gãy xẹp thân đốt sống do loãng xương, căng dãn cơ, dây chằng cạnh cột sống hoặc thoát vị đĩa đệm. Đau do thoái hoá cột sống hoặc viêm cột sống có xuất hiện từ từ, diễn biến mãn tính. Thời gian đau trong ngày có thể giúp chẩn đoán phân biệt. Đau liên quan đến cơ chế cơ học như: dãn dây chằng, gẫy, xẹp thân đốt do lo ãng xương, thoát vị đĩa đệm, giảm đau sau khi nghỉ hoặc sau ngủ dậy và đau tăng dần liên quan đến hoạt động trong ngày. Ngược lại đau do viêm cột sống liên quan đến các bệnh: đại tràng, hội chứng Reiter thường đau tăng về đêm và sáng sớm, kèm theo dấu hiệu cứng khớp buổi sáng. Mối liên quan giữa mức độ đau và vận động có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán. Đau thắt lưng do hẹp ống sống thường tăng lên khi cúi hoặc nghiêng, khi đi lại làm tăng cảm giác khó chịu một cách đặc biệt. Khối u trong ống sống th ường đau tăng ở tư thế nằm, thoái hoá cột sống đau tăng ở tư thế ưỡn. Xác định các triệu chứng liên quan có ý nghĩa quan trọng: đau thắt lưng liên quan đến sút cân, ra mồ hôi vào ban đêm, ớn lạnh, sốt, ngón tay d ùi trống, các ban mủ dưới da (nốt Osler) có thể do viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp tính. Đau thắt lưng có đau kèm viêm k ...

Tài liệu được xem nhiều: