Danh mục

Hội chứng Landau-Kleffner

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 229.84 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hội chứng Landau-Kleffner (Landau-Kleffner Syndrome LKS) là bệnh tuổi thơ, xNy ra ở trẻ em mạnh khỏe phát triển bình thường về cử động và ngôn ngữ; em biết nói và nói được ít nhiều rồi tự nhiên mất đi khả năng này đột ngột hay từ từ, có khi mất cả hai khả năng nghe hiểu ngôn ngữ và nói (hay ngôn ngữ biểu lộ là nói và ngôn ngữ tiếp nhận là hiểu lời nói và làm theo yêu cầu), đi cùng lúc với việc bị động kinh và não điện đồ (electro-encephalogram EEG) thay đổi. Vì có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hội chứng Landau-KleffnerHội chứng Landau-KleffnerTài Liệu của Nhóm Tương Trợ Phụ Huynh VN có con Khuyết Tật và Chậm Phát Triển tại NSW-Úc châuTs Tịnh Võ-Nguyễn gửi bàiTổng QuátHội chứng Landau-Kleffner (Landau-Kleffner Syndrome LKS) là bệnh tuổi thơ, xNy ra ởtrẻ em mạnh khỏe phát triển bình thường về cử động và ngôn ngữ; em biết nói và nóiđược ít nhiều rồi tự nhiên mất đi khả năng này đột ngột hay từ từ, có khi mất cả hai khảnăng nghe hiểu ngôn ngữ và nói (hay ngôn ngữ biểu lộ là nói và ngôn ngữ tiếp nhận làhiểu lời nói và làm theo yêu cầu), đi cùng lúc với việc bị động kinh và não điện đồ(electro-encephalogram EEG) thay đổi. Vì có sự kết nối giữa việc mất ngôn ngữ vàchứng động kinh, bệnh LKS còn được gọi là AEA (acquired epileptic aphasia). Hai bác sĩWilliam M. Landau và Frank R. Kleffner là người đầu tiên mô tả bệnh này vào năm1957.Tất cả những trẻ có LKS đều có não phát ra sóng điện bất thường ghi lại trên EEG,khoảng 80% trẻ bị động kinh một hay nhiều lần và thường xNy ra trong lúc ngủ. LKSkhác với chứng tự kỷ (autism) và cần phân biệt bệnh này với chứng tự kỷ loại mất ngônngữ chút ít. Đi kèm với bệnh có thể có hành vi trục trặc như hiếu động, hung hăng vàtrầm cảm.N gười ta chưa biết vì sao có bệnh hay điều gì sinh ra bệnh, hay nói chung là biết rất ít vềchứng này, trong đa số trường hợp bệnh tự nhiên phát mà không có lý do. Ta cũng khôngbiết là việc động kinh có dẫn tới hay có liên hệ gì đến việc mất ngôn ngữ, ngoài ra khôngthấy có trường hợp nào trong dòng họ có thân nhân bị LKS, vì vậy đây không phải làbệnh di truyền. Bệnh ảnh hưởng khả năng hiểu lời nói nhiều nhất và thường gây hư hạicho việc nói và hiểu lời nói, hay có khi chỉ ảnh hưởng khả năng nói mà thôi.Người ta chia bệnh LKS thành hai loại:– Một loại gồm trẻ ban đầu phát triển ngôn ngữ chậm mà về sau có triệu chứng của LKS.– Trẻ thuộc loại thứ hai có não điện đồ bất thường và phát triển bệnh theo cách đã biết.Đây là bệnh rất hiếm, ta không có con số chính xác về bệnh mà chỉ có ghi nhận dè dặt làtrên khắp thế giới mỗi năm có hơn 10 trường hợp được khám phá ghi trong tạp chí ykhoa, có nghĩa còn có những trường hợp không được biết tới. Tài liệu khác viết rằngtrong thành phố Seattle, Hoa Kỳ lớn khoảng vài triệu dân cư, bệnh viện nhi đồng mỗinăm gặp một hay hai trường hợp bệnh.N ói về tỉ lệ bệnh do khác biệt phái tính thì phái nam dễ có bệnh hơn phái nữ với tỉ lệ namnữ là 1.7/1.Vì có thể có định bệnh lầm, những bệnh sau cần phân biệt với LKS và cần có chNn đoánkỹ để tránh lầm lộn:– Tự kỷ (Autism) - Trẻ LKS có những tật giống như tự kỷ là tránh né không muốn tiếpxúc với người khác, hành vi kỳ lạ, điệu bộ khác thường. N gười ta cần biết rõ về diễn tiếnđã qua của bệnh để phân biệt, và khi cần thì làm thử nghiệm não điện đồ EEG lúc ngủ đểbiết chắc là có LKS hay không.Có sự lẫn lộn giữa hai chứng vì không phải tất cả trẻ LKS đều bị động kinh, và một số trẻtự kỷ có thể bị động kinh, có não điện đồ bất thường hay cả hai. N hư đã ghi, gia đình cóthể ban đầu nghĩ là trẻ bị tự kỷ rồi về sau đổi ý tin rằng trẻ có LKS. Gặp trường hợp đó tacần xem hồ sơ bệnh lý trước kia để có thông tin đúng đắn. Lại nữa, có tới 39% trẻ tự kỷhay PDD ban đầu biết nói rồi sau đó không nói được nữa giống như chứng LKS, dù cóhay không có động kinh, và triệu chứng xNy ra trước hay sau 2 tuổi.Việc định bệnh LKS không gồm trẻ nhỏ hơn hai tuổi mà bị động kinh và thoái hóa thànhchứng tự kỷ, vì kinh nghiệm thấy là các em phát triển thành tự kỷ mà không giống theocách thức phát bệnh LKS.– Hiếu động, thiếu sức chú ý (ADHD).– Hung hăng, bệnh tâm thần. Ai có tật này cần được chNn đoán xem có bị trục trặc vềngôn ngữ, vì đây là triệu chứng của LKS.– Cũng cần phân biệt giữa trẻ không hề biết nói hay chỉ biết nói rất ít với trẻ bị hư hạithính giác và trí não chậm chạp. Ta phân biệt trẻ có LKS với trẻ mà trí não kém phát triểndựa theo quá trình của bệnh trong mỗi trường hợp, thử nghiệm thần kinh và não điện đồ.Trẻ có LKS nói chung khi thử nghiệm có thính giác bình thường.I. TRIỆU CHỨNGLKS xNy ra thường nhất ở trẻ phát triển bình thường về các mặt kể cả ngôn ngữ từ 3 đến9 tuổi, tuy rằng có trường hợp bệnh xNy ra lúc trẻ 18 tháng hay lớn nhất lúc trẻ 13 tuổi.Tự nhiên không vì lý do rõ ràng nào các em bắt đầu có trục trặc không hiểu lời ngườikhác nói với mình. Giai đoạn này có thể xNy ra chậm chạp hay rất mau lẹ, trong vài tuầnhay vài tháng. Cha mẹ thường nghĩ là con bị trục trặc thính giác hay đột nhiên hóa điếcnhưng khi có thử tai thì kết quả là thính giác bình thường. Trẻ có thể có vẻ như bị tự kỷhay phát triển chậm.Việc không hiểu được lời nói sau cùng ảnh hưởng đến khả năng nói của trẻ, và có thể đitới mức trẻ không nói được nữa. Em nào đã học đọc và viết trước khi mất khả năng hiểulời nói có thể tiếp tục liên lạc bằng chữ viết. Một số trẻ học ra dấu và nói bằng cách radấu. Trở ngại trong việc liên lạc tỏ ý có thể dẫn đến trục trặc về hành vi hay tâm lý, ngoàira thì người ta thấy óc thôn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: