Danh mục

Hội chứng ruột kích thích (Kỳ 2)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 221.01 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đặc điểm của các triệu chứng:4.1 Đau Gặp (9/10) đau lan toả hoặc khu trú hố chậu trái, quanh rốn, hố chậu phải. Đau trên rốn thường từng cơn mạnh. Đau dưới rốn thường có tính chất âm ỉ (Hislop I.G 1971, Chaudrray N.A 1962)Cường độ đau thường ê ẩm, khó chịu đến mạnh có khi phải đi cấp cứu. Theo Thompson W.G. 1980 đau trong HCRKT có đặc điểm:- Có tính chất mạn tính, có từng cơn, từng đợt tái phát nhiều lần.- Đau giảm nhẹ khi trung, đại tiện được - Có kèm theo thay đổi độ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hội chứng ruột kích thích (Kỳ 2) Hội chứng ruột kích thích (Kỳ 2) Đặc điểm của các triệu chứng 4.1 Đau Gặp (9/10) đau lan toả hoặc khu trú hố chậu trái, quanh rốn, hố chậu phải.Đau trên rốn thường từng cơn mạnh. Đau dưới rốn thường có tính chất âm ỉ(Hislop I.G 1971, Chaudrray N.A 1962) Cường độ đau thường ê ẩm, khó chịu đến mạnh có khi phải đi cấp cứu.Theo Thompson W.G. 1980 đau trong HCRKT có đặc điểm: - Có tính chất mạn tính, có từng cơn, từng đợt tái phát nhiều lần. - Đau giảm nhẹ khi trung, đại tiện được - Có kèm theo thay đổi độ chắc của phân - Có kèm theo đầy hơi sình bụng, có cảm giác đại tiện chưa hết phân, phâncó lẫn nhầy. - Có dấu hiệu kèm theo: ỉa giả, nóng ruột… 4.2 Rối loạn đại tiện Đi lỏng hoặc táo bón * Đi lỏng - Đi lỏng trọng lượng phân không quá 300g/24h - Thường sáng dậy đau quặn thắt bắt phải đi đại tiện, tiếp theo là sau khi ănsáng. - Ngày có thể đi trên 3 lần, những ngày như vậy đêm lại yên tĩnh. - Mỗi đợt vài ngày đến vài tuần, mỗi năm nhiều đợt. - Điều kiện; sau ăn thức ăn cá, cua, ốc , hến, sữa, bơ.. hoặc sau khi căngthẳng, mệt mỏi mất ngủ... - Đi lỏng thường kèm theo với đau bụng hoặc không. Trước khi đại tiện thấy đau ê ẩm hoặc đau quặn, đại tiện xong thường thấydễ chịu. Có người còn cảm thấy đau tức khó chịu ở hậu môn, mót đi ngoài hoặc cócảm giác như đi chưa hết phân, có khi phải ngồi lâu mặc dù phân lỏng. - Tính chất phân: lỏng nát nhưng có thể đoạn đầu cứng đoạn sau nát. Trongngày phân lần đầu nát nhưng các lần sau lẫn nhầy hoặc toàn nhầy. Đặc biệt là phânkhông bao giờ có máu (trừ khi có trĩ). - Khối lượng phân ít có thể như phân mèo hoặc phân trẻ con. * Phân táo - Thời gian: 3-4 ngày 1 lần hoặc hơn 1 tuần 1 lần - Tính chất phân: Phân khô cứng thành cục nhỏ, lớp nhầy bám vòng quanhhoặc như phân dê. - Trước khi đại tiện đau quặn, đi xong hết đau - Có một số bệnh nhân không cảm giác đau, phải ngồi rất lâu. 4.3 Đầy hơi - Sau ăn được nửa bữa đã có cảm giác khó chịu đau bụng phải ợ hay trungtiện mới dễ chịu. Do vậy ăn không được mặc dù vẫn thèm ăn. - Đầy hơi thường đi đôi với sôi bụng, có khi cuộn ruột thành từng đoạncứng và đau, xoa day một lúc hoặc để tự nhiên cũng mất đi hoặc đoạn cứng dichuyển sang chỗ khác. - Một số bệnh nhân có cảm giác nóng ở ổ bụng 4.4 Các triệu chứng kèm theo - Đa số các bệnh nhân có trạng thái thần kinh không ổn định, dễ nhậy cảm,hay lo nghĩ hồi hộp. - Ra nhiều mồ hôi chân tay vào mùa đông. - Có đau đầu theo thời tiết có dạng nhức đầu cơn Migrain, ở nữ đau bụngkhi hành kinh. 4.5 Những yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng bệnh + Yếu tố làm nặng thêm - Thức ăn: 1/3 bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi các thức ăn: sữa, pho mát, đồrán, socola, bia, bắp cải, đậu. Ở Việt Nam đa số bệnh nhân kiêng ăn cá, cua, sữa,mỡ, trứng... - Vai trò của chấn thương tâm lý tình cảm (Stress) căng thẳng thần kinh mệtmỏi thể lực, mất ngủ, lo nghĩ... + Yếu tố giảm nhẹ - Ăn kiêng khem... - Sinh hoạt thoải mái, sức khoẻ tốt - Khi ợ hơi, trung tiện được 4.6 Triệu chứng toàn thân và thực thể * Toàn thân -Ít giảm sút mặc dù bệnh kéo dài nhiều năm. Đại đa số sinh hoạt bìnhthường cân nặng giữ được ổn định. - Không sốt, không có trạng thái mất nước, điện giải mặc dù ỉa lỏng * Thực thể (xem hình) Khám sờ nắn bụng có thể đau bất kỳ chỗ nào, thường đau nhiều bên tráibụng. Vị trí đau tự nhiên không tương xứng với vùng đau do khám gây nên. Cókhi không đau nhưng đi khám lại có thể đau. Có thể sờ thấy những thừng cứng dođoạn đại tràng co thắt hoặc có thể tạo ra những vùng đại tràng co thắt di chuyển,xoa day một lúc mất.

Tài liệu được xem nhiều: