Thông tin tài liệu:
Táo bón là sự đào thải phân khô cứng ra ngoài, và đau khi thải phân. Đây là một hiện tượng thường thấy ở trẻ em, chiếm khoảng 3-5% trẻ đến khám tại bác sĩ nhi khoa và 35 % trẻ đến khám ở các Bác sĩ nhi khoa tiêu hoá. Bệnh có thể có nguồn gốc thực thể.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hội chứng táo bón HỘI CHỨNG TÁO BÓNMục tiêu1. Trình bày được tần suất mắc bệnh và nguyên nhân của táo bón ở trẻ em2. Kể các triệu chứng lâm sàng và cách thăm khám để phát hiện bệnh3. Nêu các xét nghiệm thường dùng để chẩn đoán nguyên nhân4. Trình bày cách điều trị và phòng táo bón1. Đại cươngTáo bón là sự đào thải phân khô cứng ra ngoài, và đau khi thải phân. Đây là mộthiện tượng thường thấy ở trẻ em, chiếm khoảng 3-5% trẻ đến khám tại bác sĩ nhikhoa và 35 % trẻ đến khám ở các Bác sĩ nhi khoa tiêu hoá. Bệnh có thể có nguồngốc thực thể như bệnh phình đại tràng, hẹp hậu môn, nứt hậu môn, thuốc hay mấtnước hay bệnh về thần kinh cơ hay chức năng như không chịu đi ỉa . Ở giai đoạnsơ sinh vào khoảng 90-95% táo bón cơ năng. Tần suất:Ở Mỹ16% bố mẹ ghi nhận con mình bị táo bón ( 2 tuổi); Ở Anh 34% bố mẹ ghinhận con họ từ 4-7 tuổi bị táo bón, Ở Brazil t ìm thấy 28% trẻ từ 8-10 tuổi bị táobón. Ở Việt Nam điều này chưa được ghi nhậnVề giới thì trước tuổi dậy thì, tần suất nam và nữ bị táo bón giống nhau. Sau tuổidậy thì trẻ gái dường như bị táo bón cao hơn nam giới.2. Nguyên nhân2.1. Ở trẻ sơ sinhNguyên nhân bẩm sinh và thực thể như teo trực tràng hay ruột, thoát vị não màngnão, không có cơ ở thành bụng, xơ nang tuy, phình đại tràng bẩm sinh2.2.Ở trẻ ngoài diện sơ sinh2.2.1. Chế độ ănThếu chất xơ hay ăn quá nhiều chất cứng, uống nhiều sữa bò, hay ăn sữa bò sớmhay ăn quá nhiều2.2.2. Đau khi ỉa do nứt hậu môn, áp xe trực tràng, hay không thích đi vào hố xíHậu quả của trẻ không chịu đi ỉa lâu ngày làm trẻ mất cảm giác buồn ỉa. Nếu tìnhtrạng này kéo dài trên 4-5 tuổi , trẻ không được hướng dẫn tốt về đi ỉa sẽ gây rachứng ỉa đùn .2.2.3 Nguyên nhân khácDùng thuốc có opium, thuốc chống co thắt hay giảm nhu động ruột, lạm dụngthuốc nhuận trường, thiểu năng giáp, giảm kali máu.Về phương diện thực hành lâm sàng , cần chẩn đoán gián biệt giữa táo bón kéo dàido bệnh Hirschsprung hay không phải do Hirschsprung ( táo bón c ơ năng).3. Triệu chứng lâm sàng và thăm khám3.1. Bệnh sửRất quan trọng để phân biệt táo bón do bệnh Hirschsprung hay táo bón cơ năng.Lần đầu tiên đi ỉa, tuổi khởi phát , độ cứng, độ lớn của phân, số lần ỉa, đau bụng,chán ăn , mệt mỏi.- Hỏi đi ỉa lần đầu tiên của trẻ bởi vì ở trẻ bị bệnh Hirschsprung thường chậm đàothải phân su. Hơn 1/2 trẻ ỉa phân su sau 36 giờ đầu sau sinh và táo bón thườngxuất hiện rõ khi trẻ được 3-4 tháng.- Dấu hiệu đau khi ỉa, phân có máu tươi, hay ỉa đùn (ỉa trịn). Phần lớn táo bón kéodài thường làm trẻ đau khi đi ỉa do đó trẻ lại không thích đi ỉa . Bố mẹ thường lầmlẫn với trẻ không chịu đi ỉa vì đau và trẻ phải gắng sức để rặn khi ỉa.- Thời điểm xuất hiện táo bón: Ở trẻ nhỏ táo bón chức năng th ường xảy ra đồngthời khi trẻ thay đổi chế độ hay khi bắt đầu tự đi ỉa một mình. Ngoài ra táo bóncòn xảy ra khi trẻ mắc một số bệnh như viêm da do tả hay mất nước. Ở trẻ lớnbệnh xuất hiện khi trẻ bắt đầu đi học vì trẻ không muốn ỉa tại trường3.2. KhámSờ thấy khối ở bụng. Khám trực tràng thấy phân cứng hiện diện ở bóng trực tràng.Nứt hậu môn có thể tìm thấy- Thăm trực tràng rất quan trọng. Phải thực hiện thăm trực tràng ở bất cứ trẻ nào bịtáo bón kéo dài.- Khám cẩn thận vùng tầng sinh môn ,tìm dấu lún vào ở trên xương cùng vì có thểcó những bất thường ở cột sống. Phải chú ý đến vị trí của hậu môn.- Khám hậu môn để tìm dấu nứt hậu môn, lỗ dò,hay trĩ.- Khi thăm trực tràng , có thể xác định được độ lớn của ống hậu môn, trực tràng vàcó thể tìm thấy một khối u trong trực tràng. Chú ý trực tràng rỗng hay đầy phân vàđộ cứng của phân.- Ở trẻ bị Hirschsprung, trực tràng thường nhỏ và rỗng. Sau khi thăm khám có thểtrẻ phun ra một lượng phân nước bởi vì chỗ nghẽn chức năng đã được tháo bỏ.Ở trẻ táo bón cơ năng, trực tràng thường lớn và phân ở ngay tại bờ mép hậu môn3.3.Cận lâm sàngQuan trọng nhất là chụp phim không sửa soạn có thể thấy phân ở đại tràng và vớiphim có baryt tìm thấy chỗ teo hẹp. Sinh thiết trực tràng trong trường hợp nghibệnh Hirschsprung. Đo áp lực trực tràng có thể góp phần chẩn đoán phân biệtbệnh Hirschsprung và táo bón cơ năng nhưng không thất sự cần thiết. Chức năngcủa tuyến giáp và điện giải đồ cũng nên làm.- Trong phần lớn trường hợp chẩn đoán dựa vào phần bệnh sử và thăm khám tuynhiên ở những trẻ mập hay không cho thăm trực tràng thì chụp phim không chuẩnbị có thể giúp ta xác định sự hiện diện của phân .- Chụp khung đại tràng với baryt : rất cần thiết để chẩn đoán bệnh Hirschsprung.Qua phim này người ta có thể gợi ý được bệnh dựa vào sự thay đổi khẩu kính củađại tràng. Không cần thiết phải dùng đối quang kép. Không thực hiện một thăm dònào như thut tháo điều trị hay đặt toạ dược trong vòng 48 giờ trước khi chụp vớibaryt vì nó có thể làm dãn tạm thời chỗ hẹp do đó lầm lẫn trong chẩn đoán.- Trong khi chụp baryt không chuẩn bị có độ nhạy và độ đặc hiệu cao ở trẻ lớn thìnó kém chính xá ...