Bệnh tay chân miệng (Hand-foot-and-mouth disease – HFMD) là một bệnh lý nhiễm virus cấp. Biểu hiện lâm sàng thường gặp gồm sốt và tổn thương da niêm dạng bóng nước xuất hiện ở niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông, và/hoặc cơ quan sinh dục. Các bóng nước ở miệng thường diễn tiến nhanh đến loét.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HỘI CHỨNG TAY - CHÂN - MIỆNG HỘI CHỨNG TAY - CHÂN - MIỆNGI. KHÁI NIỆMBệnh tay chân miệng (Hand-foot-and-mouth disease – HFMD) là một bệnh lýnhiễm virus cấp. Biểu hiện lâm sàng thường gặp gồm sốt và tổn thương da niêmdạng bóng nước xuất hiện ở niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầugối, mông, và/hoặc cơ quan sinh dục. Các bóng nước ở miệng thường diễn tiếnnhanh đến loét.II. TÁC NHÂN GÂY BỆNHCoxsackie virus nhóm A týp 16 (CV A16) là nguyên nhân liên quan trong ph ầnlớn các ca HFMD. Tuy nhiên, một số chủng khác cũng có thể gây bệnh bao gồmCoxsackie virus týp huyết thanh A5, A7, A9, A10, B2, và B5. Enterovirus týp 71(EV-71) cũng là một trong các nguyên nhân gây HFMD, có liên quan với các biểuhiện thần kinh và có khả năng gây dịch. Trong đó, 2 genotype EV-71 B và C đượcxác định có liên quan đến các vụ dịch HFMD tại Úc, Malaysia, Singapore, ĐàiLoan, và Nhật từ năm 1997.Coxsackie virus và EV-71 đều là dưới nhóm của Enterovirus, thành viên trong giađình Picornaviridae. Gia đình này gồm những virus nhỏ có cấu trúc chuỗi đơnRNA, không vỏ bọc, có cấu trúc không gian 20 mặt với đường kính khoảng 30nm.III. SINH BỆNH HỌCNhiễm trùng thông thường xảy ra qua đường phân – miệng hoặc qua đường tiếpxúc trực tiếp với sang thương da và chất tiết ở miệng. Sau khi nhiễm, virus đượcnhân lên trong các tế bào niêm mạc đường tiêu hóa và phần xa của hầu họng.Cũng trong giai đoạn này, virus xâm nhiễm vào phân và chất tiết đường hô hấptrên. Thời gian ủ bệnh khoảng 3-10 ngày. Sau giai đoạn phát triển tại ống tiêu hóa,một số virus sẽ xâ m nhập vào máu gây nhiễm virus máu và từ đó lan tỏa đến cáccơ quan đích, bao gồm da, tim, hệ thần kinh trung ươngIV. DỊCH TỄ HỌCTần suấtHoa KỳDịch thông thường xảy ra vào những tháng hè -đầu thu, mặc dù các ca lẻ tẻ xảy raquanh năm.Thế giớiDịch HFMD liên quan với EV-71 thường gặp ở vùng Đông Nam Á trong nh ữngnăm gần đây, bao gồm Đài Loan (1998) và Singapore (2000). Các yếu tố nguy cơcủa những trận dịch này bao gồm trẻ có nhập điều trị tại các trung tâm săn sóc nhi,tiếp xúc với người bệnh HFMD, gia đình đông nguời, nhà ở vùng ngoại ô. Ngoàira, HFMD còn xuất hiện nhiều nơi như Úc, Malaysia, Nhật, Việt Nam…Tỷ lệ bệnh tật/tử vongHFMD gây ra bởi coxsackie virus thông thường nhẹ và tự giới hạn sau 7-10 ngày;hiếm hơn, HFMD có thể tái phát hoặc kéo dài. Các biến chứng nặng hiếm xảy ra.Các vét loét miệng nặng có thể dẫn đến viêm lưỡi gây đau. Điều này làm ảnhhưởng đến khả năng ăn uống của trẻ, dẫn đến mất nước, một biến chứng thườnggặp nhất trong HFMD. Hiếm gặp hơn là viêm màng não vô trùng ở bệnh nhiHFMD do Coxsackie virus.HFMD gây ra do EV-71 có tỷ lệ biến chứng thần kinh cao hơn, bao gồm hội chứnggiống bại liệt, viêm màng não vô trùng, viêm não, viêm não-tủy, thất điều tiểu nãocấp, viêm tủy cắt ngang cấp, hội chứng Guillain-Barré, tăng áp lực nội sọ lànhtính. Các biến chứng thần kinh có thể là hậu quả của cơ chế miễn dịch hoặc dovirus tấn công chất xám gây ra các tổn th ương trực tiếp. Các biến chứng tim - phổinhư viêm cơ tim, viêm phổi mô kẽ, phù phổi cũng có thể xảy ra.Một số nghiên cứu cho thấy những biểu hiện thần kinh kèm di chứng xảy ra ởbệnh nhân HFMD do Coxsackie virus ít hơn so với HFMD do EV-71. Cụ thể hơn,Chang và cs đã phân tích tại Đài Loan dịch HFMD năm 1998 và phát hiện rằng68% ca nhiễm EV-71 không biến chứng. 32% có biến chứng bao gồm 7,3% viêmmàng não vô trùng, 10% viêm não, 2,3% biểu hiện hội chứng giống bại liệt, 4,5%viêm não tủy, và 6,8% phù phổi cấp (trong đó 7,9% tử vong và 4% để lại dichứng). Trong khi đó, nhóm HFMD do Coxsackie virus A16, 94% không biếnchứng, chỉ có 6,3% các truờng hợp có biến chứng viêm màng não vô trùng; khôngcó ca nào tử vong hoặc để lại di chứng. Giới tínhPhần lớn các báo cáo cho thấy không có sự khác biệt giữa hai giới. Vài số liệucông bố một sự khác biệt nhẹ giữa nam/nữ : 1,2 – 1,3/1. TuổiBệnh thường xảy ra ở trẻ < 10 tuổi. Tại Việt Nam, bệnh thường gặp ở trẻ < 5 tuổi,đặc biệt là < 3 tuổi. Những cá thể trong cùng gia đình hoặc tiếp xúc gần gũi với trẻcũng có nguy cơ nhiễm Enterovirus.V. LÂM SÀNGBệnh sửThời gian ủ bệnh khoảng 1 tuần; bệnh nhân thường than phiền đau họng hoặcmiệng,Cơn mailaise có thể xảy ra,Thỉnh thoảng trẻ có kèm theo ói, tiêu chảy phân không đàm máu.KhámKhởi đầu, sang thương ban xuất hiện ở niêm mạc miệng, lưỡi, và/hoặc vòm khẩucái cứng. Các sang thương niêm mạc miệng tiến triển nhanh chóng thành bóngnước và được bao bọc bởi quầng hồng ban. Các bóng nước này nhanh chóng thànhvết loét làm trẻ khó ăn uống, hay quấy khóc. Cha mẹ thường than phiền trẻ chảynước bọt liên tục.Sang thương da, xuất hiện dưới dạng ban nhỏ, hoặc bóng nước trên nền hồng ban,hiện diện khoảng 75% tổng số bệnh nhân HFMD. Vị trí thường gặp là lòng bàntay - chân, bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông, cơ quan sinh dục. Bóng nước có kí ...