Danh mục

Hỏi - đáp Biển và đảo Việt Nam: Phần 2

Số trang: 85      Loại file: pdf      Dung lượng: 918.24 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 37,000 VND Tải xuống file đầy đủ (85 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 cuốn “Biển và đảo Việt Nam, mấy lời hỏi đáp” trình bày các nội dung: Thăng trầm biển đảo, biển đảo trong phát triển và hội nhập, hướng về biển đảo. Tài liệu được biên soạn dựa trên cơ sở tập hợp nhiều nguồn trong và ngoài nước với sự cập nhật thông tin mới, vừa đảm bảo tính khoa học vừa mang tính thời sự. Tuy nhiên, xuất phát từ mục đích phổ cập thông tin đến quảng đại bạn đọc, nên Tài liệu chỉ dừng lại ở mức độ phổ thông nhất, hạn chế tính hàn lâm của thông tin tư liệu. Hy vọng qua những lời hỏi và đáp ngắn gọn và dễ hiểu sẽ giúp ích cho việc nâng cao hiểu biết, góp phần bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc và thêm tin yêu tổ quốc Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hỏi - đáp Biển và đảo Việt Nam: Phần 2 Phần III – Thăng trầm biển, ñảo 43.Khi tiến quân xâm lược ðại Việt, kẻ thù thường sử dụng ñường biển như thế nào ? Từ thời dựng nước ñến thời chống Bắc thuộc và thời ñộc lập, Văn Lang, Âu Lạc rồi ðại Việt có vị trí gần gũi “núi liền núi, sông liền sông” với các quốc gia phương Bắc, do ñó rất thuận lợi cho quan hệ láng giềng thân thiện, hữu nghị. Nhưng khi không còn thân thiện, hữu nghị, thì vị trí láng giềng “núi liền núi, sông liền sông” lại thuận lợi cho những hoạt ñộng quân sự trên bộ, các ñội quân xâm lược thường sử dụng tối ña ñường bộ trên ñất liền ñể tiến ñánh nước ta. Tuy nhiên bên cạnh vị trí “núi liền núi, sông liền sông” trên ñất liền, Văn Lang, Âu Lạc rồi ðại Việt còn có vị trí gần gũi “núi liền núi, sông liền sông” trên biển. Do ñó biển và ñường biển cũng là con ñường lớn thứ hai sớm ñược khai thác phục vụ cho phát triển quan hệ quốc gia hoặc cho các cuộc chiến tranh. ðường biển là nơi các ñạo quân xâm lược sử dụng như một lợi thế của quốc gia có thủy quân hùnh mạnh. Thủy quân của phương Bắc thường xuyên bằng lực lượng lớn ñã phối hợp với các cánh quân bộ ñể tiến ñánh ồ ạt xuống phương Nam. ðường biển có nhiều yếu tố thuận lợi cho việc tiếp tế lương thực và vận chuyển quân lính một cách dễ dàng, nhanh chóng, ít tốn kém và an toàn. Quân ñội phương Bắc có khả năng ñóng ñược những chiến thuyền lớn có sức chứa lớn phục vụ cho hoạt ñộng vận chuyển và tiến công quân sự. Kẻ thù thường sử dụng ñường biển bằng cách cho thuyền của mình chạy vào các cửa sông ñổ ra biển rồi sau ñó chạy ngược lên các dòng sông ñến các nhánh sông nhỏ ñể hỗ trợ, tiếp tế cho quân bộ. Lợi dụng sự thuận lợi của các cửa sông mà quân giặc ñã tạo thành một hướng tiến công lợi hại. ðầu năm 981, quân Tống chia làm ba ñạo tiến vào ðại Cồ Việt. ðạo thuỷ binh do Lưu Trừng, Giả Thực dẫn ñầu từ biển tiến vào sông Bạch ðằng rồi vào sông Lục ðầu, liên lạc với bộ binh Hầu Nhân Bảo nhằm ñánh chiếm vùng tả ngạn sông Hồng, kết hợp với ñạo thuỷ binh do Trần Khâm Tộ ñiều khiển ngược dòng sông Hồng vừa tiến công ñánh các cánh quân của Lê Hoàn làm bàn ñạp ñánh chiếm Hoa Lư và cả nước ðại Cồ Việt. Mùa xuân năm 1785, quân Xiêm gồm 5 vạn chia làm 2 ñường thủy - bộ tấn công phía Nam nước ta. Quân Xiêm chia 3 vạn quân từ cửa biển Tây Nam (thuộc tỉnh Kiên Giang ngày nay) ñi sâu vào nội ñịa và cùng phối hợp 53 với quân bộ nhằm nhanh chóng tiêu diệt quân Nguyễn Huệ rồi ñánh chiếm phương Nam Việt Nam một cách dễ dàng. 44.Cửa biển Bạch ðằng ở ñâu ? Nơi ñây ñã có những trận thủy chiến nào diễn ra trong lịch sử dân tộc ? Bạch ðằng là một con sông này dài hơn 20km, từ Do Nghi chảy ra Phả Lễ, ñổ ra vịnh Bắc Bộ ở cửa Nam Triệu, làm ranh giới tự nhiên giữa hai huyện Thuỷ Nguyên (thành phố Hải Phòng) và Yên Hưng (Quảng Ninh). Cửa biển Bạch ðằng là một cửa biển lớn ở biển phía Bắc của Việt Nam (Vịnh Bắc Bộ). ðây là một cửa biển rộng và sâu, thuận lợi cho tàu thuyền ra, vào, là cảng lớn của Việt Nam ngày nay. Cửa biển Bạch ðằng trong lịch sử là nơi ñã diễn ra nhiều cuộc thủy chiến lớn của quân dân ðại Việt trong nhiều cuộc kháng chiến chống quân ñội phong kiến phương Bắc ñến xâm lược. Lớn nhất là các trận: Lần thứ nhất năm 938 Năm 938, quân Nam Hán do Lưu Cung và Lưu Hoằng Tháo chỉ huy theo ñường bộ và ñường biển, vào xâm lược nước ta. Ngô Quyền sai quân dùng cọc lim vót nhọn bịt sắt ở ñầu, bí mật cắm ngầm ở nơi hiểm yếu trên dòng sông Bạch ðằng, bố trí thuỷ binh và bộ binh mai phục, rồi dụ ñịch vào nơi quyết chiến. Buổi sáng sớm cuối năm 938, từ cửa biển vào hạ lưu sông Bạch ðằng, binh thuyền của tướng giặc là Hoằng Tháo theo nước triều lên ñã ầm ầm tiến ñánh nhà Ngô. Ngô Quyền cho một ít thuyền nhỏ ra vừa ñánh vừa rút vào sâu trong sông, giả thua nhưng không hàng, bỏ chạy lên miền thượng lưu, khiến quân Nam Hán càng dồn sức ñuổi bắt và ñã lọt vào trận ñịa mai phục, lúc thủy triều bắt ñầu rút xuống. Ngô Quyền hạ lệnh cho quân sĩ hai bên bờ bất ngờ tiến công ñịch, thuyền chiến của quân sĩ mai phục cũng tung ra ñánh ñuổi, khiến quân của Hoằng Tháo phải quay ñầu bỏ chạy. Thủy triều càng rút nhanh, thuyền chiến của Nam Hán càng sợ mắc cạn càng thục mạng và không thể tránh khỏi những cọc gỗ dưới lòng sông nhô lên ñâm thủng thuyền, quân sĩ chết ñầy sông, Lưu Hoằng Tháo bị bắt sống và bị giết tại Bạch ðằng giang. Trận Bạch ðằng chỉ một ngày diễn ra ñã kết thúc thắng lợi, phá tan âm mưu xâm lược của Nam Hán. Lần thứ hai năm 981 Năm 981, quân xâm lược Tống do Hầu Nhân Bảo tổng chỉ huy chia làm ba ñạo tiến ñánh ðại Cồ Việt. ðạo thủy binh của quân Tống do Lưu Trừng dẫn ñầu lại từ biển tiến vào sông Bạch ðằng, hòng phối hợp với ñạo binh trên bộ, ñánh chiếm vùng tả ngạn sông Hồng, làm bàn ñạp ñánh chiếm toàn bộ nước ta. ...

Tài liệu được xem nhiều: