Danh mục

Hỏi đáp về bệnh đa khoa – Kỳ 2

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 307.50 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cần bổ sung nước cho bệnh nhân viêm cầu thận. Con tôi gần đây có biểu hiện chán ăn, chân bị phù nhẹ, ít đi tiểu. Tôi rất hoang mang có phải cháu bị bệnh về thận?Theo thư bạn kể, rất có thể con bạn bị bệnh viêm cầu thận. Bệnh thường gặp ở trẻ em và xuất hiện sau một đợt nhiễm khuẩn cổ họng hoặc ngoài da, răng, miệng từ 7–15 ngày. Những ngày đầu mắc bệnh, trẻ thường thấy mệt mỏi, chán ăn, phù, sau thấy đái ít, đái ra máu, protein niệu... Khi bị viêm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hỏi đáp về bệnh đa khoa – Kỳ 2 Hỏi đáp về bệnh đa khoa – Kỳ 2: Chế độ ăn cho người viêm cầu thận Cần bổ sung nước cho bệnh nhân viêm cầu thận. Con tôi gần đây có biểu hiện chán ăn, chân bị phù nhẹ, ít đi tiểu. Tôi rấthoang mang có phải cháu bị bệnh về thận? Theo thư bạn kể, rất có thể con bạn bị bệnh viêm cầu thận. Bệnh thườnggặp ở trẻ em và xuất hiện sau một đợt nhiễm khuẩn cổ họng hoặc ngoài da, răng,miệng từ 7–15 ngày. Những ngày đầu mắc bệnh, trẻ thường thấy mệt mỏi, chánăn, phù, sau thấy đái ít, đái ra máu, protein niệu... Khi bị viêm cầu thận cấp, cáchđiều trị chủ yếu là nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Người bị viêm cầu thậncấp nhất định phải ăn nhẹ, ăn nhạt, chế độ ăn không mỳ chính, ít protein... Nhữngthực phẩm không nên dùng là các loại ngũ cốc nhiều đạm, chất béo có nguồn gốctừ động vật, không nên ăn tim, gan, cật... hạn chế ăn trứng, nên theo dõi lượngnước tiểu nếu thấy đái ít hay vô niệu thì bỏ hẳn rau quả tránh tăng kali máu.Những thực phẩm nên dùng trong khẩu phần ăn hằng ngày là các chất đường lấytừ mật ong, miến dong, khoai sọ... Cần phải chú ý nếu bệnh nhân bị phù thì phảicó chế độ ăn nhạt hoàn toàn đến khi hết phù và phải bổ sung lượng nước tươngđương bằng lượng nước tiểu hằng ngày và dùng thêm 1/2 đến 1 lít nước/ngày. Tốtnhất, bạn nên đưa con tới bệnh viện có chuyên khoa nhi hoặc thận để khám vàchẩn đoán chính xác. Viêm túi lệ, chữa thế nào? Tôi bị sưng, đau ở phía dưới góc mắt trong cạnh mũi bên phải, khám đượcbiết là bị viêm tắc túi lệ. Bác sĩ cho biết cách chữa bệnh thế nào? Ở dưới khóe mắt phía trong, cạnh mũi có túi lệ và có đường dẫn nước mắt thôngxuống mũi, gọi là ống lệ tỵ. Viêm túi lệ là nhiễm khuẩn của túi lệ do đường dẫn nước mắt– mũi bị tắc. Bệnh viêm túi lệ có thể cấp tính và mạn tính, thường gặp ở trẻ em và ngườilớn trên 40 tuổi, thông thường chỉ viêm một bên. Tác nhân gây viêm túi lệ cấp chủ yếu làtụ cầu vàng và liên cầu tan huyết. Triệu chứng chính của bệnh viêm túi lệ cấp là đau, phùnề căng phồng và đỏ ở vùng túi lệ; có thể nặn được mủ. Viêm túi lệ mạn tác nhân gâybệnh là vi khuẩn streptococcus pneumoniae, hiếm gặp hơn do nấm Candida albicans.Triệu chứng viêm mạn là chảy nước mắt và tiết dử, có thể nặn ra mủ nhầy hoặc mủ đặc.Về điều trị: viêm túi lệ cấp điều trị hiệu quả bằng kháng sinh toàn thân, nhưng hay táiphát nếu không giải quyết được tắc lệ đạo; người ta có thể dùng dụng cụ thông lệ đạo từgóc mắt xuống mũi. Viêm mạn tính cũng dùng kháng sinh điều trị và phẫu thuật giảiquyết tắc lệ đạo là phương pháp điều trị triệt để. Ai nên đặt stent? Đặt sten động mạch. Xin bác sĩ cho biết, đặt stent động mạch được áp dụng cho những trườnghợp nào? Tỷ lệ thành công của phương pháp này là bao nhiêu? Stent là một ống lưới thép mỏng, được đặt vào trong lòng động mạch thậtnhẹ nhàng cho người bệnh nhằm tạo ra một giá đỡ để lòng mạch, vốn chít hẹp doxơ vữa, được thông thoáng trở lại. Đặt stent động mạch không còn là kỹ thuật mớimẻ và phức tạp. Stent được đưa vào mạch máu bằng nội soi. Từ một lỗ nhỏ đượctrích từ háng, bác sĩ xịt thuốc tê qua đó để thuốc chạy theo mạch máu tới chỗ bịtắc. Thiết bị nội soi có gắn quả bóng cũng được đưa vào động mạch qua đườngnày, khi đến vị trí tắc thì bơm cho bóng phồng lên làm dẹt mảng xơ vữa, khiếnlòng mạch rộng ra cho máu lưu thông, sau đó đặt stent. Phương pháp này cho hiệuquả điều trị cao. Vết chích rất nhỏ nên người bệnh có thể nhanh chóng đi lại bìnhthường. Hiện nay, 80% các trường hợp tắc động mạch được chỉ định đặt stent và20% còn lại phải mổ mở. Khoảng 99,5% các ca đặt stent thành công. Dùng thuốc chữa lang ben Em năm nay 19 tuổi. Không hiểu sao cổ và mặt em lại có những vếtloang màu trắng. Có phải em bị lang ben không? Em có thể dùng thuốc gì đểchữa? Trần Văn Thái (Hải Dương) Theo như em tả thì rất có thể em đã bị lang ben. Đây là một dạng nấm cótên khoa học Pityrosporum orbiculaire ưa chất béo và chất sừng của nang lông vàsống nhờ trên da. Khi da ẩm ướt do nhiều nguyên nhân như: tắm, tắm hơi, ranhiều mồ hôi nhưng không được lau khô); bôi các loại kem chữa bệnh hay làmđẹp có tính giữ ẩm lên da; uống corticoid lâu ngày làm cho da giữ nước; bản thânda tiết nhiều bã nhờn thì loại nấm đó có điều kiện phát triển mạnh tạo ra một vệt,vùng lớn nấm (gọi là thảm nấm) có màu trắng gọi là lang ben. Từ 50 tuổi trở lên,da khô nên ít mắc, những người tuổi trẻ và trung niên, da ẩm nên thường dễ mắcbệnh hơn. Bệnh xuất hiện ở vùng da không có áo quần che (mặt, cổ, cánh tay...).Vùng bị bệnh, tia cực tím bị nấm ngăn cản nên da không hấp thu, có màu trắng.Trong khi đó vùng không bị bệnh, tia cực tím không bị ngăn cản, da hấp thu cómàu sạm. Bình thường giữa vùng da bị bệnh và da không bị bệnh đã có sự chênhlệch màu. Khi ra nắng, sự chênh lệch màu giữa hai vùng da đó càng rõ hơn. Bìnhthường lang ben không hoặc ít gây ngứa nhưng khi đổ mồ hôi nhiều sẽ làm ngứarâm ran. Lang ben không gây nguy hiểm nhưng lại làm da có chỗ trắng chỗ sạmlàm mất vẻ đẹp, nên vẫn cần điều trị. Có thể dùng các thuốc sau đây: Dùng các loại dung dịch chống nấm đơn giản như dung dịch cồn BSI ( cóacid benzoic, acid salicylic, iod) hoặc dung dịch cồn ASA (có cồn, aspirin, acidsalicylic), hoặc thuốc mỡ chứa chất chống nấm ketoconazol bôi lên vùng da bịbệnh và vùng da chung quanh. Cần rửa sạch và làm khô da trước khi bôi. Sau khithương tổn đã hết cần bôi tiếp một tuần nửa để cũng cố. Nếu lang ben lan rộng nhiều chỗ, nên uống thêm thuốc viên ketoconazol,mỗi ngày uống 200 mg, uống trong 10 ngày liền. Kinh nghiệm nhân dân: Có thể dùng 20 gam riềng tươi, giã nát, ngâm trong200ml giấm thanh bôi lên da. Sau khi thương tổn đã hết, cần tiếp tục bôi thêm haituần nữa. ...

Tài liệu được xem nhiều: