Danh mục

Hỏi đáp về thuốc và sức khỏe (Kỳ 1)

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 257.93 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bệnh nhân ĐTĐ bị cắt bàn chân do không được điều trị và kiểm soát tốt.Tôi năm nay 62 tuổi, bị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) khoảng hơn 10 năm nay. Thời gian vừa qua, đường huyết của tôi có hiện tượng không ổn định mặc dù tôi chấp hành đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tôi đi khám lại và được bác sĩ chỉ định cho dùng insulin đường tiêm. Xin quý báo giúp tôi hiểu rõ hơn về loại thuốc này và khi nào thì dùng insulin cho những người như tôi? Tôi xin cảm ơn. Võ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hỏi đáp về thuốc và sức khỏe (Kỳ 1) Hỏi đáp về thuốc và sức khỏe (Kỳ 1) Khi nào phải dùng insulin? Bệnh nhân ĐTĐ bị cắt bàn chân do không được điều trị và kiểm soát tốt. Tôi năm nay 62 tuổi, bị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) khoảng hơn 10 nămnay. Thời gian vừa qua, đường huyết của tôi có hiện tượng không ổn định mặc dùtôi chấp hành đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tôi đi khám lại và được bác sĩ chỉ địnhcho dùng insulin đường tiêm. Xin quý báo giúp tôi hiểu rõ hơn về loại thuốc nàyvà khi nào thì dùng insulin cho những người như tôi? Tôi xin cảm ơn. Võ Thị Hường (Nam Định) Cho tới nay, y học vẫn chưa có khả năng chữa khỏi bệnh ĐTĐ và nếukhông được điều trị, quản lý tốt, bệnh sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếuđược tư vấn điều trị đúng và tốt, kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp,bệnh nhân vẫn có thể sống hoàn toàn khoẻ mạnh. Có nhiều thuốc được sử dụng để điều trị ĐTĐ, trong đó có insulin. Insulinlà một protein gồm 51 acid amin, có hai chuỗi polypeptid A và B. Đây là mộthormon có tác dụng làm giảm đường máu do tế bào bêta của tụy tiết ra liên tụcsuốt 24 giờ trong ngày. Ngoài ra, insulin còn được tiết theo nhu cầu từng lúc củacơ thể, sự tăng đường máu sẽ kích thích tụy sản xuất insulin, nhất là tăng đườngmáu sau các bữa ăn. Insulin bị phá huỷ ở đường tiêu hoá, do vậy phải dùng theođường tiêm. Thông thường, insulin được chỉ định điều trị cho các bệnh nhân ĐTĐ phụthuộc insulin (ĐTĐ týp 1 - hay gặp ở người trẻ). Tuy nhiên, trong một số trườnghợp nhất định, thuốc cũng được chỉ định sử dụng trong điều trị ĐTĐ không phụthuộc insulin (đái tháo đường týp 2 - hay gặp ở người già). Trong ĐTĐ týp 2,insulin được chỉ định khi: có ceton niệu; đường huyết tăng khó kiểm soát bằng chếđộ ăn, thuốc uống; ĐTĐ týp 2 nhưng thể trạng không béo; không kiểm soát đượcsự giảm cân và tăng đường huyết; thất bại trong điều trị với sulfonylurea; rối loạnmỡ máu, đặc biệt tăng triglycerid không đáp ứng với chế độ ăn và thuốc hạ mỡmáu; có bệnh lý cấp tính kèm theo, biến chứng cấp tính, phẫu thuật; suy gan, thận,bệnh lý mạch máu ở người ĐTĐ nặng (mắt, tim, thận, não, tắc mạch chi...). Khi dùng insulin người bệnh có thể gặp các tác dụng không mong muốnnhư: Hạ đường huyết: Thường gặp khi tiêm insulin quá liều, hoặc tiêm insulinxong nhưng ăn muộn gây vã mồ hôi, hạ thân nhiệt, co giật, thậm chí hôn mê. Dị ứng: Có thể xuất hiện sau khi tiêm lần đầu hoặc sau nhiều lần tiêminsulin, tỷ lệ dị ứng nói chung thấp. Phản ứng tại chỗ tiêm: Ngứa, đau, cứng hoặc u mỡ vùng tiêm. Tuy nhiên, việc lựa chọn insulin, liều lượng insulin, phối hợp với loại thuốchạ đường huyết nào phải tuỳ thuộc từng bệnh nhân cụ thể, không có công thứcchung cho tất cả các bệnh nhân. Do vậy, bác nên yên tâm và tuân thủ triệt để phácđồ điều trị mà bác sĩ đã đề ra. Thuốc nào để giảm ho? Có rất nhiều nguyên nhân gây ho và phản xạ ho là cơ chế tự vệ sinh lýquan trọng của cơ thể để tống ra ngoài các dị vật ở phần trên của đường hôhấp có thể gây tắc đường thở ra ngoài. Tuy nhiên, nếu ho quá mức thì việcđiều trị triệu chứng ho là rất cần thiết. Chỉ dùng thuốc giảm ho trong trường hợp ho không có đờm, ho nhiều làmngười bệnh mệt mỏi, mất ngủ. Không dùng thuốc làm giảm ho trong trường hợpho có đờm (trong bệnh viêm phế quản mạn, giãn phế quản...) vì ho được coi nhưcơ chế bảo vệ có lợi, làm sạch đường thở. Các thuốc giảm ho được chia làm 2 loại: Thuốc giảm ho ngoại biên: Có tác dụng làm giảm nhạy cảm của cácreceptor gây phản xạ ho ở đường hô hấp. Có thể dùng mật ong, glycerol (làm dịuho do có tác dụng bảo vệ, bao phủ các receptor cảm giác ở họng); benzonatat, bạchà còn gọi là menthol (có tác dụng gây tê các ngọn dây thần kinh gây phản xạ honên làm giảm ho). Thuốc giảm ho trung ương: Các thuốc này ức chế trực tiếp trung tâm ho ởhành tuỷ, đồng thời có tác dụng an thần. Thuộc nhóm này bao gồm: codein,dextromethorphan, noscapin (có hiệu quả trong trường hợp ho khan, mạn tính). Ngoài ra, một số thuốc có tác dụng kháng histamin H1 như alimemazin,diphenhydramin... cũng có tác dụng chống ho, được dùng trong các chứng ho khando dị ứng, do kích thích, nhất là về đêm. Nên dùng thuốc an thần nào? Tôi năm nay 53 tuổi, gần đây tôi thường xuyên bị mất ngủ. Tôi đã dùngthuốc an thần rotunda nhưng không cải thiện được tình hình. Vì mất ngủ nên tôirất mệt mỏi. Xin quý báo tư vấn cho tôi loại thuốc nào tôi có thể dùng được. Trịnh Thị Hoài An (Nghĩa Lộ - Yên Bái) Nếu chị dùng rotunda không hiệu quả thì ngoài rotunda trên thị trường còncó một số loại thuốc khác cũng có tác dụng chống mất ngủ: - Zolpidem: Được chỉ định cho mất ngủ ở người lớn. Thuốc có thể dùng cảcho bệnh nhân mất ngủ đầu giấc, giữa giấc và cuối giấc. Tuy nhiên, nếu dùng kéodài sẽ gây nghiện ...

Tài liệu được xem nhiều: