Danh mục

Hỏi đáp Viêm họng đỏ

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 222.48 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Viêm họng nói chung là một triệu chứng nhiễm khuẩn ở vùng hầu họng. Đó có thể là dấu hiệu báo trước của cảm cúm, hoặc là hậu quả của nhiễm khuẩn hầu họng.Có nhiều loại vi khuẩn, virus và nấm mốc có sẵn trong hầu họng mà chưa gây bệnh. Khi nào sức đề kháng của cơ thể kém đi thì chúng mới sinh sôi nảy nở và gây bệnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hỏi đáp Viêm họng đỏ Hỏi đáp Viêm họng đỏ Hỏi: Tôi năm nay 22 tuổi, thường xuyên bị viêm họng, có khi một năm táidiễn hàng chục lần nhất là đau họng hay trùng với kỳ kinh nguyệt. Đi khám nơighi viêm họng cấp, nơi thì ghi viêm họng đỏ, viêm họng hạt... Uống nhiều thuốckháng sinh liều cao nhưng không khỏi hẳn. Tôi nghe nói viêm họng có thể dẫn tớithấp tim. Xin bác sỹ tư vấn tôi nên điều trị như thế nào? Đáp: Viêm họng nói chung là một triệu chứng nhiễm khuẩn ở vùng hầu họng. Đócó thể là dấu hiệu báo trước của cảm cúm, hoặc là hậu quả của nhiễm khuẩn hầuhọng. Có nhiều loại vi khuẩn, virus và nấm mốc có sẵn trong hầu họng mà chưagây bệnh. Khi nào sức đề kháng của cơ thể kém đi thì chúng mới sinh sôi nảy nởvà gây bệnh. Sức đề kháng bị yếu khi ta lao lực quá mức, khi ăn uống thiếu dinh dưỡng,khi bị bệnh khác, phụ nữ khi kinh nguyệt hoặc chỉ đơn giản khi bị lạnh nhất làlạnh ở cổ, ngực, bàn chân... Đặc biệt có loại vi khuẩn gây bệnh viêm họng dẫn tới thấp khớp cấp vàthấp tim (liên cầu vi khuẩn) nếu không được điều trị kháng sinh đúng và kịp thời. Tuy nhiên, đa số các trường hợp viêm họng là do virus do vậy kháng sinhcũng không phải là đặc hiệu. Vậy để đề phòng viêm họng và các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trênbạn nên giữ ấm cơ thể, không để lạnh về đêm, ăn uống, nghỉ ngơi, lao động hợplý. Khi vừa cảm thấy nuốt khó thì phải trị ngay bằng cách súc miệng nước muốiấm, xoa ấm vùng cổ , quàng khăn, đi tất... Có thể ngậm miếng gừng hoặc quả kha tử ngày 2-3 lần. Nếu sốt cao đauhọng tăng, miệng hôi, uống hạ sốt không đỡ thì từ ngày thứ hai bạn nên đi khámvà dùng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sỹ vì đã có bội nhiễm vi khuẩn.

Tài liệu được xem nhiều: