.Theo chiết tự Hán-Việt, trừu tượng có thể được hiểu như sau: trừu, nghĩa là giữ lại; tượng, nghĩa là hình ảnh; vậy thì hội họa trừu tượng là một kỹ thuật, một thao tác nhằm “giữ lại” những hình ảnh để nó “không đi vào” trong tác phẩm. Những hình ảnh này có thể đến từ bất cứ thứ gì: thiên nhiên, hiện thực, tư tưởng, tình cảm…
Nhiều nghiên cứu ở phương Tây cho rằng, qua các tác phẩm như Bùa (Le Talisman, 1888) của P.Sérusier, Cánh đồng lúa mì với quạ (Les champs de blé aux corbeaux, 1890)...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hội họa Trừu tượng: người đẹp trăm tuổi
Hội họa Trừu tượng:
người đẹp trăm tuổi
Clipped của Robin Sperling
100 NĂM HỘI HỌA TRỪU TƯỢNG
Bài viết của Họa sĩ Nguyễn Quân
Theo chiết tự Hán-Việt, trừu tượng có thể được hiểu như sau:
trừu, nghĩa là giữ lại; tượng, nghĩa là hình ảnh; vậy thì hội
họa trừu tượng là một kỹ thuật, một thao tác nhằm “giữ lại”
những hình ảnh để nó “không đi vào” trong tác phẩm. Những
hình ảnh này có thể đến từ bất cứ thứ gì: thiên nhiên, hiện
thực, tư tưởng, tình cảm…
Nhiều nghiên cứu ở phương Tây cho rằng, qua các tác phẩm
như Bùa (Le Talisman, 1888) của P.Sérusier, Cánh đồng lúa
mì với quạ (Les champs de blé aux corbeaux, 1890) của Van
Gogh, Tiếng thét (Le Cri, 1893) của E.Munch, Ngựa trắng
(Le Cheval blanc, 1898) của Gauguin, Những bông hoa loa
kèn nước (Les Nymphéas, 1916) của Monet… là những phát
xuất sớm của kỹ thuật và cái đẹp trừu tượng.
Cánh đồng lúa mì với quạ – Van Gogh
Về cột mốc 100 năm hội họa trừu tượng, nhiều ý kiến cho
rằng tác phẩm trừu tượng thực thụ là Thủy mặc trừu tượng
(Aquarelle abstraite) mà Wassily Kandinsky (1866-1944) vẽ
năm 1910.
Thủy mặc trừu tượng của Kadinsky
Kandinsky chính thức bỏ chức giáo sư đi Munich học hội họa
vào năm 1896. Năm 1908, sau khi vượt qua các yếu tố tượng
trưng, tranh của ông dần đạt đến sự trừu tượng, mà loạt tranh
Bố cục, ngẫu tác, ấn tượng đã thể hiện khá rõ.
Bố cục 7 của Kadinsky
Về sau cũng có nhiều ý kiến cho rằng kỹ thuật trừu tượng có
bắt nguồn một phần từ tinh thần Thiền tông và hội họa thủy
mặc của Đông Phương.
Xuất phát của nghiên cứu này vì Kandinsky đến từ Nga, ông
là một nhà văn, người nghiên cứu và viết về mỹ thuật, trong
đó có mỹ thuật của phương Đông trước khi vẽ trừu tượng.
Bên cạnh đó, một bậc thầy trừu tượng khác là Hans Hartung
(1904-1989), nhà tiền phong của nghệ thuật phi hình thể (Art
Informel, còn gọi là Tachisme: chủ nghĩa vệt màu), người đã
gặp Kandinsky ở Munich, qua Bắc Kinh học về thiền, trước
khi vẽ tranh trừu tượng vào năm 1922.
Bố cục của Hans Hartung
Riêng hội họa trừu tượng ở Việt Nam, đến nay nhiều ý kiến
vẫn tạm cho Tạ Tỵ (1921- 2004) là một họa sĩ tiền phong, khi
những năm đầu của thập niên 1950 ông đã vẽ những bức
tranh trừu tượng. Nếu cứ liệu về cột mốc này đúng, thì tính
đến nay, hội họa trừu tượng Việt Nam đã có khoảng 60 năm
lịch sử (?).
Men Rượu của Tạ Tỵ
Một thế kỷ trừu tượng
Người ta thích đặt sóng đôi những phát minh của vật lý lý
thuyết và những phát kiến mỹ thuật châu Âu thập niên đầu
thế kỷ 20. Một bên là những thuyết tương đối, thuyết lượng
tử, quang điện… bên kia là các thứ “chủ nghĩa” mỹ thuật như
lập thể, trừu tượng, biểu hiện… Đó là giai đoạn động đất,
động trời làm đảo lộn, thay đổi tận gốc rễ, nền tảng của khoa
học và nghệ thuật. Thế giới thay đổi hay cách lý giải và cách
nhìn nó đã thay đổi?
Những bức tranh trừu tượng đầu tiên được quy ước là của
họa sĩ Nga V.Kandinsky. Ông là tổng giám đốc đầu tiên của
các bảo tàng ở Nga thời Xô-viết nhưng rồi đã lưu vong sang
Đức, cầm đầu nhóm Kỵ sĩ xanh, ở đó, ông là giáo sư trường
Bauhaus danh tiếng, một lý thuyết gia chiến đấu không mệt
cho nghệ thuật mới bên các bậc thầy cự phách khác như
P.Klee, Gropius, Le Corbusier…
Từ những tranh phong cảnh vẽ theo kiểu dân gian,
Kandinsky lược bỏ mọi yếu tố tả kể, vốn là xương sống của
nghệ thuật cổ truyền, xóa bỏ mọi thứ giúp người xem nhận
diện được các đối tượng mà họ cho là đã được họa sĩ mô tả.
Chỉ còn lại các yếu tố hội họa thuần túy như màu, nét, khối,
hòa sắc cùng không gian, nhịp điệu, kết cấu của các yếu tố thị
giác nguyên thủy nhất. Vì vậy lúc đầu loại tranh này còn
được gọi là hội họa không đối tượng, hội họa không hình,
hội họa cụ thể, hội họa thuần túy… Bức tranh giờ đây không
còn là cái cửa sổ để người xem nhìn qua đó thấy một cái gì
đó ngoài nó. Nó không đại diện, môi giới, PR… cho cái gì
nữa, nó chỉ là một đồ vật cụ thể. Người ta thưởng thức nó
như bản nhạc không lời mà không đòi phải “hiểu” nó đang
định thể hiện, mô tả, kể lể cái gì.
Kadinsky
Cùng với sự phát triển ở Đức là chủ nghĩa kết cấu ở Nga với
các nhà điêu khắc như Lizissky, Gabo… và một nhà tiền
phong đơn độc là K.Malevich với trường phái mà ông tự đặt
tên là trí thượng (Supremmatism, có nơi dịch là tối thượng –
TT&VH). Sau khi quy các bộ phận thân thể những cô gái và
ông già nông dân Nga thành các khối cơ bản như chóp, trụ,
cầu, lập phương, tam giác…
Soldier of the First Division của Malevich
ông đi tới bức hình vuông, trong hình vuông chẳng có gì
ngoài một hình vuông xám trong hình vuông trắng của khung
vải vẽ.
Vuông đen của Malevich
Song song với Malevich ở Tây Âu có Mondrian đi từ triết
xuất hình cây táo xum xuê, rườm rà thành các sơ đồ hình học,
chỉ còn các nét tung, hoành và chéo, chia mặt tranh thành các
hình vuông, chữ nhật và tam giác trong ba màu cơ bản: đỏ,
vàng, lơ.
Cây đỏ của Mondrian
Trừu tượng hình học đi tới tối giản về ngôn ngữ và triết ...