Hội nhập kinh tế quốc tế - thách thức và giải pháp trong đào tạo lao động trình độ đại học ở nước ta
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 313.17 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết phân tích những bất cập, khái quát các thách thức hiện nay trong đào tạo lao động trình độ đại học ở nước ta, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp khắc phục những hạn chế này nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đại học và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hội nhập kinh tế quốc tế - thách thức và giải pháp trong đào tạo lao động trình độ đại học ở nước ta HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ - THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP TRONG ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC Ở NƯỚC TA INTERNATIONAL ECONOMIC INTEGRATION - CHALLENGES AND SOLUTIONS IN TRAINING LABOUR FORCES AT UNIVERSITY LEVEL IN OUR COUNTRY PGS.TS. Lê Đình Sơn Trường Đại học Đà Nẵng Tóm tắt Mấy năm gần đây, trong các hội nghị bàn về giáo dục đại học và phát triển nguồn nhân lực cho nền kinh tế cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng có nhiều ý kiến cảnh báo về sự phát triển thiếu kiểm soát về quy mô và chất lượng đào tạo đại học ở nước ta. Đây là vấn đề đã kéo dài nhiều năm và chưa có biện pháp giải quyết. Tình trạng ít gắn kết giữa đào tạo và sử dụng nhân lực trong giáo dục đại học là một vấn đề cần được xem xét nghiêm túc trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Bài viết phân tích những bất cập, khái quát các thách thức hiện nay trong đào tạo lao động trình độ đại học ở nước ta, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp khắc phục những hạn chế này nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đại học và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Từ khóa: Kinh tế quốc tế, hội nhập, hiệu quả, cạnh tranh, giải pháp Abstract In recent years, in the conferences on higher education and human resources development for the economy as well as on the mass media, there are more opinions warning about the uncontrolled growth of the higher education scope and quality in our country. This is a problem that has lasted several years and with no solutions. The lack of linkage with training and usage of human resources in higher education is an issue that requires a serious consideraton in the process of international economic integration of Vietnam. The paper analyzes the shortcomings, giving an overview of the current challenges in training labor forces at university level in our country, and on that basis proposes some solutions to overcoming the limitations in order to improve the higher education efficiency and competitiveness of the economy. Keywords: integration, international economy 1. Đặt vấn đề Việt Nam đang ngày càng tham gia sâu rộng vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Chúng ta đã ký kết trên 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế. Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) từ 01/2007. Tính đến tháng 4/2016, nước ta đã tham gia thiết lập 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) với 56 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới, trong đó có các FTA thế hệ mới với diện cam kết rộng và mức cam kết sâu như Hiệp định Việt Nam - EU và Hiệp định TPP. Ngoài cam kết về tự do hóa 260 thương mại hàng hóa và dịch vụ, các nước tham gia còn cam kết trên nhiều lĩnh vực khác, trong đó có các vấn đề đầu tư và lao động…. Trong khu vực, Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập tháng 12/2015 với chính sách xây dựng một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất, bao gồm việc dỡ bỏ thuế quan và các hàng rào phi thuế quan, thuận lợi hóa thương mại, dịch vụ, đầu tư và tự do lưu chuyển dòng vốn, thuận lợi hóa di chuyển lao động có tay nghề (di chuyển thể nhân). Các sự kiện đó đã đánh dấu mức độ hội nhập ngày càng sâu rộng của nước ta với nền kinh tế thế giới, tạo ra nhiều cơ hội mới cho sự phát triển kinh tế nước ta, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế đất nước. Hội nhập kinh tế quốc tế gắn liền với sự phát triển của kinh tế thị trường, là xu thế vận động hợp quy luật của các nền kinh tế hiện nay. Hội nhập kinh tế quốc tế phản ánh bản chất xã hội của lao động, thể hiện sự phát triển mở rộng trong phân công lao động ở quy mô toàn cầu trong thế giới hiện đại. Hội nhập quốc tế là lựa chọn chính sách của hầu hết các quốc gia để phát triển. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời cũng tạo ra những thách thức không nhỏ trong đào tạo lao động nói chung và lao động trình độ đại học (ĐH) nói riêng cho nền kinh tế các nước đang phát triển. Những thách thức này cần sớm được tính đến để có giải pháp hợp lý nhằm tạo sự gắn kết hiệu quả giữa hoạt động đào tạo của các nhà trường trong hệ thống giáo dục đại học (GDĐH) và nhu cầu sử dụng lao động được đào tạo cho sự phát triển kinh tế nước ta trong bối cảnh hội nhập. 2. Khái niệm lao động trình độ đại học Trong các báo cáo về lao động và việc làm ở nước ta thường sử dụng khái niệm “lao động trình độ cao”. Bản tin tóm tắt chính sách số 1 năm 2014 (do Viện Khoa học Lao động và Xã hội phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế thực hiện) [1] định nghĩa: “Lao động trình độ cao là một bộ phận của nguồn nhân lực làm việc ở những vị trí lãnh đạo, chuyên môn kỹ thuật bậc cao và chuyên môn kỹ thuật bậc trung. Lao động trình độ cao có đặc điểm là thường được đào tạo ở trình độ cao đẳng trở lên; có kiến thức và kỹ năng để làm các công việc phức tạp; có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi của công nghệ và vận dụng sáng tạo những kiến thức, những kỹ năng đã được đào tạo trong quá trình lao động sản xuất”. Theo đó, “lao động trình độ cao” đồng thời là lao động có chất lượng (có kiến thức và kỹ năng để làm các công việc phức tạp; có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi của công nghệ và vận dụng sáng tạo những kiến thức, những kỹ năng đã được đào tạo trong quá trình lao động sản xuất). Trên thực tế, có bộ phận không nhỏ lao động được đào tạo ở các trường ĐH không đáp ứng yêu cầu đã nêu. Bài viết quan tâm đến đối tượng “lao động trình độ ĐH” với định nghĩa: Lao động trình độ ĐH là nguồn nhân lực được đào tạo ở trình ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hội nhập kinh tế quốc tế - thách thức và giải pháp trong đào tạo lao động trình độ đại học ở nước ta HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ - THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP TRONG ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC Ở NƯỚC TA INTERNATIONAL ECONOMIC INTEGRATION - CHALLENGES AND SOLUTIONS IN TRAINING LABOUR FORCES AT UNIVERSITY LEVEL IN OUR COUNTRY PGS.TS. Lê Đình Sơn Trường Đại học Đà Nẵng Tóm tắt Mấy năm gần đây, trong các hội nghị bàn về giáo dục đại học và phát triển nguồn nhân lực cho nền kinh tế cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng có nhiều ý kiến cảnh báo về sự phát triển thiếu kiểm soát về quy mô và chất lượng đào tạo đại học ở nước ta. Đây là vấn đề đã kéo dài nhiều năm và chưa có biện pháp giải quyết. Tình trạng ít gắn kết giữa đào tạo và sử dụng nhân lực trong giáo dục đại học là một vấn đề cần được xem xét nghiêm túc trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Bài viết phân tích những bất cập, khái quát các thách thức hiện nay trong đào tạo lao động trình độ đại học ở nước ta, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp khắc phục những hạn chế này nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đại học và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Từ khóa: Kinh tế quốc tế, hội nhập, hiệu quả, cạnh tranh, giải pháp Abstract In recent years, in the conferences on higher education and human resources development for the economy as well as on the mass media, there are more opinions warning about the uncontrolled growth of the higher education scope and quality in our country. This is a problem that has lasted several years and with no solutions. The lack of linkage with training and usage of human resources in higher education is an issue that requires a serious consideraton in the process of international economic integration of Vietnam. The paper analyzes the shortcomings, giving an overview of the current challenges in training labor forces at university level in our country, and on that basis proposes some solutions to overcoming the limitations in order to improve the higher education efficiency and competitiveness of the economy. Keywords: integration, international economy 1. Đặt vấn đề Việt Nam đang ngày càng tham gia sâu rộng vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Chúng ta đã ký kết trên 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế. Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) từ 01/2007. Tính đến tháng 4/2016, nước ta đã tham gia thiết lập 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) với 56 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới, trong đó có các FTA thế hệ mới với diện cam kết rộng và mức cam kết sâu như Hiệp định Việt Nam - EU và Hiệp định TPP. Ngoài cam kết về tự do hóa 260 thương mại hàng hóa và dịch vụ, các nước tham gia còn cam kết trên nhiều lĩnh vực khác, trong đó có các vấn đề đầu tư và lao động…. Trong khu vực, Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập tháng 12/2015 với chính sách xây dựng một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất, bao gồm việc dỡ bỏ thuế quan và các hàng rào phi thuế quan, thuận lợi hóa thương mại, dịch vụ, đầu tư và tự do lưu chuyển dòng vốn, thuận lợi hóa di chuyển lao động có tay nghề (di chuyển thể nhân). Các sự kiện đó đã đánh dấu mức độ hội nhập ngày càng sâu rộng của nước ta với nền kinh tế thế giới, tạo ra nhiều cơ hội mới cho sự phát triển kinh tế nước ta, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế đất nước. Hội nhập kinh tế quốc tế gắn liền với sự phát triển của kinh tế thị trường, là xu thế vận động hợp quy luật của các nền kinh tế hiện nay. Hội nhập kinh tế quốc tế phản ánh bản chất xã hội của lao động, thể hiện sự phát triển mở rộng trong phân công lao động ở quy mô toàn cầu trong thế giới hiện đại. Hội nhập quốc tế là lựa chọn chính sách của hầu hết các quốc gia để phát triển. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời cũng tạo ra những thách thức không nhỏ trong đào tạo lao động nói chung và lao động trình độ đại học (ĐH) nói riêng cho nền kinh tế các nước đang phát triển. Những thách thức này cần sớm được tính đến để có giải pháp hợp lý nhằm tạo sự gắn kết hiệu quả giữa hoạt động đào tạo của các nhà trường trong hệ thống giáo dục đại học (GDĐH) và nhu cầu sử dụng lao động được đào tạo cho sự phát triển kinh tế nước ta trong bối cảnh hội nhập. 2. Khái niệm lao động trình độ đại học Trong các báo cáo về lao động và việc làm ở nước ta thường sử dụng khái niệm “lao động trình độ cao”. Bản tin tóm tắt chính sách số 1 năm 2014 (do Viện Khoa học Lao động và Xã hội phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế thực hiện) [1] định nghĩa: “Lao động trình độ cao là một bộ phận của nguồn nhân lực làm việc ở những vị trí lãnh đạo, chuyên môn kỹ thuật bậc cao và chuyên môn kỹ thuật bậc trung. Lao động trình độ cao có đặc điểm là thường được đào tạo ở trình độ cao đẳng trở lên; có kiến thức và kỹ năng để làm các công việc phức tạp; có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi của công nghệ và vận dụng sáng tạo những kiến thức, những kỹ năng đã được đào tạo trong quá trình lao động sản xuất”. Theo đó, “lao động trình độ cao” đồng thời là lao động có chất lượng (có kiến thức và kỹ năng để làm các công việc phức tạp; có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi của công nghệ và vận dụng sáng tạo những kiến thức, những kỹ năng đã được đào tạo trong quá trình lao động sản xuất). Trên thực tế, có bộ phận không nhỏ lao động được đào tạo ở các trường ĐH không đáp ứng yêu cầu đã nêu. Bài viết quan tâm đến đối tượng “lao động trình độ ĐH” với định nghĩa: Lao động trình độ ĐH là nguồn nhân lực được đào tạo ở trình ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển kinh tế Việt Nam Hội nhập kinh tế quốc tế Đào tạo lao động trình độ đại học Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Nâng cao chất lượng đào tạoGợi ý tài liệu liên quan:
-
205 trang 431 0 0
-
Những hạn chế trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và giải pháp khắc phục hạn chế
18 trang 348 0 0 -
Phát triển nguồn nhân lực ở Singapore và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam hiện nay
5 trang 237 1 0 -
12 trang 191 0 0
-
11 trang 173 0 0
-
11 trang 173 4 0
-
3 trang 170 0 0
-
23 trang 167 0 0
-
Ứng dụng mô hình ARDL nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
9 trang 164 0 0 -
19 trang 156 0 0