Hội nhập lĩnh vực tài chính ngân hàng trong AEC và TPP - cơ hội và thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 542.57 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tóm lược những nội dung cơ bản của các cam kết liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng trong AEC và TPP, phân tích thực trạng hội nhập của các NHTM Việt Nam, nhận diện những cơ hội mà các NHTM Việt Nam cần phải đón đầu, cũng như những áp lực thách thức của hội nhập phải đối mặt, trên cơ sở đó, đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát triển bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hội nhập lĩnh vực tài chính ngân hàng trong AEC và TPP - cơ hội và thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam HỘI NHẬP LĨNH VỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TRONG AEC VÀ TPP - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM INTEGRATION OF THE BANKING AND FINANCIAL SECTOR IN THE AEC AND THE TPP – OPPORTUNITIES AND CHALLENGES FOR COMMERCIAL BANKS IN VIETNAM PGS,TS Lê Thị Kim Nhung Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc mở cửa hơn nữa đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng là xu hướng phát triển tất yếu nhằm giúp cho thương mại và luân chuyển vốn quốc tế tự do hơn. Chắc chắn điều này sẽ tạo ra những thách thức mới, nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội cho hệ thống ngân hàng vững mạnh, hiệu quả và lành mạnh hơn, hỗ trợ tối ưu cho phát triển và tăng trưởng kinh tế.Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đã ký kết các hiệp định FTA, AEC, TPP… Việc thực hiện các cam kết hội nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đã mở ra viễn cảnh đầy cơ hội và thách thức mới cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Bài viết tóm lược những nội dung cơ bản của các cam kết liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng trong AEC và TPP, phân tích thực trạng hội nhập của các NHTM Việt Nam, nhận diện những cơ hội mà các NHTM Việt Nam cần phải đón đầu, cũng như những áp lực thách thức của hội nhập phải đối mặt, trên cơ sở đó, đề xuất một sốkhuyến nghị nhằm phát triển bền vững. Từ khóa: Hội nhập quốc tế, Tài chính ngân hàng, AEC, TPP Abstract In the current world of international economic integration, the further opening of financial and banking sector is an inevitable development in order to make trade and international capital circulate more freely. Surely this will create new challenges, but also open up opportunities for the banking system to grow strong, healthy and more efficient, optimizing support for development and economic growth. In recent years, Vietnam has been increasingly and deeper integrated into the regional economy and the world, such as signing a series of free trade agreements, AEC and TPP... The implementation of the commitment of integration in financial and banking sector has opened the prospect of full of opportunities and challenges for commercial banks in Vietnam. This paper summarizes the basic content of the commitments related to the banking and financial sector in the AEC and TPP, analyzes the actual integration practices of commercial banks in Vietnam, thereby identifying the opportunities that Vietnamese banks need to utilize, as well as some challenges of integration it will face. On thatbasis, the paper will give out some recommendations in order to achieve sustainable growth. Key words: international integration, banking finance, the AEC, the TPP 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đã ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA), gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) - chính thức được hình thành vào cuối năm 2015, Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Thực hiện các cam kết đã ký, Việt Nam đã và đang từng bước nới lỏng dần các quy định trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và ngân hàng, theo đó, giới hạn tỷ lệ sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài tối đa là 30% đối với lĩnh vực ngân hàng và 49% đối với lĩnh vực bảo hiểm và chứng khoán.Tuy nhiên, theo cam kết về tự do hóa dịch vụ trong AEC, đến hết năm 2015, các nước sẽ phải mở cửa tất cả các ngành dịch 45 vụ và nhà đầu tư trong khối có thể sở hữu tới 70% vốn tùy thuộc vào mức độ sẵn sàng của từng nước thành viên. Có thể thấy rằng, AEC là một bước tiến đòi hỏi Việt Nam phải mở cửa hơn nữa đối với lĩnh vực tài chính so với cam kết gia nhập WTO trước đây; còn TPP sẽ là một bước ngoặt đòi hỏi Việt Nam và các nước tham gia phải cho phép các tập đoàn tài chính nước ngoài bán dịch vụ của mình sang thị trường các quốc gia thành viên khác mà không cần phải thành lập chi nhánh tại đó nếu các công ty trong nước tại thị trường này được phép cung cấp các dịch vụ đó. Điều này đồng nghĩa với việc không cần phải có thủ tục cho phép thành lập các ngân hàng con (có 100% vốn nước ngoài) như trong thỏa thuận WTO trước đây. Thực thi cam kết TPP, thị trường tài chính Việt Nam sẽ xuất hiện nhiều sản phẩm đa dạng của các ngân hàng nước ngoài mà không cần có cơ sở của họ tại Việt Nam và người tiêu dùng Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn hơn bởi tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng trên thị trường. Bối cảnh mới này đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải chủ động tham gia vào quá trình hội nhập, thị trường trong nước không còn mức bảo hộ cao như trước và các NHTM sẽ phải cạnh tranh khốc liệt hơn không chỉ trên sân nhà mà còn trên phạm vi toàn cầu. Bối cảnh mới cũng đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước phải chủ động điều chỉnh và tạo dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho các tổ chức tín dụng, xây dựng khuôn khổ chính sách thích hợp, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả và chống đỡ kịp thời với các cú sốc có thể có từ bên ngoài. Để xây dựng được một hệ thống ngân hàng uy tín, có năng lực cạnh tranh và hoạt động tín dụng an toàn với khả năng huy động tốt mọi nguồn lực trong xã hội để đầu tư có hiệu quả, cần phải nhận diện đúng những cơ hội và thách thức đối với các NHTM Việt Nam trong cuộc chơi hội nhập AEC và TPP. 2. Nội dung cam kết hội nhập lĩnh vực tài chính ngân hàng trong AEC và TPP Mục tiêu tham gia hội nhập của các quốc gia trong các Hiệp định là khác nhau. Trong khi các nước đã phát triển mong muốn hội nhập sâu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng để hướng tới mục tiêu mở rộng thị trường và thị phần, thì các nước đang phát triển mong muốn nâ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hội nhập lĩnh vực tài chính ngân hàng trong AEC và TPP - cơ hội và thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam HỘI NHẬP LĨNH VỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TRONG AEC VÀ TPP - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM INTEGRATION OF THE BANKING AND FINANCIAL SECTOR IN THE AEC AND THE TPP – OPPORTUNITIES AND CHALLENGES FOR COMMERCIAL BANKS IN VIETNAM PGS,TS Lê Thị Kim Nhung Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc mở cửa hơn nữa đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng là xu hướng phát triển tất yếu nhằm giúp cho thương mại và luân chuyển vốn quốc tế tự do hơn. Chắc chắn điều này sẽ tạo ra những thách thức mới, nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội cho hệ thống ngân hàng vững mạnh, hiệu quả và lành mạnh hơn, hỗ trợ tối ưu cho phát triển và tăng trưởng kinh tế.Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đã ký kết các hiệp định FTA, AEC, TPP… Việc thực hiện các cam kết hội nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đã mở ra viễn cảnh đầy cơ hội và thách thức mới cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Bài viết tóm lược những nội dung cơ bản của các cam kết liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng trong AEC và TPP, phân tích thực trạng hội nhập của các NHTM Việt Nam, nhận diện những cơ hội mà các NHTM Việt Nam cần phải đón đầu, cũng như những áp lực thách thức của hội nhập phải đối mặt, trên cơ sở đó, đề xuất một sốkhuyến nghị nhằm phát triển bền vững. Từ khóa: Hội nhập quốc tế, Tài chính ngân hàng, AEC, TPP Abstract In the current world of international economic integration, the further opening of financial and banking sector is an inevitable development in order to make trade and international capital circulate more freely. Surely this will create new challenges, but also open up opportunities for the banking system to grow strong, healthy and more efficient, optimizing support for development and economic growth. In recent years, Vietnam has been increasingly and deeper integrated into the regional economy and the world, such as signing a series of free trade agreements, AEC and TPP... The implementation of the commitment of integration in financial and banking sector has opened the prospect of full of opportunities and challenges for commercial banks in Vietnam. This paper summarizes the basic content of the commitments related to the banking and financial sector in the AEC and TPP, analyzes the actual integration practices of commercial banks in Vietnam, thereby identifying the opportunities that Vietnamese banks need to utilize, as well as some challenges of integration it will face. On thatbasis, the paper will give out some recommendations in order to achieve sustainable growth. Key words: international integration, banking finance, the AEC, the TPP 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đã ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA), gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) - chính thức được hình thành vào cuối năm 2015, Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Thực hiện các cam kết đã ký, Việt Nam đã và đang từng bước nới lỏng dần các quy định trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và ngân hàng, theo đó, giới hạn tỷ lệ sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài tối đa là 30% đối với lĩnh vực ngân hàng và 49% đối với lĩnh vực bảo hiểm và chứng khoán.Tuy nhiên, theo cam kết về tự do hóa dịch vụ trong AEC, đến hết năm 2015, các nước sẽ phải mở cửa tất cả các ngành dịch 45 vụ và nhà đầu tư trong khối có thể sở hữu tới 70% vốn tùy thuộc vào mức độ sẵn sàng của từng nước thành viên. Có thể thấy rằng, AEC là một bước tiến đòi hỏi Việt Nam phải mở cửa hơn nữa đối với lĩnh vực tài chính so với cam kết gia nhập WTO trước đây; còn TPP sẽ là một bước ngoặt đòi hỏi Việt Nam và các nước tham gia phải cho phép các tập đoàn tài chính nước ngoài bán dịch vụ của mình sang thị trường các quốc gia thành viên khác mà không cần phải thành lập chi nhánh tại đó nếu các công ty trong nước tại thị trường này được phép cung cấp các dịch vụ đó. Điều này đồng nghĩa với việc không cần phải có thủ tục cho phép thành lập các ngân hàng con (có 100% vốn nước ngoài) như trong thỏa thuận WTO trước đây. Thực thi cam kết TPP, thị trường tài chính Việt Nam sẽ xuất hiện nhiều sản phẩm đa dạng của các ngân hàng nước ngoài mà không cần có cơ sở của họ tại Việt Nam và người tiêu dùng Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn hơn bởi tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng trên thị trường. Bối cảnh mới này đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải chủ động tham gia vào quá trình hội nhập, thị trường trong nước không còn mức bảo hộ cao như trước và các NHTM sẽ phải cạnh tranh khốc liệt hơn không chỉ trên sân nhà mà còn trên phạm vi toàn cầu. Bối cảnh mới cũng đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước phải chủ động điều chỉnh và tạo dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho các tổ chức tín dụng, xây dựng khuôn khổ chính sách thích hợp, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả và chống đỡ kịp thời với các cú sốc có thể có từ bên ngoài. Để xây dựng được một hệ thống ngân hàng uy tín, có năng lực cạnh tranh và hoạt động tín dụng an toàn với khả năng huy động tốt mọi nguồn lực trong xã hội để đầu tư có hiệu quả, cần phải nhận diện đúng những cơ hội và thách thức đối với các NHTM Việt Nam trong cuộc chơi hội nhập AEC và TPP. 2. Nội dung cam kết hội nhập lĩnh vực tài chính ngân hàng trong AEC và TPP Mục tiêu tham gia hội nhập của các quốc gia trong các Hiệp định là khác nhau. Trong khi các nước đã phát triển mong muốn hội nhập sâu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng để hướng tới mục tiêu mở rộng thị trường và thị phần, thì các nước đang phát triển mong muốn nâ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Dịch vụ tài chính ngân hàng Phát triển kinh tế Việt Nam Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Tự do hóa dịch vụ trong AEC Mô hình tăng trưởng kinh tếTài liệu liên quan:
-
Tiềm năng, thách thức, xu hướng và giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
11 trang 278 0 0 -
12 trang 191 0 0
-
11 trang 173 0 0
-
Ứng dụng mô hình ARDL nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
9 trang 167 0 0 -
19 trang 156 0 0
-
Một số đột phá trong đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
12 trang 130 0 0 -
124 trang 111 0 0
-
346 trang 104 0 0
-
Hàm ý một số giải pháp phát triển doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam thời hội nhập
12 trang 93 0 0 -
Chủ nghĩa hướng ngoại và ý định mua hàng ngoại của người tiêu dùng đô thị Việt Nam
14 trang 82 1 0