Danh mục

Hội quán của người Hoa ở Hội An (Quảng Nam)

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 380.54 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hội An là một vùng đất có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, phù hợp cho các tàu buôn từ các nơi cập bến buôn bán, trao đổi hàng hóa. Trong nhiều thế kỷ, Faifo- Hội An đã trở thành một thương cảng nổi bật trong hệ thống các đô thị thương cảng ở Việt Nam và châu Á. Người Hoa là một bộ phận cư dân có mặt đông ở Hội An từ sớm và để lại nhiều dấu ấn đậm nét. Hội quán là một sản phẩm kiến trúc - văn hóa tiêu biểu của người Hoa ở Hội An.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hội quán của người Hoa ở Hội An (Quảng Nam) HỘI QUÁN CỦA NGƯỜI HOA Ở HỘI AN (QUẢNG NAM) TRƯƠNG ĐÌNH TÝ Khoa Lịch sử Tóm tắt: Hội An là một vùng đất có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, phù hợp cho các tàu buôn từ các nơi cập bến buôn bán, trao đổi hàng hóa. Trong nhiều thế kỷ, Faifo- Hội An đã trở thành một thương cảng nổi bật trong hệ thống các đô thị thương cảng ở Việt Nam và châu Á. Người Hoa là một bộ phận cư dân có mặt đông ở Hội An từ sớm và để lại nhiều dấu ấn đậm nét. Hội quán là một sản phẩm kiến trúc - văn hóa tiêu biểu của người Hoa ở Hội An. Từ khóa: hô ̣i quán, Hô ̣i An, người Hoa.1. MỞ ĐẦUHội An là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam, có diện tích 6,068 km2, dân số82.850 người, chia thành 9 phường và 4 xã. Các phường là Cẩm An, Cẩm Châu, CẩmNam, Cẩm Phô, Cửa Đại, Minh An, Sơn Phong, Tân An, Thanh Hà. Các xã là Cẩm Hà,Cẩm Kim, Cẩm Thanh, Tân Hiệp (xã đảo nằm trên Cù lao Chàm) [4].Nhờ điều kiện địa lý tự nhiên và vị trí đầu mối giao thông quan trọng trong hệ thốnghàng hải quốc tế nên Hội An có đủ lợi thế để xây dựng thành một đô thị thương cảng từrất sớm và có điều kiện để giao lưu kinh tế, văn hóa với các vùng trong nước và quốc tế.Cũng từ đó Hội An đã sớm trở thành một cảng thi lớn của nước ta từ thời trung đại, nơitập trung nhiều thương nhân gồm người việt và các nước khác đến tụ cư sinh sống. Quađó, nó đã tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành khối dân cư ở Hội An, quy địnhvề những đặc trưng lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội tại đây, và đặc biệt là việc hìnhthành nên đô thị thương cảng độc đáo ở Việt Nam, với những đặc trưng về các kiến trúcmang tính tương ứng.2. HỘI AN - NƠI GẶP GỠ CỦA NHIỀU THƯƠNG NHÂN QUỐC TẾ, TRONG ĐÓCÓ NGƯỜI HOAHội An là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, được kết tinh qua nhiều thời đại,có mầm mống sơ khai từ trước Công nguyên với nền văn hóa Sa Huỳnh, được tiếp tụcphát triển dưới thời Champa (Thế kỷ II- XIII) và cực thịnh trong thời Đại Việt (thế kỷXIV- XIX).Trong các thế kỷ XVII - XVIII, khi Hội An trở thành một đô thị - thương cảng phồnthịnh, đã dẫn đến sự có mặt của các thương nhân ngoại quốc, nhất là những thương giaNhật Bản và Trung Hoa tại Hội An. Cuối thế kỷ XVI- đầu thế kỷ XVII, thương thuyềnNhật Bản đã đến buôn bán với Đàng Trong, thương gia Nhật Bản từ Nagasaki tới HộiAn trong những năm 1604-1634, nhiều thương gia Nhật lập các tiệm buôn ở Hội An đểbuôn bán, giao dịch, họ kiến tạo khu phố riêng, xây Lai Viễn kiều (tục gọi “Chùa Cầu”),một số người còn lấy vợ Việt. Qua bức họa Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ của 113 TRƯƠNG ĐÌNH TÝChaya Shinroku, có thể thấy khu phố người Nhật với những công trình kết cấu gỗ hai,ba tầng [6, 24]. Thương gia người Hoa và người Nhật tới làm ăn đông đúc nên chínhquyền cho lập hai dãy phố riêng, có người quản trị riêng và hoàn toàn sống theo phongtục tập quán của nước họ. Người Việt quen gọi là Hai phố: “Phố Tàu” và “Phố Nhật”.Giáo sĩ dòng Tên người Ý là Christoforo Borri, sống ở Đàng Trong từ 1618 đến 1622,đã viết khá rõ về Hội An như sau: “Hải cảng đẹp nhất, tất cả người ngoại quốc đều tớiđó và cũng là nơi có hội chợ danh tiếng… Chúa Đàng Trong xưa kia cho người Nhật,người Hoa chọn một địa điểm là nơi thuận tiện để lập một thành phố cho tiện việc buônbán… Thành phố này gọi là Faifo, khá lớn và chia làm hai khu vực, một dành chongười Hoa và một dành cho người Nhật, mỗi bên có quan cai trị riêng, người Hoa theotục lệ Trung Quốc, người Nhật theo tục lệ Nhật Bản” [2, 180]. Tuy nhiên, thời gian cưtrú của người Nhật ở Hội An chỉ kéo dài đến nửa cuối thế kỷ XVII, vì chính sách bếmôn tỏa cảng của Nhật hoàng năm 1620, sau đó họ trở về nước, nhường ảnh hưởngthương mại cho người Trung Hoa và châu Âu. Ngoài người Nhật và người Hoa, còn cónhiều nhóm người châu Âu như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp… cũng lui tới Hội Anlàm ăn buôn bán từ rất sớm, nhưng thành đạt nhất chỉ có thương gia người Hoa. Riêng người Hoa có vai trò nổi bật trong lịch sử hình thành và phát triển của Hội An.Vào thế kỷ XVII, XVIII, Hội An đã quy tụ khá nhiều người Hoa đến làm ăn, sinh sống.“Người Hoa ở Hội An là một bộ phận cư dân quan trọng đứng thứ 2 (sau người Việt)đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ cho thương cảng quốc tế Hội An phát triển và đóng vaitrò rất lớn đối với quá trình hình thành sắc thái văn hóa của khối cộng đồng cư dân HộiAn trong lịch sử.” [5, 73]. Người Hoa ở Hội An tuy không đông nhưng đa dạng vềnguồn gốc. Họ có xuất thân từ 5 địa phương ở Trung Quốc. Đó là các tỉnh Phúc Kiến,Triều Châu, Gia Ứng, Hải Nam và Quảng Đông ở vùng Hoa Nam Trung Quốc. Banđầu, họ chỉ là những thương khách đến đi theo vụ gió mùa, tạm cư buôn bán, khôngnhập quốc tịch Việt mà sống theo bang hội. Dần dần về sau do thấy Hội An là nơi đấtlành chim đậu, chính sách thương mại rộng mở, sản vật dồi dào nên nhiều người đãquyết định ở lại, lấy vợ Việt, mua nhà cửa và mở cửa hiệu buôn bán ở Hội An.3. HỘI QUÁN – NƠI SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG, TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜIHOA Ở HỘI ANHội quán của người Hoa là sản phẩm sinh hoạt cộng đồng trên cơ sở những người cùngquê và mang đậm truyền thống của thương nhân Trung Hoa. Đây là nơi hội họp củangười trong bang, nơi cộng đồng người Hoa tha hương gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm làmăn, hỏi thăm nhau, tăng thêm tình cảm gắn bó giữa những người cùng quê. Đây còn lànơi bang trưởng làm việc, chủ trì giải quyết các công việc nội bộ, nơi lưu giữ các giấy tờlưu trữ và những tài sản công của bang [1, 145]. Đồng thời, hội quán còn là nơi thờ BàThiên hậu và nhiều vị thần linh theo tín ngưỡng dân gian của dân tộc Hoa, và là nơi sinhhoạt tế lễ hàng năm của cộng đồng dân cư. Kiến trúc ...

Tài liệu được xem nhiều: