Danh mục

Hồi sinh tim phổi ở người lớn

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 158.05 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 20,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Năm 1993 Ủy ban Liên lạc Quốc tế về Hồi sinh (International Liaison Committee on Resuscitation, viết tắt là ILCOR) được thành lập nhằm nhận diện và xem xét các chứng cứ khoa học về hồi sinh tim phổi và cấp cứu tim mạch và tiến đến một sự đồng thuận quốc tế về các hướng dẫn điều trị. ILCOR gồm 7 tổ chức là Hiệp hội Tim Hoa Kỳ, Hội đồng Hồi sinh châu Âu, Hội Tim và Đột quị Canada, Hội đồng Hồi sinh Nam Phi, Ủy ban Hồi sinh Úc và New Zealand, Hội Tim Liên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hồi sinh tim phổi ở người lớn Hồi sinh tim phổi ở người lớn CÁC HƯỚNG DẪN HỒI SINH TIM PHỔI 2000 VÀ 2005 Năm 1993 Ủy ban Liên lạc Quốc tế về Hồi sinh (International LiaisonCommittee on Resuscitation, viết tắt là ILCOR) được thành lập nhằm nhậndiện và xem xét các chứng cứ khoa học về hồi sinh tim phổi và cấp cứu timmạch và tiến đến một sự đồng thuận quốc tế về các hướng dẫn điều trị.ILCOR gồm 7 tổ chức là Hiệp hội Tim Hoa Kỳ, Hội đồng Hồi sinh châu Âu,Hội Tim và Đột quị Canada, Hội đồng Hồi sinh Nam Phi, Ủy ban Hồi sinhÚc và New Zealand, Hội Tim Liên Mỹ và Hội đồng Hồi sinh châu Á. Kếtquả hoạt động của ILCOR là việc công bố Hướng dẫn quốc tế về Hồi sinhtim phổi và cấp cứu tim mạch năm 2000 1. Đây là văn kiện đồng thuậnquốc tế đầu tiên về hồi sinh tim phổi và cấp cứu tim mạch. Trong nhữngnăm sau đó, các chuyên gia thuộc các hội đồng thành viên của ILCOR lạitiếp tục công việc đánh giá các chứng cứ khoa học. Năm 2005, Hội Tim HoaKỳ với tư cách là chủ nhà đã phối hợp với ILCOR tổ chức Hội nghị đồngthuận quốc tế về khoa học hồi sinh tim phổi và cấp cứu tim mạch kèm vớicác khuyến cáo điều trị 2. Các khuyến cáo đưa ra tại hội nghị này được cácchuyên gia Hoa Kỳ dùng làm cơ sở để biên soạn Hướng dẫn năm 2005 củaHiệp hội Tim Hoa Kỳ về hồi sinh tim phổi và cấp cứu tim mạch 3. Hướngdẫn 2005 đã chính thức thay thế hướng dẫn 2000. So với hướng dẫn 2000,hướng dẫn 2005 có một số thay đổi quan trọng. 1. Tỉ lệ nhấn ngực:hô hấp nhân tạo: Theo hướng dẫn 2000, tỉ lệnhấn ngực:hô hấp nhân tạo khi chưa đặt nội khí quản là 15:2. Theo hướngdẫn 2005, tỉ lệ này là 30:2. Việc tăng tỉ lệ nhấn ngực:hô hấp nhân tạo từ 15:2lên 30:2 là nhằm giảm thiểu thời gian ngưng nhấn ngực (thời gian ngưngnhấn ngực để hô hấp nhân tạo 2 cái là khoảng 15 giây). Lý do của sự thayđổi này là vì nhiều nghiên cứu trên động vật thí nghiệm và trên mô hình vàmột số nghiên cứu trên người cho thấy nhấn ngực càng ít bị ngắt quãng thìáp lực tưới máu mạch vành càng tăng và khả năng thành công của hồi sinhtim phổi càng cao 2,3. Sau khi đặt nội khí quản thì không cần xen kẽ nhấnngực và hô hấp nhân tạo, tần số nhấn ngực vẫn là 100/phút và tần số bópbóng giúp thở qua ống nội khí quản là 8-10/phút. 2. Xử trí ban đầu ngưng tim do rung thất: Theo hướng dẫn 2005,trong rung thất mới xuất hiện (dưới 3-4 phút), sốc điện phá rung là biện phápđược lựa chọn. Tuy nhiên nếu ngưng tim xảy ra ngoài bệnh viện và khôngđược nhân viên cấp cứu chứng kiến hoặc nếu biết rõ thời gian từ lúc ngưngtim đến khi đội cấp cứu có mặt tại hiện trường là trên 4-5 phút, nên thựchiện 5 chu kỳ nhấn ngực-hô hấp nhân tạo (khoảng 2 phút) trước khi sốc điệnphá rung. 3. Sốc điện: Theo hướng dẫn 2000, khi cấp cứu rung thất hoặc nhịpnhanh thất mất mạch, người cấp cứu đánh lần lượt 3 cú sốc điện với mứcnăng lượng tăng dần, kiểm tra nhịp (trên máy monitor-phá rung) trước vàsau mỗi cú sốc điện và không nhấn ngực-hô hấp nhân tạo giữa các cú sốcđiện. Hướng dẫn 2005 có nhiều thay đổi quan trọng. Thay đổi thứ nhất là sốcđiện một cú duy nhất thay vì 3 cú với mức năng lượng tăng dần. Mục đíchcủa thay đổi này là nhằm hạn chế sự gián đoạn nhấn ngực (theo qui trình củahướng dẫn 2000, thời gian từ khi đánh cú sốc điện đầu tiên cho đến khi nhấnngực trở lại là từ 29 đến 37 giây). Năng lượng cú sốc điện duy nhất này ởngười lớn là 360 J nếu dùng máy sốc điện có dạng sóng một pha. Nếu dùngmáy sốc điện có dạng sóng 2 pha, năng lượng cú sốc điện là 150-200 J đốivới dạng sóng biphasic truncated exponential (BTE) và 120 J đối với dạngsóng rectilinear biphasic. Ngay sau cú sốc điện phải nhấn ngực ngay chứkhông được mất thời gian cho việc đánh giá tuần hoàn (bắt mạch và kiểm tranhịp trên máy monitor). Chỉ sau khi đã thực hiện 2 phút nhấn ngực-giúp thở(khoảng 5 chu kỳ nhấn ngực xen kẽ hô hấp nhân tạo trong trường hợp chưađặt nội khí quản) thì mới đánh giá tuần hoàn và đánh sốc điện tiếp nếu nhịpvẫn là rung thất hoặc nhịp nhanh thất mất mạch. 4. Thuốc vận mạch và thuốc chống loạn nhịp: Theo hướng dẫn2005, epinephrine là thuốc vận mạch chuẩn, liều tiêm tĩnh mạch ở người lớnlà 1 mg mỗi lần, nhắc lại mỗi 3-5 phút. Có thể thay thế 2 liều epinephrinethứ nhất và thứ hai bằng một liều vasopressin 40 đơn vị tiêm tĩnh mạch.Trong cấp cứu rung thất và nhịp nhanh thất mất mạch, thuốc vận mạch đượcdùng sau khi đã thất bại với cú sốc điện đầu tiên. Các thuốc chống loạn nhịp dùng trong hồi sinh tim phổi gồmamiodarone và lidocaine. Theo hướng dẫn 2005, thuốc chống loạn nhịp đ ượcxem xét dùng nếu nhịp vẫn là rung thất hoặc nhịp nhanh thất mất mạch saukhi đã sốc điện 2 cú và dùng thuốc vận mạch. Liều dùng amiodarone là 300mg tiêm tĩnh mạch, có thể nhắc lại 150 mg. Liều dùng lidocaine là 1-1,5mg/kg tiêm tĩnh mạch, có thể nhắc lại 0,5-0,75 mg/kg cách mỗi 5-10 phútnhưng không vượt quá 3 mg/kg. 5. Hạ thân nhiệt trị liệu: Hạ thân ...

Tài liệu được xem nhiều: