Danh mục

Hội thi làm bánh trong lễ hội trò chiềng làng Trịnh Xá, xã Yên Ninh, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 140.87 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lễ hội Trò Chiềng làng Trịnh Xá, xã Yên Ninh, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa là một trong những lễ hội đặc sắc, có từ thời Lý, được khôi phục từ năm 2007 sau hơn nửa thế kỷ tạm dừng. Bài viết mô tả khái lược quy trình, cách chế biến các loại bánh truyền thống, đồng thời cố gắng luận giải những ý nghĩa ẩn chứa trong hội thi, từ đó đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hội thi làm bánh trong lễ hội trò chiềng làng Trịnh Xá, xã Yên Ninh, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU HỘI THI LÀM BÁNH TRONG LỄ HỘI TRÒ CHIỀNG LÀNG TRỊNH XÁ, XÃ YÊN NINH, HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA Trịnh Xuân Phương1 Tóm tắt: Lễ hội Trò Chiềng làng Trịnh Xá, xã Yên Ninh, huyện Yên Định, tỉnhThanh Hóa là một trong những lễ hội đặc sắc, có từ thời Lý, được khôi phục từ năm2007 sau hơn nửa thế kỷ tạm dừng. Hội thi làm bánh răng bừa và bánh nhãn nhiều màutrong lễ hội Trò Chiềng có nét riêng, tạo nên giá trị của lễ hội. Qua khảo sát thực tế vàtham khảo tư liệu, bài viết mô tả khái lược quy trình, cách chế biến các loại bánh truyềnthống, đồng thời cố gắng luận giải những ý nghĩa ẩn chứa trong hội thi, từ đó đề xuấtgiải pháp bảo tồn và phát huy. Từ khóa: hội thi, lễ hội Trò Chiềng, văn hóa ẩm thực, bánh truyền thống... 1. Đặt vấn đề Văn hóa ẩm thực cũng là một bộ phận của văn hóa dân gian và tham gia cấu thànhnền văn hóa dân tộc, tạo nên bản lĩnh và bản sắc dân tộc độc đáo. Thông qua ẩm thực,người ta có thể thấy được một số vấn đề của lịch sử, văn hóa cộng đồng. Trong lễ hội,những món ăn đặc sắc nhất của địa phương thường được cộng đồng chú trọng chế biến,thể hiện một cách công phu nhất. Vì vậy, ẩm thực trong lễ hội kết tinh nhiều giá trị vănhóa cộng đồng. Trong lễ hội Trò Chiềng (làng Trịnh Xá, xã Yên Ninh, huyện Yên Định,tỉnh Thanh Hóa), hội thi làm bánh là một bộ phận quan trọng trong hệ thống các trò củalễ hội. Sản phẩm hội thi là bánh răng bừa, bánh nhãn nhiều màu - là những món ăn dândã có thể gặp đâu đó ở một số địa phương khác, nhưng lại được chế biến và sử dụng vớinhững cách thức khác biệt. Nghiên cứu về hội thi làm bánh trong lễ hội Trò Chiềng làđể thấy được sự đa dạng, phong phú của văn hóa vùng miền, rất cần thiết phải bảo tồnvà phát huy trong giai đoạn hiện nay. 2. Vài nét về lễ hội Trò Chiềng Làng Trịnh Xá, xã Yên Ninh, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa cách thành phốThanh Hóa 30km về phía Tây. Đây là miền quê của trò diễn nổi tiếng có từ thời Lý đãđi vào ca dao: Trò Chiềng, vật Bộc, rối Si Cơm đắp kẻ Lở, cơm thi kẻ Lào...1 Khoa Du lịch, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa50 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU Người sáng lập ra Trò Chiềng là Tam Công Trịnh Quốc Bảo, người làng Trịnh Xá,làm quan dưới triều Lý Thái Tông (1028 - 1054). Ông là người có công giúp vua đánhTống ở phía Bắc, dẹp yên giặc Chiêm Thành ở phía Nam nên được phong là ĐôngPhương Hắc Quang Đại Vương. Khi dàn trận, ông đã cho làm một đội voi nan giả làmvoi thật khiến cho quân giặc khiếp sợ. Thắng trận, trò voi trận của Trịnh Quốc Bảo đượcnhà vua vời ra kinh đô để biểu diễn. Khi trở về quê nhà, ông đã tổ chức cho con cháudiễn lại các trận đánh xưa, đồng thời tiếp thu thêm các trò diễn từ đất Thăng Long vềtruyền lại cho dân làng. Khi mất, ông được phong là phúc thần làng Trịnh Xá (Trịnh Xáphúc thần, Đông phương vị hựu Hắc Quang Đại Vương). Lễ hội Trò Chiềng diễn ra từ ngày 10 đến 12 tháng giêng hàng năm. Theo truyềnthống, bình thường dân làng tổ chức trung trò (diễn 5 - 6 trò), năm nào được mùa sẽdiễn đại trò (đủ 12 trò), nếu mùa màng thất bát thì chỉ diễn tiểu trò (chủ yếu là tếrước để giữ lễ trò). Đây là một lễ hội độc đáo nhằm thư giãn sức dân sau những ngàymùa vụ vất vả trong năm, đáp ứng nhu cầu tâm linh, cầu cho dân an vật thịnh, mùamàng tốt tươi. Theo quan niệm xưa, nếu người nào trong làng, xã không được tham gialễ hội coi như cả năm xui xẻo. Trò Chiềng được duy trì trong cộng đồng làng xã quagần 1000 năm cùng với hệ thống đền nghè, miếu dần dần hình thành. Từ nửa đầu thế kỷXX, do điều kiện chiến tranh nên trò diễn bị gián đoạn, đến năm 2007 mới được khôiphục lại. Các vật dụng của Trò Chiềng được chuẩn bị công phu và tỉ mỉ, sáng tạo từ chínhnhững vật liệu bằng tre quen thuộc với làng quê Việt Nam. Hệ thống của Trò Chiềnggồm 12 trò diễn (trò kén rể, rước cỗ vàng, trò rước cỗ gà, trò chọi voi...) đã tái hiện tấtcả lĩnh vực của cuôc sống, lao động, sản xuất, chiến đấu, vui chơi, giải trí của dân làng,trong đó có hội thi làm các loại bánh (bánh nhãn, bánh răng bừa). Đây là hội thi thể hiệntình đoàn kết, sự yêu thương, giúp đỡ và chia sẽ lẫn nhau trong cuộc sống lao động,cũng như thể hiện được sự ấm no hạnh phúc của những con người nơi đây. 3. Hội thi làm bánh trong lễ hội Trò Chiềng Cũng như các lễ hội truyền thống khác, lễ vật dâng cúng thần linh trong lễ hội TròChiềng chủ yếu là các sản phẩm từ hoa quả, cây trồng, vật nuôi do chính những ngườidân làng nuôi trồng và các đặc sản ẩm thực địa phương. Hai đặc sản chính trong l ...

Tài liệu được xem nhiều: