Bên cạnh kho tàng văn học dân gian rất đồ sộ với tác phẩm Kinh Thi nổi tiếng, nhân dân Trung Quốc còn rất tự hào với hai đỉnh cao chói lọi là thơ Đường và tiểu thuyết Minh – Thanh. Văn học Minh Thanh là giai đoạn phát triển cuối cùng của văn học cổ điển Trung Quốc. Đây là thời kì nền văn học Trung Quốc khá đa dạng, phong phú và đạt nhiều thành công về mặt nghệ thuật. Trong đó có sự lên ngôi đầy vẻ vang của tiểu thuyết. Tiểu thuyết cổ điển...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
"Hồi trống Cổ Thành" - La Quán Trung Hồi trống Cổ Thành - La Quán Trung Bên cạnh kho tàng văn học dân gian rất đồ sộ với tác phẩm Kinh Thi nổi tiếng,nhân dân Trung Quốc còn rất tự hào với hai đỉnh cao chói lọi là thơ Đường và tiểuthuyết Minh – Thanh. Văn học Minh Thanh là giai đoạn phát triển cuối cùng củavăn học cổ điển Trung Quốc. Đây là thời kì nền văn học Trung Quốc khá đa dạng,phong phú và đạt nhiều thành công về mặt nghệ thuật. Trong đó có sự lên ngôi đầy vẻvang của tiểu thuyết. Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc là một loại truyện dài, được kểthành chương hồi và theo trật tự trước sau của sự việc. Khái niệm tiểu thuyết trongvăn học Minh Thanh khác với tiểu thuyết hiện đại sử dụng ngày nay. Có thể kể đếnnhững đỉnh cao tiêu biểu của tiểu thuyết Minh Thanh đã rất quen thuộc với chúng tangày nay như Tây du kí, Nho lâm ngoại sử, Thuỷ hử truyện, Tam quốc diễn nghĩa,Hồng lâu mộng… Trong đó, Tam quốc diễn nghĩa là tác phẩm phản ánh một thời kìdài và đầy biến động của lịch sử Trung Quốc, đó là thời Tam quốc. La Quán Trungviết tác phẩm này dựa trên ba nguồn tư liệu chính là sử liệu (cuốn sử biên niên Tamquốc chí của Trần Thọ đời Tấn và cuốn Tam quốc chí của Bùi Tùng Chi người NamBắc triều) ; dã sử, truyền thuyết trong dân gian ; tạp kịch, thoại bản đời Nguyên (cuốnTam quốc chí bình thoại). Vì thế tác phẩm vừa là một thiên sử kí, vừa là một tác phẩmvăn học có giá trị nghệ thuật. Qua việc kể lại những câu chuyện về cuộc chiến tranh cát cứ giữa ba tập đoànphong kiến Nguỵ, Thục, Ngô, bằng nhãn quan chính trị của mình, La Quán Trung đãbày tỏ khát vọng về một xã hội công bằng, ổn định với vua hiền tướng giỏi, nhân dânấm no. Mặc dù, lấy đề tài từ những câu chuyện lịch sử đã lùi sâu vào quá khứ nhưngtác giả đã khắc hoạ một thế giới nhân vật sinh động trong những mối quan hệ rất chặtchẽ, với đủ những nét tính cách khác nhau. Không một nhân vật nào trùng lặp nhânvật nào trong thế giới hàng nghìn nhân vật ấy. Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành đã phầnnào bộc lộ một trong những nét tính cách tiêu biểu của hai nhân vật xuất hiện khánhiều trong tác phẩm là Quan Vân Trường và Trương Phi. Đoạn trích rất ngắn so vớisự đồ sộ của tác phẩm nhưng cũng đã thể hiện được một đặc trưng bút pháp nghệthuật của La Quán Trung cũng như đặc điểm chung của tiểu thuyết cổ điển Minh –Thanh. Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành có kết cấu hoàn chỉnh và đầy kịch tính. Đây làmột đặc điểm trong nghệ thuật trần thuật của tiểu thuyết cổ điển, mỗi chương hồithường là một câu chuyện có giới thiệu, mở mối, mở nút và thắt nút như kết cấu mộtvở kịch. Sau khi giới thiệu nhân vật và sự việc thì mở ra mâu thuẫn, rồi mâu thuẫnđược đẩy lên đỉnh điểm rồi được giải quyết bằng một hành động nào đó. Trong đoạnHồi trống Cổ Thành, mở đầu tác giả giới thiệu việc Quan Công đang trên đường tìmvề Nhữ Nam gặp Lưu Bị, ngang qua Cổ Thành biết được Trương Phi ở đó bèn đưa haichị dâu vào. Đồng thời tác giả cũng giới thiệu cảnh ngộ của Trương Phi. Mâu thuẫnbắt đầu khi Trương Phi nghe tin Quan Công đến, vác xà mâu, lao ngựa ra đánh QuanCông, và được đẩy lên cao hơn khi quân mã Sái Dương xuất hiện. Là câu chuyện đậmmàu chiến trận nên mọi mâu thuẫn giữa các nhân vật đều được giải quyết bằng hànhđộng. Mâu thuẫn giữa Quan Công và Trương Phi xuất phát từ sự hiểu lầm của TrươngPhi nhưng cũng được giải quyết bằng hành động. Hành động chém đầu tướng giặc.Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi đầu Sái Dương rơi xuống đất, còn mọi lời giảithích đều không có ý nghĩa gì. Về mặt nội dung, đoạn trích là một câu chuyện hoànchỉnh, đặc điểm này giúp cho việc nắm bắt nội dung dễ dàng hơn. Mỗi hồi của tiểuthuyết chương hồi thường giải quyết hoàn chỉnh một mâu thuẫn hoặc hoàn thành diễnbiến một sự kiện, đồng thời lại mở ra một câu chuyện mới tạo nên phần nối kết với hồisau. Vì thế kết thúc mỗi hồi bao giờ cũng có câu : muốn biết sự việc thế nào xem hồisau sẽ rõ. Mỗi hồi đều được kết thúc khi mâu thuẫn đang ở cao trào là một kiểu tạosức hấp dẫn của nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết cổ điển. Vốn là những truyện kể dân gian được sưu tầm và ghi chép lại nên phươngthức trần thuật của Tam quốc diễn nghĩa mang đặc điểm truyện kể rất rõ. Truyện đượckể theo trật tự thời gian trước sau của sự việc. Nếu sự việc xảy ra đồng thời hoặcmuốn chuyển từ nhân vật này sang nhân vật khác thì dùng từ chuyển lại nói. Truyệnkể ít quan tâm đến diễn biến tâm lí và suy nghĩ nội tâm của nhân vật. Tính cách nhânvật được bộc lộ qua hành động và cử chỉ. Tác giả ít xen vào lời giới thiệu hoặc bìnhluận. Nếu bình luận một trận đánh hoặc một sự việc, hành động nào đó của nhân vậtthì tác giả trích một bài thơ, một bài vịnh nào đó của người đời sau. Và tên mỗichương bao giờ cũng là câu văn đối ngẫu tóm tắt sự việc chính xảy ra trong hồi đó.Nội dung của câu chuyện Hồi trống Cổ Thành được tóm tắt trong câu : Chém SáiDương anh em hoà giải ; Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên. Đoạn trích này đã thểhiện khá rõ những đặc sắc nghệ thuật trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật củaTam quốc diễn nghĩa. Những nét tính cách không thường nổi bật trong tác phẩm củahai nhân vật Quan Công và Trương Phi đã được thể hiện trong đoạn trích. Quan Côngvốn rất tự phụ, ít khi nhún nhường ai, nhưng trong trường hợp đặc biệt này, trước cơngiận của Trương Phi, lại rất nhũn nhặn, mềm mỏng. Ở đây hiện lên một Quan Côngoai hùng trong tư thế chém đầu tướng giặc nhưng cũng lại là một người anh chín chắn,đúng mực. Còn Trương Phi tính tình vốn xốc nổi, đơn giản nhưng mối nghi ngờ đãlàm cho vị anh hùng này thận trọng hơn. Đó là những nét tính cách khác tạo nên sự đachiều trong nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật của tác giả. Dù thế nào thì mỗinhân vật của Tam quốc diễn nghĩa vẫn có một tính cách đặc trưng rất cá tính, khôngthể trộn lẫn vào đâu được. Đoạn trích này ca ngợi tài năng phi thường của Quan Công,lòng dạ thẳng ngay của Trương Ph ...