Thông tin tài liệu:
Truyện kể về cô Sayuri Nitta (tên thật Chiyo), một geisha thực thụ. Cô cùng chị gái Satsu bị bán vào các okiya từ khi còn nhỏ. Sau đó ngừời chị trốn thoát còn Chiyo kẹt lại. Thường xuyên bị 1 geisha đàn chị ức híếp, Chiyo vô cùng buồn chán.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hồi ức của một Geisa Hồi ức của một GeisaTruyện kể về cô Sayuri Nitta (tên thật Chiyo), một geisha thực thụ. Cô cùng chị gáiSatsu bị bán vào các okiya từ khi còn nhỏ. Sau đó ngừời chị trốn thoát còn Chiyokẹt lại. Thường xuyên bị 1 geisha đàn chị ức híếp, Chiyo vô cùng buồn chán. Maymắn được 1 người đàn ông lạ giúp đỡ, cô bé đem lòng yêu ông và quyết trở thành 1geisha xuất sắc vì ông. Với sự giúp đỡ của Mameha, ước mơ trở thành sự thật;nhưng đúng lúc đó Nhật Bản thua cuộc trong Thế Chiến Hai, loạn lạc xảy ra.Geisha không đơn thuần là một gái làng chơi, mà là giải trí được nâng cao thànhnghệ thuật. Những kỹ nữ muốn trở thành Geisha phải xác định từ khi còn nhỏ, trảiqua một quá trình đào tạo nghiêm ngặt với rất nhiều bộ môn như vũ đạo, đàn hát,kể chuyện, pha trà, giao tiếp, ứng xử. Geisha phải từ bỏ quyền được yêu, quyềnđược sống một cuộc sống bình thườngTóm tắt nội dung:Vào một buổi tối mùa xuân năm 1936, khi tôi còn là một chú bé 16 tuổi, bố tôi dẫntôi đi xem trình diễn ca nhạc múa ở Kyoto. Tôi chỉ nhớ hai điều về buổi trình diễnđó. Điều thứ nhất là bố tôi và tôi là hai người phương Tây duy nhất trong đám khángiả, chúng tôi mới từ quê nhà Hà Lan sang đây được mấy tuần, cho nên tôi chưaquen với nền văn hóa xa lạ ở xứ này, nhưng tôi cảm thấy rất hấp dẫn. Điều thứ hailà nhờ sau nhiều tháng ra sức học tiếng Nhật, tôi cảm thấy thú vị biết bao khi hiểuđược phần nào những câu chuyện họ nói với nhau. Riêng về các thiếu nữ Nhậtđang ca múa trên sân khấu trước mặt, tôi không nhớ được gì, ngoại trừ hình ảnh lờmờ về chiếc kimono màu sắc tươi sáng. Ở một nơi xa với nước Nhật như NewYork city này, và với khoảng thời gian đã gần 50 năm, nếu không có người phụ nữđã từng múa trên sân khấu ở thành bạn thân của tôi, đọc cho tôi ghi lại hồi ức củabà ta, thì chắc tôi sẽ không biết gì hết về nền văn hóa đó.Vì là sử gia, cho nên tôi luôn luôn xem hồi ức là nguồn tài liệu quan trọng. Hồi ứccung cấp tài liệu về xã hội đương thời nhiều hơn chính bản thân của người viết hồiký. Hồi ký khác với tiểu sử ở chỗ người viết hồi ký không bao giờ hoàn tất đượckết cuộc, còn người viết tiểu sử đương nhiên là có. Nếu xem hồi ký là tự nguyệnthì chẳng khác nào yêu cầu con thỏ kẻ lại cho chúng ta nghe về cánh đồng mà nóđã nhảy qua. Làm sao nó biết được? Còn nếu chúng ta muốn biết cánh đồng, muốnnghe nói đến những nơi con thỏ không thể thấy được thì chẳng có ai có hoàn cảnhthuận tiện hơn để nói.Tôi nói chuyện này với tinh thần của một nhà sử học, căn cứ trên các dữ kiện chínhxác. Thế nhưng tôi phải thú nhận rằng hồi ký của bà bạn Nitta Sayuri của tôi đãkhiến cho tôi phải suy nghĩ lại quan điểm của mình. Đúng thế, bà ấy đã lý giải chochúng ta hiểu được phần nào thế giới bí mật mà bà đã sống – nếu quý vị muốn nóiđấy là quan điểm của con thỏ về cánh đồng cũng được. Chắc không có một tài liệukỳ lạ nào nói về đời sống kỳ lạ của nàng geisha đầy đủ, hay hơn tài liệu mà bàSayuri đã cung cấp cho chúng ta. Bà còn để lại cho chúng ta tài liệu nói về bà hếtsức đầy đủ, chính xác, có sức thuyết phục hơn cả chương sách nói dông dài về bàtrong cuốn “Những viên ngọc lóng lánh của nước Nhật” (Glittering Jewels ofJapan), hay hơn cả những bài viết về bà đăng trên các tạp chí xuất bản trong nhữngnăm vừa qua. Ít ra thì đây cũng là trường hợp hy hữu, vì không ai biết rõ người viếthồi ký bằng chính đương sự được…