Danh mục

Hội xuân trên vùng đất Hàm Rồng

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 264.69 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hàm Rồng, nơi hội tụ linh khí của đất trời, núi thì trùng điệp uốn lượn uyển chuyển, sông Mã hùng mạnh chảy qua, dấu vết của biển mặn mòi vẫn đọng lại đâu đó mà khi đi qua đây ai cũng cảm nhận thấy biển rất gần. Giữa cái bao la của “đồng bằng” sông Mã nổi lên một vùng đất với cảnh quan, sinh thái đa dạng, độc đáo và hiếm có. Những nơi có địa lý, cảnh quan như Hàm Rồng thường được xem là rất linh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hội xuân trên vùng đất Hàm RồngS 1 (46) - 2014 - Di sn vn hoŸ phi vt thHỘI XUÂNTRÊN VÙNG ĐẤT HÀM RỒNGNGUYN BÍCH THC*àm Rồng, nơi hội tụ linh khí của đất trời, núithì trùng điệp uốn lượn uyển chuyển, sôngMã hùng mạnh chảy qua, dấu vết của biểnmặn mòi vẫn đọng lại đâu đó mà khi đi qua đây aicũng cảm nhận thấy biển rất gần. Giữa cái bao lacủa “đồng bằng” sông Mã nổi lên một vùng đất vớicảnh quan, sinh thái đa dạng, độc đáo và hiếm có.Những nơi có địa lý, cảnh quan như Hàm Rồngthường được xem là rất linh. Chẳng thế mà huyềnthoại đã kể: Cao Biền người Trung Quốc đã từngmuốn đem mả cha mẹ đến táng ở vùng này, rồingay cả người Việt - Tả Ao cũng có mong muốn ấy.Sang thế kỷ XIX, Long Hạm được chọn khắc vàoCửu Đỉnh của Huế. Xem ra, Hàm Rồng xứng là mộtdanh thắng kỳ tú bậc nhất xứ Thanh.Không những thế, Hàm Rồng còn là vùng đấtnằm ở vị trí trọng điểm của các con đường trungchuyển Đông - Tây; Bắc - Nam, dẫu đi ngược, vềxuôi, vào Nam, ra Bắc đều phải qua Hàm Rồng. Ởvào vị trí ấy, Hàm Rồng có nhiều điều kiện tiếpnhận các luồng giao thoa, tiếp biến văn hóa, vàtrong lịch sử đây là vùng đất chứng kiến bao cảnhhuy hoàng cũng như tang thương trong chiếntranh từ đầu Công nguyên, Bắc thuộc, Nam - Bắctriều, chống Pháp, chống Mỹ. Các giai đoạn lịch sửqua đi đã để lại nơi đây một hệ thống di sản vănhoá nhiều giá trị, trong khối di sản văn hoá ấy, lễhội trong vùng được xem là điển hình và độc đáonhất vùng.H* Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh HoáGiống như nhiều vùng/miền khác trong cảnước, do đặc trưng trong sản xuất nông nghiệpnên lễ hội truyền thống ở vùng Hàm Rồng diễn raphổ biến vào những khoảng thời gian nông nhàn,như sau tết Nguyên đán khoảng tháng Giêng vàtháng Hai hoặc vào tháng 7, tháng 8 mùa thu (xuânthu nhị kỳ). Nhưng lễ hội mùa xuân bao giờ cũngnáo nức lòng người hơn cả. Mùa xuân ở Việt Namlà mùa đẹp nhất trong năm, mùa hoa lá đâm chồinảy lộc, cây cối tốt tươi, tiết trời dần ấm áp, mùacủa lòng người hướng về nguồn cội và nơi mọingười có thể hòa mình vào tiết xuân, vào khônggian bao la của đất trời tươi mới. Hội xuân như hòavào vũ trụ chung ấy với tiếng trống rền vang thúcgiục mọi người, tiếng cười hân hoan của các namthanh, nữ tú chơi xuân trong các hội. Trong một bàiviết về mùa xuân đăng trên tạp chí, tác giả TrầnLâm Biền đã viết: “Lễ hội, nếu như không còn thìkhó mà tưởng tượng nổi, xã thôn như trở về miềnhoang dã, lấy gì để cân bằng cho một năm đầy vấtvả, cho hoà hợp yêu thương và phần nào bản sắcsẽ dễ tàn phai, làm cạn mòn lòng yêu quê hương,nguồn cội….”1.Theo quan niệm của người dân, lễ hội thườngđược họ gọi với một từ đơn giản là Hội. Trong đó cóthể hiểu, hội là sự tập hợp một cộng đồng ngườicủa làng, vùng.. để thực hiện những điều về lễtrong một không gian và thời gian nhất định. Nhưvậy, hội không phải là trò chơi, đương nhiên lễcũng không phải là cúng bái như chúng ta đã từnglầm tưởng, mà cúng bái chỉ là một phần rất nhỏ,75Nguyn B˝ch Thc: Hi xuŽn tr˚n v•ng t Hšm Rng76Hi n Trn KhŸt ChŽn, “ng Sn, Thanh H‚a - nh: TŸc githuộc một khía cạnh của lễ trong mối ứng xử vớithần linh mà thôi. Trong kho tàng văn hóa của dântộc Việt Nam, sinh hoạt lễ hội là loại hình văn hóarất đặc trưng. Lễ hội hầu như có mặt ở khắp mọimiền đất nước. Nhiều lễ hội ra đời cách đây hàngnghìn năm đến nay vẫn được duy trì. Lễ hội ở ViệtNam bao giờ cũng hướng tới một đối tượng thiêngliêng cần suy tôn là nhân thần hay nhiên thần. Đóchính là hình ảnh hội tụ những phẩm chất cao đẹpnhất của con người, giúp con người nhớ về nguồncội, hướng thiện và nhằm tạo dựng một cuộc sốngtốt lành, yên vui.Lễ hội truyền thống vùng Hàm Rồng có từ thờixa xưa, gắn liền với việc tập hợp và tổ chức các lựclượng để chiến đấu với tự nhiên, hoạt động sảnxuất, thể hiện nhu cầu phong phú trong đời sốngtinh thần của người dân. Lễ hội truyền thống mangsắc thái của nền văn minh nông nghiệp, gắn với tínngưỡng dân gian, thần thánh và những người cócông với dân làng, đất nước. Trong mỗi lễ hội cònlưu giữ lâu dài các tục lệ, dân ca, diễn xướng, tròdiễn dân gian phong phú và độc đáo... Lễ hội làbiểu hiện sinh động nhất, là tổng hợp lịch sử, vănhóa làng, từ tín ngưỡng, phong tục tập quán… củalàng đều được thể hiện trong lễ hội. Có tham giacác lễ hội xuân trên đất Hàm Rồng mới cảm nhậnhết được giá trị độc đáo, đặc trưng của lễ hội tạimột vùng đất thiêng bậc nhất xứ Thanh, nơi mànhững nét sơ khai vẫn còn đọng lại như gọi chúngta tìm về quá khứ xa xăm để nhận thấy hết nhữnggì lớn lao mà lịch sử cha ông để lại.Cần nói thêm rằng, yếu tố thương mại cũnglà một lý do quan trọng góp phần bảo tồn các lễhội trong vùng. Như đã trình bày, Hàm Rồng ởvào vị thế đắc địa, là tiền đề cho sự xuất hiệnnhiều bến chợ ven sông, nơi diễn ra giao thươngbuôn bán sầm uất, nhộn nhịp, bên cạnh một nềnnông nghiệp phát triển thì song song với nóthương mại cũng đã xuất hiện tạo đà thúc đẩykinh tế trong vùng phát triển. Điều kiện ấy đãkhông làm phai nhạt đi các giá trị văn hóa truyềnthống, ngược lại, kinh tế phát triển, người dângiàu có đã góp thêm cơ hội cho người dân tổchức đều đặn các kỳ lễ hội, làm cho lễ hội khôngcó cơ hội phai mờ hay bị lãng quên theo thời giannhư như đã từng xảy ra ở nhiều địa phương khác.Việc mở hội ở Hàm Rồng có thể xem là một hiệntượng mở cửa trời đất để thông linh, đồng thờicũng là cửa giao lưu trong quan hệ thương mạiquốc tế nổi bật ở xứ Thanh, mà đương thời ở đấtS 1 (46) - 2014 - Di sn vn hoŸ phi vt thBắc khó chưa thể có.Mùa xuân về, vùng Hàm Rồng lại bừng lên sứcsống căng tràn với nhiều lễ hội diễn ra cùng thờiđiểm nhưng lại mang nhiều ý nghĩa khác nhau.Chúng tôi không có dịp giới thiệu hết các lễ hộiXuân ở vùng Hàm Rồng, chỉ đưa ra một số lễ hộiđiển hình nhất để thấy, vào mùa Xuân vùng HàmRồng bừng lên sức sống trên nền tảng vững chắccủa các giá trị nguồn cội.Lễ hội còn đọng lại những yếu tố sơ khai nhấtchính là: Lễ hội đền thờ “Thượng ngàn Thiên ti ...

Tài liệu được xem nhiều: