Danh mục

Holmes Welch

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 108.07 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Holmes Welch (1921-1981) là một trong những người nỗ lực nghiên cứu đạo Lão ở Mỹ. Đậu cử nhân (1942) và thạc sĩ (1956), ông làm giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Á (the Research Center of the East Asia) và là phó chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo Thế giới (the Research Center of World Religions) tại Viện đại học Harvard.Năm 1956 Papers on China (Các bài viết về Trung Quốc) của Viện đại học Harvard đã in khảo luận đầu tay của Welch nhan đề Syncretism in Early Daoism (Sự dung hợp trong buổi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Holmes Welch Holmes Welch Holmes Welch (1921-1981) là một trong những người nỗ lực nghiên cứu đạoLão ở Mỹ. Đậu cử nhân (1942) và thạc sĩ (1956), ông làm giám đốc Trung tâmNghiên cứu Đông Á (the Research Center of the East Asia) và là phó chủ tịchTrung tâm Nghiên cứu Tôn giáo Thế giới (the Research Center of WorldReligions) tại Viện đại học Harvard. Năm 1956 Papers on China (Các bài viết về Trung Quốc) của Viện đại họcHarvard đã in khảo luận đầu tay của Welch nhan đề Syncretism in Early Daoism(Sự dung hợp trong buổi đầu của đạo Lão). Năm 1957 Journal of Oriental Studies(Tập san Nghiên cứu phương Đông) của Viện đại học Hương Cảng đã in khảoluận của Welch nhan đề Chinese Daoism and the Celestial Master Zhang (ĐạoLão Trung Quốc và Trương Thiên sư)[1]. Sau đó Welch sang Đài Loan và Hương Cảng nhiều lần để nghiên cứu điền dãvề đạo Phật, đạo Lão và nghi lễ đạo Lão. Năm 1957 ông xuất bản Split of Dao:Laozi and Daoism (Sự phân chia của Đạo: Lão Tử và đạo Lão).[2] Sách gồm bốnphần: vấn đề Lão Tử; Đạo đức kinh; phong trào Đạo giáo; Đạo Lão ngày nay.Welch đã giải thích một ít về Đạo đức kinh cũng như giới thiệu khái quát về lịchsử đạo Lão. Bách khoa thư Anh bộ mới (The new British Encyclopedia) thừa nhậnrằng quyển sách đó là những giải thích tỉ mỉ đáng đọc nhất về Đạo đức kinh, vàlần đầu tiên mới có người miêu tả phong trào Đạo giáo rõ ràng đến thế. Welch tích cực tham gia tổ chức ba cuộc hội nghị quốc tế đầu tiên về nghiêncứu đạo Lão, và khuyến khích công cuộc nghiên cứu đạo Lão khắp thế giới. Hộinghị thứ nhất tổ chức tại thành phố Bellagio, vùng Lombardy nước Ý. Sau hộinghị này Welch cho in trên History of Religions (Lịch sử Tôn giáo) của Viện đạihọc Chicago một khảo sát về hội nghị này với nhan đề Bellagio Conference onDaoist Studies (Hội nghị ở Bellagio về nghiên cứu đạo Lão). Sau hội nghị thứ hai,Welch hợp tác với Anna Seidel xuất bản Facets of Daoism – A Collection ofEssays on Chinese Religion (Các khía cạnh của đạo Lão – Hiệp tuyển các khảoluận về tôn giáo Trung Quốc). Sách tập hợp chín bài viết của các học giả Pháp,Mỹ, Nhật và đã thúc đẩy xa hơn nữa việc nghiên cứu đạo Lão trên phạm vi quốctế. Sau hội nghị thứ ba, Welch trở về Mỹ và có lẽ vì tuổi già, hôn nhân và gia đìnhhay là do công việc (?) ông đã tự tử. Học giới ngày nay luôn đánh giá cao và kínhtrọng những đóng góp của Welch vào việc phát triển nghiên cứu đạo Lão tại Mỹcũng như trên thế giới.[3] Nghiên cứu Lão Tử Đạo đức kinh, Welch nhận xét rằng “Ngoại trừ Kinh Thánhchẳng có một quyển sách nào khác được dịch sang tiếng Anh nhiều như Đạo đứckinh của Lão Tử. – No other book except the Bible has been translated intoEnglish as often as Lao Tzu’s.”[4] Sau khi cung cấp một danh sách khá dài cácbản dịch, Welch hỏi: Tại sao có nhiều bản dịch nh ư vậy? Ngoài lý do vì bản kinhngắn gọn, Welch suy luậ n: “Một lý do có ý nghĩa hơn để giải thích vì sao phươngTây có nhiều bản dịch đến thế có thể là giữa Đạo đức kinh và Kinh Thánh Tânước chứa những điểm tương đồng. – A more significant reason for so manyWestern versions lies perhaps in the parallels between the Tao Te Ching and theNew Testament.”[5] Welch đã dẫn ra mười lăm trường hợp minh chứng cho ý kiến của ông. Phỏngtheo Welch, sau đây là mười điểm đối chiếu giữa hai pho kinh.[6] 1. Báo oán dĩ đức. (Lấy đức báo oán.) ĐĐK chương 63. “Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, hãy chúc lành cho kẻ nguyềnrủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em.” Luc. 6:27-28.[7] 2. Phù duy bất tranh, cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh. (Vì thánh nhân khôngtranh giành, cho nên thiên hạ không ai tranh giành với mình.) ĐĐK 22. “… nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái nữa. Nếu ai muốn kiệnanh để lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó lấy cả áo ngoài. Nếu có người bắtanh đi một dặm, thì hãy đi với người ấy hai dặm.” Mat. 5:39-41. 3. Cường lương giả bất đắc kỳ tử. (Kẻ dùng bạo lực sẽ chết bất đắc kỳ tử.)ĐĐK 42. “Hãy xỏ gươm vào vỏ, vì tất cả những ai cầm gươm sẽ chết vì gươm.” Mat.26:52. 4. Chuyên khí trí nhu, năng anh nhi hồ? (Để bảo tồn nguyên khí, ngươi có thểtrở nên như trẻ mới sinh chăng?) ĐĐK 10. “Thầy bảo thật anh em: Nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ em, thì sẽchẳng được vào Nước Trời.” Mat. 18:3. 5. Thị dĩ thánh nhân, hậu kỳ thân nhi thân tiên. (Vì vậy thánh nhân để thânmình ra sau mà thân lại đứng trước.) ĐĐK 7. “Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.” Mat.23: 12. 6. Kim ngọc mãn đường, mạc chi năng thủ. (Vàng ngọc đầy nhà, chẳng thể giữđược.) ĐĐK 9. “Anh em đừng tích trữ cho mình những kho tàng dưới đất, nơi mối mọt làm hưnát, nơi kẻ trộm khoét vách và lấy đi.” Mat. 6:19. 7. Danh dữ thân thục thân, thân dữ hóa thục đa? (Danh với thân cái nào quýhơn? Thân với của, cái nào trọng hơn?) ĐĐK 44. “Vì nếu người ta được cả thế giới mà ...

Tài liệu được xem nhiều: